Error 404 - Not Found
Sorry, but you are looking for something that isn't here.
You are here:
Home
/
dansohungnguyen
,
Tin tức
Tốt nghiệp loại Giỏi mà thất nghiệp: Thực sự có vấn đề
Tốt nghiệp loại Giỏi mà thất nghiệp: Thực sự có vấn đề
> Thủ khoa 'vật vã' 3 năm mới có việc, lương thấp
"Các sinh viên tốt nghiệp thủ khoa, bằng Giỏi mà không kiếm được việc làm, theo tôi thực sự là có vấn đề. Liệu có phải các bạn đang làm những thợ học chăng?" - chia sẻ của chuyên gia giáo dục Giản Tư Trung.
Chuyên gia giáo dục Giản Tư Trung, Viện trưởng Viện nghiên cứu Phát triển giáo dục (IRED) chia sẻ cùng PV Dân trí những quan điểm, suy nghĩ của ông về sự học ngày nay thông qua hình ảnh “tấm bằng”.
Ông Giản Tư Trung.. |
Phóng viên: Thưa ông, ông nghĩ thế nào trước thực tế có những sinh viên (SV) tốt nghiệp với tấm bằng loại Giỏi, thủ khoa nhưng vẫn trầy trật đi xin việc làm?
Ông Giản Tư Trung: Các sinh viên tốt nghiệp thủ khoa, bằng Giỏi mà không kiếm được việc làm, theo tôi thực sự là có vấn đề. Liệu có phải các bạn đang làm những thợ học chăng?
Với nền giáo dục bình thường, giáo dục khai minh thì người học giỏi sẽ là người giỏi. Thế nhưng khi giáo dục còn tồn tại sự hư học bên cạnh thực học thì cần phân biệt người học giỏi, thi giỏi và người giỏi. Người giỏi chưa chắc đã học giỏi và người học giỏi chưa chắc đã là người giỏi.
Từ giỏi là một tính từ khá vô nghĩa và nó cần đi cùng một khả năng cụ thể mới định hình được một cách rõ ràng “giỏi cái gì”.
Phóng viên: Những SV tốt nghiệp bằng loại Giỏi chưa hẳn đã là người giỏi. Vậy giá trị bằng ĐH được phân loại Giỏi - Khá - Trung bình liệu còn giá trị hay không, thưa ông?
Ông Giản Tư Trung: Tấm bằng có giá trị hay không nằm ở phía sau tấm bằng, bạn gặt hái được về văn hóa và chuyên môn - nghĩa là năng lực làm người và năng lực làm nghề. Bằng cấp là vật cực kỳ thiêng liêng khi nó chứa đựng sự khổ luyện của người học. Chạm được đến giáo dục khai sáng thì người ta sẽ chẳng còn lăn tăn tôi đạt bằng gì, điểm gì nữa.
Sự học bây giờ có thể thực học nhưng cũng có thể hư học. Nhiều người đang học vì điểm mà quên mất sự học cao quý đến mức nào. Khi hư học nhưng nhờ những lý do nào đó, người ta vẫn có bằng tốt, bằng hay mà chẳng có chuyên môn, nền tảng văn hóa. Bản thân tấm bằng không có lỗi mà nằm ở người trao bằng và nhận bằng. Trao không đúng và nhận không đúng là sự dối trá và bi kịch.
Phóng viên: Khi SV ra trường, cầm tấm bằng đi xin việc sẽ có bằng Giỏi, bằng Khá, bằng Trung bình. Làm sao có sự phân biệt nào của thực học hay hư học ở đây, thưa ông?
Ông Giản Tư Trung: Nhiều nơi tuyển dụng giờ không quan tâm đến anh có bằng hay không chứ chưa nói là bằng loại gì. Tuy nhiên, khi hồ sơ xin việc nhiều thì bằng Giỏi có ưu thế nhất định để được chọn phỏng vấn. Nhà tuyển dụng sáng suốt, khôn ngoan người ta minh định được đâu là thực tài, ai là người phù hợp chứ không qua mặt được họ đâu.
Khi đã vào làm việc nào ai quan tâm anh bằng loại gì nữa người ta sẽ chỉ cần biết anh giải quyết được vấn đề gì cho công ty. Thực học và hư học sẽ được bộc lộ trong va chạm thực tế như vậy.
Tấm bằng từ sự hư học khoan đã nói làm hại người khác mà hại người có bằng đầu tiên. Vì tấm bằng có thể làm cho ảo tưởng, không nhận ra được chính mình, không biết mình là ai. Mà cuộc đời không có gì bi kịch hơn việc một người mà không nhận ra mình là ai.
Xuất phát từ sự thực học, tấm bằng sẽ vô cùng quý giá. Trong ảnh: Sinh viên Trường ĐH Sư phạm TPHCM trong ngày hội nghề nghiệp. . |
Phóng viên: Ông nói về sự hư học trong giáo dục, trong tấm bằng ĐH. Nhưng có lẽ sự hư học ở ta đâu chỉ tồn tại ở bậc ĐH?
Ông Giản Tư Trung: Đúng vậy. Sự hư học của chúng ta bắt đầu từ rất sớm. Tôi xin đưa ra một ví dụ về sự hư học tồn tại không ít trong thực tế. Môn họa cô cho trò bài tập vẽ một bức tranh. Đứa trẻ không vẽ được sẽ nhờ bố mẹ vẽ, nếu bố mẹ vẽ không được họ có thể thuê thợ. Cậu học trò dễ dàng đạt được điểm 10 nhờ bức tranh của người khác vẽ.
Đằng sau điểm 10 là bầu trời sung sướng. Nhưng sau sự sung sướng đó có thể giết chết một con người.
Môn họa là để nâng cao năng lực mỹ cảm, khả năng cảm nhận cái đẹp và phát triển trí tưởng tưởng. Nhưng phần quan trọng trong năng lực của đứa trẻ bị tước đi và chúng ta lại nhét vào đầu đứa trẻ thứ mà cuộc đời nó không cần là sự giải dối. Điều nguy hiểm hơn là người ta vẫn tưởng và tin rằng mình đang làm điều tốt cho đứa trẻ.
Phóng viên: Vậy có cách nào để chúng ta tránh được sự hư học?
Ông Giản Tư Trung: Sự hư học hiện nay có lỗi từ nhiều chủ thể. Giáo dục được cấu thành bởi 5 chủ thể gồm nhà nước, nhà trường, nhà giáo, nhà mình (gia đình) và người học. Vai trò của nhà nước là quan trọng nhất nhưng như vậy không có nghĩa là các “nhà” khác không có trách nhiệm ở đây.
Ở độ tuổi các bạn SV, đã vào ĐH thì người học cần minh định được mục đích học tập của mình. Không thể chỉ đỗ lỗi cho hoàn cảnh mà phải tự làm chủ cuộc đời mình. Nếu bạn muốn học tử tế thì không ai có thể cấm bạn, đúng không?
Phóng viên: Nhiều người tìm mọi cách để vào bằng được ĐH nhưng cũng nhiều bạn trẻ do không vào được ĐH hoặc chủ động không chọn lối đi này để vào đời. Ông có lời khuyên gì cho họ?
Khát vọng vào ĐH không xấu. Ước mơ được học cao, học xa là điều đáng khen ngợi, khuyến khích lắm chứ. Nhưng mọi người cần tự trả lời câu hỏi cho mình: “Vào ĐH để làm gì?”. Vào để lấy tấm bằng “lòe” thiên hạ hay để nâng tầm con người mình. Chúng ta nên nhìn vào bản chất và mục đích chứ không thể nhìn vào hình thức để đánh giá tốt hay xấu.
Nếu không vào được ĐH cũng đừng quá đau khổ vì sự học lớn hơn ĐH rất nhiều, không ai phải dừng con đường học của mình hết bản thân bạn muốn học. ĐH chỉ 4 - 5 năm thôi, còn sự học là cả đời.
Còn nhiều bạn bỏ hoặc không chọn học ĐH, theo tôi không có đúng hay sai ở đây mà là lựa chọn. Lựa chọn đó có thể tốt với người này, chưa tốt với người kia. Bạn cần biết lẽ sống của cuộc đời mình là gì và tùy thuộc và khả năng, điều kiện, hoàn cảnh có phù hợp hay không.
Nhưng có một điểm chung cho tất cả mọi người: Ai muốn thành công đều phải học.
Trân trọng cảm ơn ông!
Theo Hoài Nam
Dân trí
Dân trí
Xem nhiều
cổng thông tin điện tử Hưng Nguyên
- A. Sức khỏe
- An ninh thế giới
- Báo 24h
- Báo công an nhân dân
- Báo gia đình và xã hội
- Báo mới
- Báo nhân dân
- Báo phụ nữ Việt Nam
- Báo sức khỏe đời sống
- Báo thiếu niên
- Công an Nghệ An
- Công an nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Chính phủ
- Cổng thông tin điện tử Đảng CSVN
- Cổng TTĐT T.Nghệ An
- Dân số và gia đình
- Hoa học trò
- Lê Cảnh Nhạc - PTCT Tổng cục DS-KHHGĐ
- Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam
- Tạp chí làm đẹp
- tin tuyển sinh
- Tổng cục Dân số-KHHGĐ
- Trang TTĐT H.Hưng Nguyên - T.Nghệ An
- Truyền hình trực tuyến
- Tuổi trẻ cười
- Xem điểm thi đại học 2014
- YouTube
Lưu Trữ
-
►
2018
(179)
- ► thg 5 2018 (46)
- ► thg 4 2018 (38)
- ► thg 3 2018 (43)
- ► thg 2 2018 (22)
- ► thg 1 2018 (30)
-
►
2017
(380)
- ► thg 12 2017 (26)
- ► thg 11 2017 (28)
- ► thg 10 2017 (42)
- ► thg 9 2017 (39)
- ► thg 8 2017 (27)
- ► thg 7 2017 (32)
- ► thg 6 2017 (30)
- ► thg 5 2017 (33)
- ► thg 4 2017 (25)
- ► thg 3 2017 (43)
- ► thg 2 2017 (27)
- ► thg 1 2017 (28)
-
►
2016
(440)
- ► thg 12 2016 (34)
- ► thg 11 2016 (25)
- ► thg 10 2016 (29)
- ► thg 9 2016 (38)
- ► thg 8 2016 (38)
- ► thg 7 2016 (44)
- ► thg 6 2016 (33)
- ► thg 5 2016 (30)
- ► thg 4 2016 (50)
- ► thg 3 2016 (57)
- ► thg 2 2016 (28)
- ► thg 1 2016 (34)
-
►
2015
(550)
- ► thg 12 2015 (41)
- ► thg 11 2015 (22)
- ► thg 10 2015 (48)
- ► thg 9 2015 (50)
- ► thg 8 2015 (43)
- ► thg 7 2015 (48)
- ► thg 6 2015 (42)
- ► thg 5 2015 (36)
- ► thg 4 2015 (44)
- ► thg 3 2015 (64)
- ► thg 2 2015 (34)
- ► thg 1 2015 (78)
-
►
2014
(779)
- ► thg 12 2014 (48)
- ► thg 11 2014 (31)
- ► thg 10 2014 (78)
- ► thg 9 2014 (79)
- ► thg 8 2014 (33)
- ► thg 7 2014 (81)
- ► thg 6 2014 (66)
- ► thg 5 2014 (61)
- ► thg 4 2014 (54)
- ► thg 3 2014 (82)
- ► thg 2 2014 (71)
- ► thg 1 2014 (95)
-
▼
2013
(558)
- ► thg 12 2013 (122)
- ► thg 11 2013 (92)
- ► thg 10 2013 (72)
-
▼
thg 9 2013
(92)
- Kỷ niệm 22 năm ngày Quốc tế người cao tuổi (1/10/1...
- TIN BÃO KHẨN CẤP Cơn bão số 10 (Bản tin số 28)
- Bỏ thi tốt nghiệp, giáo dục Việt Nam tan rã?
- TIN BÃO KHẨN CẤP Cơn bão số 10 (Bản tin số 26)
- Những gia vị nên thuốc
- Phòng và chữa bệnh đau mắt đỏ đúng cách
- Thói quen giết chết trí thông minh
- Thông điệp về SKSS vị thành niên, thanh niên
- Thông điệp về mất cân bằng giới tính
- Nghệ An: Xét tuyển viên chức Dân số-KHHGĐ cấp xã đ...
- Hưng Trung: Truyền thông các đề án nâng cao chất l...
- Chùm thơ về Kế hoạch hóa gia đình
- Hưng Đạo tư vấn trực tiếp đối tượng có nhu cầu sử ...
- Nghệ An: tham luận tại Hội nghị Tổng kết 10 năm th...
- Vợ họ nhà "lươn"
- 10 bí mật mọi cô gái phải "thuộc lòng" về bạn trai
- Những lời nói dối phổ biến của chị em
- 01/11/2013 Dân số Việt Nam cán mốc 90 triệu
- Tổng kết 10 năm thực hiện Pháp lệnh Dân số
- Mọc mũi mới trên trán!
- Hưng Thắng: Sinh hoạt CLB “Hội phụ Nữ và Dân số ph...
- Hưng Phúc tổ chức truyền thông vì mục tiêu nâng ca...
- Lễ hưởng ứng Ngày tránh thai Thế giới 26/9
- TƯ VẤN HỘ VỀ DÂN SỐ-KHHGĐ Ở HƯNG THÔNG
- Giao lưu trao đổi kinh nghiệm với Quỳnh Lưu và Ngh...
- Đang giao lưu trực tuyến: "Sự cần thiết ra đời Luậ...
- Ảnh hưởng của truyền thống gia đình Việt Nam đối v...
- Đắng lòng chuyện người đàn bà 7 lần sinh con nhưng...
- Đau mắt đỏ đang vào đỉnh dịch
- Nông dân Việt Nam chịu khổ xuất sắc nhất thế giới
- Mẫu báo cáo kết quả công tác của Chuyên trách Dân ...
- "8 không": Bí quyết dạy trẻ vâng lời!
- Hưng Nhân truyền thông thực hiện các đề án nâng ca...
- Bài văn xúc động về đồng tiền của trò nghèo trường...
- Thực hiện chế độ báo cáo Dân số-KHHGĐ tháng 8 năm...
- Thực hiện chế độ báo cáo Dân số-KHHGĐ tháng 7 năm...
- Hội thảo Nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông ...
- Tâm thư xúc động của học trò nghèo về tiền trường
- Nỗi lo thiếu nữ, thừa nam...?!
- Trang thơ dân số
- Gặp bé gái đầu tiên sinh bằng TTON
- BAO CAO SU ĐẢM BẢO TÌNH DỤC AN TOÀN
- Đảm bảo hậu cần phương tiên tránh thai
- Hưng Nhân nổ lực trong xử lý vi phạm chính sách Dâ...
- Hưng Nguyên tập huấn cho viên chức Dân số-KHHGĐ cấ...
- Trung tâm Dân số-KHHGĐ Thành phố Vinh và Hưng Nguy...
- Hưng Tiến triển khai quy định thực hiện chính sách...
- Sự thật đằng sau những cơn đau ở gót chân
- 8 tố chất ở phụ nữ khiến đàn ông “chết mê”
- Chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi
- Thảm họa mang tên… vợ
- Mẹ chồng ghê gớm á khẩu trước con dâu nhiều chữ
- Báo cáo thống kê chuyên ngành về Dân số-KHHGĐ đến ...
- Chăm sóc SKSS Vị thành niên (P2)
- Chăm sóc SKSS Vị thành niên (P1)
- “Chỉ sinh con trai, lấy ai làm vợ?”
- 10 điều con cái mong chờ ở cha mẹ
- Điều phụ nữ mong mỏi ở đàn ông
- Điều đàn ông thực sự mong muốn ở phụ nữ
- KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH
- Bị mẹ chồng ghét cay ghét đắng vì là “gái hôm rằm”
- 6 loại thực phẩm có tác dụng phòng ngừa ung thư tố...
- 8 loại quả giúp quý ông khỏe lâm trận, giàu “tinh ...
- Vợ về nhà mẹ đẻ sinh, chồng và mẹ chồng đón dâu mới
- Lương khủng, chất độc khủng và... tha hóa khủng
- 5 dấu hiệu cơ thể chứng tỏ sức khỏe của bạn không ổn
- Món quà cưới oan nghiệt
- Phòng ngừa viêm nhiễm đưòng sinh sản-Vấn đề cần qu...
- Giao ban CTV Dân số-KHHGĐ xã Hưng Thịnh tháng 9/2013
- Hưng Xá giao ban CTV Dân số-KHHGĐ tháng 9/2013
- Trung tâm Dân số-KHHGĐ Nghi Lộc thăm và làm việc t...
- Tốt nghiệp loại Giỏi mà thất nghiệp: Thực sự có vấ...
- Chủ tịch nước gửi thư chúc mừng nhân dịp năm học m...
- Bé 2 tuổi chết dưới hố ga trường mầm non: “Ai trả ...
- Tư vấn về Tiếp thị xã hội các Phương tiện tránh thai
- Những điều cần biết về bình đẳng giới trong KHHGĐ
- 18 phương pháp tránh thai phổ biến thế giới
- 9 mốc phát triển quan trọng của bé dưới 2 tuổi
- Kế hoạch công tác Dân số-KHHGĐ tháng 9 năm 2013
- Khi nào tập cho bé xi tè?
- Kết quả công tác Dân số-KHHGĐ tháng 8 năm 2013
- Nước mắt thủ khoa
- Hài hước với bộ tranh về mỳ tôm
- Tháng 9, nhiều chính sách mới cho giáo dục có hiệu...
- “Bắt bệnh” cho bé qua 9 dấu hiệu của móng tay
- Nghe tiếng ho, 'bắt bệnh' cho bé
- Dự kiến nội dung bồi dưỡng NV chuyên trách Dân số-...
- Mẫu báo cáo kết quả công tác của Chuyên trách
- Thêm những thứ trong nhà cực nguy hiểm cho bé
- 10 điều mẹ nào cũng phải biết khi cho con uống thuốc
- Mùa thu - Mùa tựu trường
- Tin về kết quả tuyển dụng Chuyên trách Dân số-KHHGĐ
- ► thg 8 2013 (77)
- ► thg 7 2013 (43)
- ► thg 6 2013 (60)