Error 404 - Not Found
Sorry, but you are looking for something that isn't here.
You are here:
Home
/
Tin tức
Bản tin sinh hoạt diễn đàn khoa học Tổng cục: Duy trì mức sinh thấp và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình
Bản tin sinh hoạt diễn đàn khoa học Tổng cục: Duy trì mức sinh thấp và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình
Ngày 20/6 Tổng cục Dân số Kế hoạch hóa
gia đình đã tổ chức hội thảo sinh hoạt khoa học thường kỳ năm 2014 với chủ đề
“Duy trì mức sinh thấp và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình”. Tham dự hội thảo có
đồng chí Nguyễn Văn Tân, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia
đình, các nhà quản lý, các cán bộ, chuyên viên thuộc các đơn vị của Tổng cục.
Hội thảo là diễn đàn để các nhà quản lý, các cán bộ yêu thích nghiên cứu khoa
học của Tổng cục cùng nhau chia sẻ kinh nghiêm, trao đổi thông tin về những vấn
đề trong công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình.
Phát biểu khai mạc hội thảo, Phó Tổng cục
trưởng Nguyễn Văn Tân đã khẳng định tầm quan trọng của công tác nghiên cứu khoa
học và sự cần thiết của diễn đàn sinh hoạt khoa học thường kỳ. Phó Tổng cục
trưởng nhấn mạnh diễn đàn tlà cơ hội cho các cán bộ thuộc Tổng cục trình bày
nghiên cứu, hiểu biết trong lĩnh vực dân số-KHHGĐ; là nơi chia sẻ kiến thức và
các nghiên cứu mới của cá nhân, đơn vị thuộc Tổng cục; nơi để các học giả phản
biện chính sách…
Sau lời phát biểu khai mạc và chỉ đạo của
đồng chí Nguyễn Văn Tân, hội thảo sinh hoạt khoa học tháng 6 đã diễn ra sôi
nổi. Hai tham luận được trình bày tại hội thảo gồm “Nghiên cứu dân số Việt Nam
trong thời gian tới: duy trì mức sinh thấp và nhu cầu biện pháp tránh thai cao”
do Tiến sĩ Nguyễn Quốc Anh - Nguyên Giám đốc Trung tâm NCTT&DL, chuyên gia
của Ban quản lý CTMT trình bày; và chủ đề “Định hướng cung cấp dịch vụ kế hoạch
hóa gia đình và phương tiện tránh thai trong giai đoạn duy trì mức sinh thấp” do PGS. TS. Đỗ Ngọc Tấn, Vụ
trưởng Vụ Quy mô dân số & KHHGĐ trình bày.
Với không
khi cởi mở, thân thiện và tinh thần học hỏi, các đại biểu đã tham gia thảo luận
rất sôi nổi và tích cực, cả hai tham luận trình bày tại hội thảo đều được các
đại biểu đánh giá cao về tính cấp thiết và phù hợp với hoạt động của ngành Dân
số - Kế hoạch hóa gia đình trong thời gian tới.
Sau đây xin
giới thiệu bài tham luận của Tiến sỹ Nguyễn Quốc Anh:
DUY TRÌ MỨC SINH THẤP HỢP LÝ VÀ NHU CẦU BIỆN PHÁP
TRÁNH THAI CAO Ở VIỆT NAM
TRONG GIAI ĐOẠN TỚI
Việt Nam
đã đạt mức sinh thay thế, nhưng với những đặc trưng nhân khẩu học, để duy trì
ổn định mức sinh thấp hợp lý thì nhu cầu các phương tiện tránh là rất lớn.
Sau đây là một số mối quan hệ đặc trưng dân số học về duy trì mức sinh thấp
hợp lý tác động đến nhu cầu phương tiện tránh thai cao là vấn đề trọng tâm
đặc biệt trong thời gian tới. Bài nghiên cứu dựa trên mối quan hệ giữa mức sinh
và tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thái (BPTT) trong nghiên cứu nhân khẩu học,
xuất phát từ phương trình quan hệ của Dorothy Normam : CBR = 48,4 – 0,44 CPR;
TFR = 7,4 – 0,07 CPR. Các nhà nghiên cứu cũng đã ứng dụng tính toán mô hình cho
các nước ASEAN hoặc từ số liệu Tổng điều tra Dân số 1989,1999 của Việt Nam .
1/ Qui mô phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ lớn,
nhu cầu BPTT cao
Theo số liệu
chính thức, tính đến 1.11.2013 dân số Việt Nam chào đón công dân thứ 90 triệu.
Với qui mô trên 90 triệu người, theo cơ cấu hiện tại tỷ lệ phụ nữ là 50,53%,
Việt Nam có 45,48 triệu phụ nữ. Trong đó, số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ
(15-49 tuổi) là 24,74 triệu người. Điều này cho thấy tiềm năng nhu cầu phương
tiện tránh thai sẽ còn rất lớn trong những năm tới.
2/
Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi chia theo nam nữ tác động đến nhu cầu các BPTT lớn
Thành quả công tác DS-KHHGĐ trong những
năm qua cho thấy một điều là nhóm phụ nữ trẻ từ 15-29 chiếm tỷ trọng cao nhất
kể cả về tỷ lệ và số lượng tuyệt đối. Nhóm phụ nữ này là số trẻ em gái sinh
ra trong những năm tỷ lệ sinh cao trước đây và nay bước vào độ tuổi sinh đẻ.
Nhóm phụ nữ này phải 20-30 năm nữa mới bước ra khỏi độ tuổi sinh đẻ và như vậy
trong khoảng thời gian 20-30 năm nữa nhu cầu biện pháp tránh thai vẫn rất
lớn để duy trì ổn định mức sinh thấp. Điều này cũng được khẳng định rõ qua biểu
số liệu phân bổ dân số theo giới tính. Số phụ nữ trong độ tuổi trẻ 15 đến 29
tuổi chiếm tỷ trọng lớn nhất và là 25% với 11,37 triệu phụ nữ. Ngoài ra số nữ
trẻ em từ 0 tuổi đến tuổi chuẩn bị bước vào tuổi sinh đẻ (14 tuổi) chiếm 22,5%
và là 10,23 triệu người, đây là số lượng tiềm năng cần đặc biệt chú ý cho nhu cầu
BPTT. Qua các số liệu tuyệt đối cho thấy số lượng phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ
và sắp bước vào độ tuổi sinh đẻ lên đến hàng chục triệu, đây là những thách
thức lớn về nhu cầu phương tiện tránh thai trong thời gian tới.
3/ Duy trì và ổn định mức sinh thay thế ở mức thấp, hợp lý tác động đến
nhu cầu các BPTT cao
Nghiên cứu số liệu TFR từ năm 2008 đến
2012 chia theo vùng kinh tế - xã hội, cho thấy, trong những năm qua, Tây Nguyên
luôn là vùng có mức sinh cao nhất nước, tiếp theo là Trung du và miền núi phía
Bắc và Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung. Đây đều là các vùng nghèo, khó
khăn do vậy không những đòi hỏi cung ứng đầy đủ các BPTT mà còn phải tăng nguồn
cung cấp miễn phí.
Tỷ suất sinh đặc trưng theo tuổi (ASFR)
cho thấy, ở khu vực nông thôn, mức sinh cao nhất cũng thuộc về nhóm tuổi 25-29
với 130 trẻ sinh sống/1000 phụ nữ. Nếu so với mức sinh của phụ nữ nhóm tuổi
20-24 ở khu vực thành thị thì con số này khu vực nông thôn cao gần gấp đôi (130
so với 85). Điều này cho thấy nhu cầu BPTT còn rất lớn để đảm bảo cung ứng cho
số phụ nữ nông thôn chiếm tỷ lệ 70% dân số và có xu hướng kết hôn và sinh con
sớm hơn phụ nữ thành thị và như vậy để KHHGĐ tốt thì cũng sớm phải cung ứng đủ
BPTT.
4/ Tỷ suất sinh thô tác động đến nhu cầu các BPTT
Giống như TFR, CBR giữa các vùng kinh
tế - xã hội cũng có sự khác biệt. Đông Nam Bộ là vùng có mức sinh thấp nhất
trong cả nước. Trung du và miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền
Trung là hai vùng có mức sinh cao tương đương (tương ứng là 2,23 và 2,27
con/phụ nữ), nhưng CBR của hai vùng này chênh lệch tới 1,5 điểm phần nghìn
(18,8 so với 17,3 trẻ sinh sống/1000 dân). Ngoài ra quá trình di cư mạnh mẽ của
dân số trong độ tuổi sinh đẻ kéo theo sự phân bố không đều trong cơ cấu tuổi và
giới tính giữa các vùng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.
Như vậy nhu cầu BPTT không những đòi hỏi cho vùng khó khăn, nghèo mà con phải
lưu tâm đến lượng cung ứng cho số người di dân vốn thuộc vào nhóm dân cư bị
thiệt thòi.
5/ Sự khác biệt về mức sinh theo tỉnh/thành phố
Nhóm bao gồm 13 tỉnh, chủ yếu là các
tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung; Nhóm các tỉnh có mức sinh
cao nhất bao gồm 10 tỉnh ở vùng Tây Nguyên, Bắc Trung bộ và Duyên hải miền
Trung và Trung du miền núi phía Bắc. Hai nhóm này thường là các tỉnh khó
khăn, vùng đồng bào dân tộc ít người sinh sống, không những đòi hỏi
nhu cầu BPTT lớn mà còn là nguồn cung cấp miễn phí hoặc trợ giá. Trên
cả nước có 23 tỉnh/thành phố mức sinh trên mức sinh thay thế và thuộc mức sinh
cao, đòi hỏi nhu cầu BPTT lớn. Ngoài ra 19 tỉnh/thành phố giao động quanh mức
sinh thay thế cũng là các tỉnh tiềm năng cho mức sinh tăng trở lại và cũng đòi
hỏi nhu cầu cung ứng BPTT. Như vậy, mặc dù cả nước đã đạt mức sinh thay thế
nhưng 2/3 số tỉnh/thành phố vẫn chưa đạt mức sinh thay thế hoặc nằm trong số có
tiềm năng mức sinh tăng cao trở lại, điều này đòi hỏi nhu cầu cung ứng BPTT vẫn
còn lớn trong nhưng năm tới.
6/ Phụ nữ sinh con thứ ba trở lên, nhóm đối tượng đặc biệt cho nhu cầu
các BPTT
Xem xét tỷ lệ phụ nữ 15-49 tuổi sinh con thứ ba trở lên ở
Việt Nam từ năm 2005 đến 2012 chia theo thành thị và nông thôn. Số liệu cho
thấy, trong thời gian qua, tỷ lệ phụ nữ sinh con thứ ba trở lên trong cả nước
giảm dần qua các năm, từ 20,8% năm 2005 xuống 14,2% năm 2012. Tuy có những
thời điểm tăng như năm 2008 so với 2007 và năm 2013 cũng tăng trở lại
với mức 14,3% so với 2012, tuy mức tăng chưa lớn. Trong những năm gần đây,
tỷ lệ sinh con thứ ba của phụ nữ thành thị thay đổi và có xu hướng tăng trong
khi tỷ lệ này của phụ nữ nông thôn giảm đều. Mặc dù vậy số liệu cho thấy, vẫn
còn một tỷ lệ nhất định phụ nữ sinh con thứ ba trở lên, đặc biệt là có xu hướng
tăng ở khu vực thành thị, những điều này cho thấy vẫn cần đảm bảo cung ứng đầy
đủ nhu cầu BPTT trong thời gian tới.
Giữa trình độ học vấn và tỷ lệ phụ nữ
sinh con thứ ba trở lên có mối quan hệ tỷ lệ nghịch: Trình độ học vấn càng cao,
tỷ lệ phụ nữ sinh con thứ ba trở lên càng thấp. Tỷ lệ phần trăm phụ nữ sinh con
thứ ba trở lên trong năm của những phụ nữ chưa đi học tới 42,9% và giảm dần
xuống còn 30,5% đối với phụ nữ chưa tốt nghiệp tiểu học; 20,0% đối với phụ nữ
tốt nghiệp tiểu học, 14,7% đối với phụ nữ tốt nghiệp trung học cơ sở và chỉ còn
4,4% đối với phụ nữ có trình độ học vấn từ trung học phổ thông trở lên. Như vậy
yêu cầu cung ứng các BPTT cho số phụ nữ có trình độ văn hóa thấp, ngoài việc
cung ứng đầy đủ các BPTT mà còn đòi hỏi sử dụng các BPTT có tính chất lâu dài,
ổn định, để sử dụng và như vậy cũng liên quan đến nhu cầu BPTT cao với chi phí
cao.
Chính phủ Việt Nam đặc biệt
quan tâm đến chương trình DS-KHHGĐ và đã hoạch định trong chương trình mục tiêu
quốc gia. Vấn đề này được nhấn mạnh trong Chiến lược Quốc gia về Dân số và Sức
khỏe sinh sản giai đoạn 2011 - 2020, và các văn bản chính sách khác. Đây là
chương trình đưa vào pháp luật thông qua Pháp lệnh Dân số năm 2003 và đang đánh
giá tổng kết và xây dựng Luật Dân số trình Quốc Hội xem xét vào 2015. Để
ổn định và thực hiện tốt chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ trong thời
gian tới, về nhu cầu các BPTT cần tiếp tục cung ứng đầy đủ và duy trì ở mức cao
để đảm bảo đáp ứng nhu cầu các BPTT, duy trì thực hiện tốt chương trình
DS-KHHGĐ trong thời gian tới đảm bảo tính ổn định, bền vững của chương trình.
NGỌC ANH - nguồn http://www.gopfp.gov.vn/
Xem nhiều
cổng thông tin điện tử Hưng Nguyên
- A. Sức khỏe
- An ninh thế giới
- Báo 24h
- Báo công an nhân dân
- Báo gia đình và xã hội
- Báo mới
- Báo nhân dân
- Báo phụ nữ Việt Nam
- Báo sức khỏe đời sống
- Báo thiếu niên
- Công an Nghệ An
- Công an nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Chính phủ
- Cổng thông tin điện tử Đảng CSVN
- Cổng TTĐT T.Nghệ An
- Dân số và gia đình
- Hoa học trò
- Lê Cảnh Nhạc - PTCT Tổng cục DS-KHHGĐ
- Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam
- Tạp chí làm đẹp
- tin tuyển sinh
- Tổng cục Dân số-KHHGĐ
- Trang TTĐT H.Hưng Nguyên - T.Nghệ An
- Truyền hình trực tuyến
- Tuổi trẻ cười
- Xem điểm thi đại học 2014
- YouTube
Lưu Trữ
-
►
2018
(179)
- ► thg 5 2018 (46)
- ► thg 4 2018 (38)
- ► thg 3 2018 (43)
- ► thg 2 2018 (22)
- ► thg 1 2018 (30)
-
►
2017
(380)
- ► thg 12 2017 (26)
- ► thg 11 2017 (28)
- ► thg 10 2017 (42)
- ► thg 9 2017 (39)
- ► thg 8 2017 (27)
- ► thg 7 2017 (32)
- ► thg 6 2017 (30)
- ► thg 5 2017 (33)
- ► thg 4 2017 (25)
- ► thg 3 2017 (43)
- ► thg 2 2017 (27)
- ► thg 1 2017 (28)
-
►
2016
(440)
- ► thg 12 2016 (34)
- ► thg 11 2016 (25)
- ► thg 10 2016 (29)
- ► thg 9 2016 (38)
- ► thg 8 2016 (38)
- ► thg 7 2016 (44)
- ► thg 6 2016 (33)
- ► thg 5 2016 (30)
- ► thg 4 2016 (50)
- ► thg 3 2016 (57)
- ► thg 2 2016 (28)
- ► thg 1 2016 (34)
-
►
2015
(550)
- ► thg 12 2015 (41)
- ► thg 11 2015 (22)
- ► thg 10 2015 (48)
- ► thg 9 2015 (50)
- ► thg 8 2015 (43)
- ► thg 7 2015 (48)
- ► thg 6 2015 (42)
- ► thg 5 2015 (36)
- ► thg 4 2015 (44)
- ► thg 3 2015 (64)
- ► thg 2 2015 (34)
- ► thg 1 2015 (78)
-
▼
2014
(779)
- ► thg 12 2014 (48)
- ► thg 11 2014 (31)
- ► thg 10 2014 (78)
- ► thg 9 2014 (79)
- ► thg 8 2014 (33)
-
▼
thg 7 2014
(81)
- Công tác Dân số- KHHGĐ xã Hưng Lam tháng 7/2014
- Làm thế nào để con tin cậy, cởi mở tâm tình với ch...
- Hưng Xá với công tác Dân số-KHHGĐ tháng 7/2014
- Hưng Trung với công tác Dân số - KHHGĐ tháng 7 năm...
- Công tác Dân số - KHHGĐ xã Hưng Thắng tháng 7 năm ...
- KHÁM SỨC KHỎE TIỀN HÔN NHÂN – CHÌA KHÓA HẠNH PHÚC
- KẾT QUẢ CÔNG TÁC DÂN SỐ - KHHGĐ XÃ HƯNG YÊN NAM TỪ...
- Một số hoạt động tháng 7 năm 2014 về công tác Dân...
- Hưng Thịnh với công tác Dân số - KHHGĐ tháng 7 năm...
- Công tác Dân số - KHHGĐ tháng 7 năm 2014 xã Hưng ...
- HƯNG TÂY ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC DÂN SỐ-KHHGĐ TRONG THÁ...
- Một số hoạt động về công tác Dân số - KHHGĐ thá...
- Hưng Mỹ với công tác Dân số - KHHGĐ Tháng 7 năm 2014
- HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC DÂN SỐ - KHHGĐ THÁNG 7 XÃ HƯNG...
- Kết quả thực hiện công tác Dân số - KHHGĐ xã Hưng ...
- Hoạt động kỷ niệm ngày Dân số Thế giới 11/7/2014 ở...
- Công tác Dân số - KHHGĐ tháng 7 năm 2014 ở Thị tr...
- NHỮNG VIỆC LÀM ĐƯỢC VỀ CÔNG TÁC DÂN SỐ - KHHGĐ XÃ ...
- Đồng lòng trong công tác Dân số-KHHGĐ ở xã Hưng Long
- 15 năm làm cộng tác viên Dân số - KHHGĐ
- GIỚI THIỆU MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ HIẾN PHÁP NƯ...
- GIỚI THIỆU MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ HIẾN PHÁP NƯ...
- GIỚI THIỆU MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ HIẾN PHÁP NƯ...
- GIỚI THIỆU MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ HIẾN PHÁP NƯ...
- HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH ...
- Thành thực với người và cả với chính mình là một p...
- Mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện: ...
- Nhắn Nhủ Nhân Ngày Dân Số Thế Giới 11/7
- LỘ TUYẾN CỔ TỬ CUNG - BẠN CẦN BIẾT
- HƯNG NGUYÊN Hội Nhảy hiện đại và múa dân gian
- Tuổi vị thành niên mang thai - lời cảnh báo nguy hiểm
- 8 TỐ CHẤT CỦA MỘT NHÀ LÃNH ĐẠO TÀI BA
- 11 điều tuyệt đối không nên nói với sếp
- Chuyện về chàng trai phụ hồ lên chức trưởng phòng
- BẤT TẬN
- Dân số ổn định vì tương lai đất nước
- Thị trấn Hưng nguyên tổ chức sơ kết 5 năm thực hiệ...
- SAO EM KHÔNG VỀ QUÊ CÙNG ANH?
- HƯNG ĐẠO TỔ CHỨC HỘI NGHỊ SƠ KẾT NGHỊ QUYẾT 20-NQ/...
- Hưng Nhân tổ chức Hội nghị Sơ kết 3 năm thực hiện...
- Thực hiện chế độ báo cáo thống kê chuyên ngành Dân...
- Hưng Nguyên nhiều hoạt động sôi nổi hưởng ứng ngày...
- HƯNG TÂY TỔ CHỨC TRUYỀN THÔNG TƯ VẤN CHĂM SÓC SKS...
- Chuyển biến tích cực trong công tác Dân số-KHHGĐ ...
- Quỳnh Đôi – Quỳnh Lưu: Hội thi tuyên truyền viên g...
- HƯNG KHÁNH PHÁT HUY VAI TRÒ PHỐI HỢP GIỮA HỘI NÔNG...
- SỐ LIỆU DÂN SỐ-KHHGĐ QUÝ II NĂM 2014
- BÁO CÁO THỐNG KÊ DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HOÁ GIA ĐÌNH TỪ...
- Hưng Tân tổ chức kỷ niệm ngày Dân số Thế giới 11/...
- DÂN SỐ VÀ CƠ CẤU DÂN SỐ VIỆT NAM VÀO NĂM 2014 VÀ 2019
- Tổng tỷ suất sinh năm 2011 ở nước ta
- MƯỜI XU HƯỚNG DÂN SỐ THẾ GIỚI
- Một nửa dân số thế giới tập trung trong 6 quốc gia
- Chùm thơ vui của Nguyễn Xuân Tiến ,Phố Châu - Hà Tĩnh
- TRUNG TÂM DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH HUYỆN HƯN...
- Tốc độ dân số thế giới đang tăng nhanh
- Kêu gọi tự chụp ảnh nhân Ngày Dân số Thế giới
- Kỷ niệm Ngày Dân số Thế giới với chủ đề “Đầu tư ch...
- Mít tinh kỷ niệm Ngày Dân số Thế giới 11/7 tại Khá...
- CÂU HÁT DÂN CA NGÀNH DÂN SỐ - KHHGĐ
- BỆNH VIỆN ĐA KHOA HƯNG NGUYÊN SƠ KẾT CÔNG TÁC KHÁM...
- TIẾNG THỜI GIAN
- KHI EM KHỎA THÂN
- Hưng Nguyên tổ chức thi viết bài truyền thông dành...
- Truyền thông Dân số và cung cấp dịch vụ KHHGĐ Phườ...
- Nghệ An: Sơ kết 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm ...
- MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI CÓ HIỆU QUẢ CÁC HOẠT...
- VAI TRÒ CỦA CẤP ỦY, CHÍNH QUYỀN TRONG CÔNG TÁC LÃ...
- THAM MƯU VỚI CẤP ỦY CHÍNH QUYỀN TRONG LÃNH ĐẠO, CH...
- VIỆC TRIỂN KHAI HIỆU QUẢ CHƯƠNG TRÌNH CSSKSS/KHHGĐ...
- NHỮNG GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC CHO CÔNG TÁC DÂ...
- NGHỆ AN: Tổ chức lễ phát động giải Báo chí " Dân ...
- CHI CỤC DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH NGHỆ AN: Tổ...
- Thành lập Trung tâm Dân số-KHHGĐ thị xã Hoàng Mai,...
- Bản tin sinh hoạt diễn đàn khoa học Tổng cục: Duy ...
- HƯNG MỸ TỔ CHỨC TƯ VẤN NHÓM
- Kế hoạch công tác Dân số-KHHGĐ tháng 7 năm 2014
- Kết quả thực hiện công tác Dân số-KHHGĐ tháng 6 nă...
- HƯNG NGUYÊN SƠ KẾT 5 NĂM THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ...
- Chủ đề ngày Dân số Thế giới 11/7/2014
- Mô hình Câu lạc bộ “Nông dân với công tác Dân số” ...
- ► thg 6 2014 (66)
- ► thg 5 2014 (61)
- ► thg 4 2014 (54)
- ► thg 3 2014 (82)
- ► thg 2 2014 (71)
- ► thg 1 2014 (95)
-
►
2013
(558)
- ► thg 12 2013 (122)
- ► thg 11 2013 (92)
- ► thg 10 2013 (72)
- ► thg 9 2013 (92)
- ► thg 8 2013 (77)
- ► thg 7 2013 (43)
- ► thg 6 2013 (60)