Xóm 2 xã Hưng Tân, huyện Hưng Nguyên là một xóm thuần nông với
122 hộ 458 nhân khẩu. Đa số người dân sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp. Năm
2000 chị Hồ Thị Mùi bắt đầu làm Cộng tác viên Dân số-KHHGĐ xóm. Hơn ai hết,
chị nhận thức sâu sắc ý nghĩa của công
tác Dân số - KHHGĐ đối với người dân. Những năm khó khăn, phụ cấp cho Cộng tác
viên Dân số - KHHGĐ ít ỏi (50.000đ/tháng), đã có lúc chị phân tâm nhưng chồng,
con chị luôn động viên chị tiếp tục cố gắng. Từ đó, chị thêm quyết tâm và nghị
lực để cống hiến cho công tác Dân số - KHHGĐ với mong muốn giúp bà con thoát
cảnh khó khăn, nghèo túng do đông con.
Chị Hồ Thị Mùi-CTV dân số xóm 2 tuyên truyền chính sách DS-KHHGĐ trong hội nghị của xóm |
Để làm tốt công tác Dân số- KHHGĐ, hàng
tháng, chị theo dõi, nắm bắt sự biến
động dân cư trong xóm chính xác. Từ đó, chị đề ra biện pháp thích hợp đối với
từng nhóm đối tượng, từng hộ gia đình. Đồng thời, chủ động tham mưu cho Ban Chi
ủy, Ban cán sự, Ban công tác Mặt trận xóm đưa chính sách Dân số-KHHGĐ vào các
Nghị quyết và quy ước, hương ước của địa
phương. Nhờ đó đã từng bước tạo được sự chuyển biến về nhận thức từ Cấp ủy,
Chính quyền và các tầng lớp nhân dân.
Với phương châm “mưa dầm thấm lâu”, chị tranh thủ tuyên truyền
vận động mọi lúc mọi nơi. Có khi chị vận động chị em ở ngoài đồng, khi
lên chợ, có khi bên ấm nước chè xanh và đến trực tiếp tại nhà. Chị chia sẽ “làm
công tác Dân số - KHHGĐ không có thời gian cụ thể. Thời gian vận động phụ thuộc
vào thời gian rảnh của bà con. Việc phải
đi hôm về khuya là chuyện bình thường”. Vất vả là vậy nhưng chị luôn nhiệt
tình. Ngày nắng cũng như ngày mưa, chị luôn động viên chị em, có nhiều lúc chị
còn cho chị em vay mượn một số tiền để trang trải khi chị em gặp phải hoàn cảnh
khó khăn đột xuất, nhờ vậy chị đã để lại trong lòng chị, em cũng như người dân
trong xóm một tình cảm mến phục và kính nể. Đến đâu, người ta cũng ưu ái gọi
chị là “chị Mùi dân số”. Chị đúc kết được kinh nghiệm quý báu: “Càng gần chị em
càng hiểu chị em, biết chia sẻ với chị em thì sẽ dành được sự kính nể của chị
em và muốn bà con thực hiện tốt chính
sách Dân số - KHHGĐ thì trước hết bản thân mình phải gương mẫu, đi đầu”. Câu
đúc kết kinh nghiệm ngắn gọn, đơn giản nhưng lại đầy tâm huyết và trải nghiệm
của chị qua 17 năm gắn bó với phong trào.
Nhằm nâng cao khả năng tuyên truyền, chị
tích cực đọc và học các tài liệu về dân số. Tham gia các lớp tập huấn do Trung
tâm Dân số - KHHGĐ huyện tổ chức. Mỗi tuần, mỗi tháng, chị đều có kế hoạch phối
hợp với các đoàn thể địa phương lồng ghép các nội dung tuyên truyền về Dân số -
KHHGĐ. Trong các buổi sinh hoạt chi hội phụ nữ, ngày hội đại đoàn kết toàn dân,
họp xóm v.v. Cùng với kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn, chị chủ động tổ chức
các buổi sinh hoạt câu lạc bộ thường kỳ tạo điều kiện để chị em tiếp cận với
những biện pháp tránh thai và chăm sóc SKSS...giúp thay đổi hành vi tích cực về
CSSKSS/KHHGĐ. Đưa nội dung Dân số-KHHGĐ vào quy ước, hương ước của xóm. Đến
nay, 75/75 cặp vợ chồng trong độ tuổi
sinh đẻ đã ký cam kết thực hiện chính sách Dân số-KHHGĐ theo Quyết định số
43/2015/QĐ-UBND, ngày 21/8/2015 của UBND tỉnh Nghệ An đạt tỷ lệ 100%. Tỉ
lệ các cặp vợ chồng sử dụng các biện
pháp tránh thai hiện đại đạt 82.6%. Năm
2016 xóm 2 là xóm có 23 năm liên tục không có người sinh con thứ 3 trở lên.
Cuộc sống vật chất và tinh thần của bà con nhờ vậy được nâng lên rõ nét.
Bản thân chị được Tổng cục Dân số- KHHGĐ
tặng Kỷ niệm chương vì sự nghiệp Dân số, được Sở y tế Nghệ An, UBND huyện Hưng
Nguyên tặng Giấy khen về thành tích xuất
sắc trong công tác Dân số-KHHGĐ.
Khó khăn của công việc “làm dâu trăm họ
là vậy”, nhưng nhờ sự nhiệt tình của người cộng tác viên Dân số - KHHGĐ cộng
với sự quan tâm của Ban chi ủy, Ban cán sự, Ban công tác mặt trận, công tác Dân
số KHHGĐ xóm 2 xã Hưng Tân có nhiều kết
quả quan trọng trở thành một điểm sáng của xã nhà ./.
Hồ Huế - Viên chức Dân số -
KHHGĐ xã Hưng Tân