[6] [dansohungnguyen] [slider-top-big] []
You are here: Home / Mối quan hệ giữa dân số và giáo dục

Mối quan hệ giữa dân số và giáo dục

Giáo dục là gì? Giáo dục là quá trình  hoạt động có ý thức, có mục  đích,  có  kế  hoạch  nhằm  tuyên  truyền  cho  lớp  người  mới  những  kinh  nghiệm đấu tranh và sản xuất, những tri thức về tự nhiên, về xã hội và về  tư duy để họ có thể có đủ khả năng tham gia vào hoạt động và đời sống xã  hội.  Việc phát triển nền giáo dục quốc dân luôn luôn là vấn đề hệ trọng  và nan giải đối với mỗi quốc gia. Trình độ học vấn của mỗi con người phản ánh mức  độ phát triển của xã hội và trình độ văn minh của mỗi quốc gia. Trình độ  học vấn cao là điều kiện quan trọng để con người phát triển toàn diện, để thích ứng với những biến đổi trong sản xuất cũng như trong điều kiện cách  mạng hiện nay.
Hoạt động giáo dục được tổ chức một cách chặt chẽ nhất ở nhà trường. Các lớp học được sắp xếp theo một chương trình thống nhất, hợp lí và do những người có trình độ chuyên môn hướng dẫn. Giáo dục có thể diễn ra ngoài nhà trường do các tổ chức xã hội hoặc cha mẹ hướng dẫn. Hoạt động giáo dục được tiến hành một cách chính quy và không chính quy. Các loại giáo dục trên đều có mối quan hệ qua lại với dân số, nhưng trong bài này chỉ đề cập chủ yếu mối quan hệ giữa dân số và giáo dục chính quy trong nhà trường.

 


 Truyền thông chăm sóc SKSSVTN/TN tại Trường THPT Lê Hồng Phong- Ảnh Kim Bảng

Đối  với  các  nước  đang  phát  triển  việc  dân  số  tăng  nhanh  đang  là  mối gây cản trở việc nâng cao trình độ học vấn, chất lượng giáo dục  cho  người dân. Do dân số tăng quá nhanh trong khi cơ sở vật chất lại nghèo  nàn lạc hậu, đã làm trầm trong hơn tình trạng thất học của trẻ em ở các  nước này, dẫn đến nạn mù chữ gia tăng. Mặt khác do dân số  gia tăng nhanh  dẫn đến số người trong độ tuổi đi học hàng năm tăng lên, đòi hỏi phải có  trường lớp, giáo viên, dụng cụ học tập... đáp ứng đối với các nước đang  phát triển: Các trường lớp luôn trong tình trạng thiếu giáo viên, cơ sở vật  chất  (trường  học,  bàn  ghế...)  xuống  cấp...  Theo  số  liệu  điều  tra  trên  thế  giới hiện nay, 28,5% dân số từ 15 tuổi trở lên không biết chữ, phần lớn tập  trung ở các nước đang phát triển thuộc khu vực Châu Á và Châu Phi. Năm  1990, trong tổng số 1 tỷ người mù chữ trên thế giới thì có 960 triệu người  thuộc các nước đang phát triển. Muốn  có  chất  lượng  giáo  dục  cao  thì  đối  với  các  nước  đang phát  triển là phải nâng cao cơ sở vật chất, tăng cường đội ngũ giáo viên, thực  hiện chính sách dân số hợp lý cho sự phát triển.
   Tác động của dân số đến giáo dục
Thứ nhất: Quy mô dân số thay đổi (tăng lên hoặc giảm đi) sẽ làm thay đổi số lượng trẻ em trong độ tuổi đến trường (tăng lên hoặc giảm đi). Do đó, đòi hỏi ngành giáo dục phải tăng hoặc giảm số lớp hoặc số lượng học sinh từng lớp học để đáp ứng nhu cầu đi học của trẻ em ở các độ tuổi.
Thứ hai: Cơ cấu dân số theo tuổi ảnh hưởng rất lớn đến quy mô và cơ cấu học sinh các cấp. Mức sinh giảm, tỷ trọng trẻ em trong dân số và giảm cũng làm cho nhu cầu về giáo dục thay đổi.
Thứ ba: Phân bố dân cư giữa các đơn vị hành chính và các vùng cũng ảnh hưởng rất lớn đến quy mô và cơ cấu học sinh các cấp. Nếu mật độ dân số quá cao làm cho số lượng học sinh mỗi lớp học quá đông (trên 50 học sinh) ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học. Tuy nhiên, nếu mật độ dân số quá thưa thớt, số lượng học sinh quá ít cũng ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học. Tại những tỉnh miền núi của nước ta, mật độ dân số quá thưa thớt nên nhiều xã phải tổ chức lớp học ghép, một cô giáo phải dạy 3 đến 4 lớp học trong cùng một thời gian (cùng một phòng học có học sinh lớp 1, lớp 2 và lớp 3 và lớp 4). Tuy nhiên, mỗi lớp cũng chỉ có khoảng 4 đến 5 học sinh. Việc này gây khó khăn cho người dạy và cả người học.
  Tác động của giáo dục đến dân số
Thứ nhất: Tác động của giáo dục đến tuổi kết hôn. Các kết quả nghiên cứu cho thấy trình độ giáo dục của số đông người dân càng cao thì tuổi kết hôn bình quân tăng lên.
Thứ hai: Giáo dục có tác dụng đến thực hiện KHHGĐ. Những người có trình độ học vấn cao sẽ tiếp thu các kiến thức và thành tựu của khoa học kỹ thuật mới nhanh hơn (trong        đó có        cả kiến thức về KHHGĐ), nên họ chủ động thực    hiện KHHGĐ và làm chủ việc sinh con thuận lợi hơn. Tuy nhiên, không phải là học vấn của một bộ phận nhỏ dân số có tác động đến giảm sinh mà là trình độ học vấn của đại bộ phận người dân.
Thứ ba: Giáo dục giúp cho các cặp vợ chồng có kiến thức chăm sóc và phòng chống bệnh tật tốt hơn. Những người có trình độ học vấn cao có thể làm việc với thu nhập cao, nên có điều kiện chăm sóc sức khỏe và nuôi dạy con cái tốt hơn so với những người có trình độ học vấn thấp.
Giữa dân số và giáo dục có mối quan hệ qua lại lẫn nhau. Nếu như  chất lượng giáo dục được nâng cao làm cho nhận thức của người dân được  nâng cao, khi đó học sinh sẽ hiểu được tác hại của việc sinh nhiều con là như  thế nào? Làm thay đổi ý nghĩ “Đông con hơn nhiều của” bằng nhận thức  “gia đình ít con, ấm no hạnh phúc”. Khi ý thức về tác hại của sự gia tăng  dân số nhanh được nâng cao ở mỗi người dân sẽ làm cho việc thực hiện  các biện pháp, chính sách về dân số một cách có hiệu quả và thuận lợi.  Ngược lại khi tốc độ dân số tăng nhanh được giảm đi sẽ làm cho lượng  người đến tuổi đi học giảm dần đến tăng đầu tư cho giáo dục làm nâng cao  nhận thức của người dân, trình  độ học vấn mỗi người dân được nâng cao./.

Kim Bảng-TTDS