Cũng đều là vi phạm chính sách DS-KHHGĐ nhưng ở mỗi
địa phương, mỗi cơ quan, đơn vị lại có hình thức xử lý khác nhau. Hình thức xử
phạt chưa nghiêm minh và còn thiếu sự thống nhất chính là “kẽ hở” để người dân
cũng như cán bộ, đảng viên lợi dụng “vượt rào”.
Căn cứ theo Quyết định số
76/2012/QĐ-UBND, ngày 19/10/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An mỗi cặp vợ chồng vi phạm chính sách về Dân số -
KHHGĐ không được xét danh hiệu Gia đình văn hóa và phải đóng góp
một khoản kinh phí theo cam kết cho Ban DS-KHHGĐ xã, phường, thị trấn có giá
trị từ 1 - 2 triệu đồng cho 1 lần vi phạm. Còn đối với Quyết định số 01/2013/QĐ-UBND, ngày 28/1/2013, của UBND
huyện, về việc quy định một số chế độ chính sách về Dân số - KHHGĐ trên địa bàn
huyện Hưng Nguyên; mỗi cặp vợ chồng vi phạm chính sách về Dân số - KHHGĐ không được xét danh hiệu Gia đình văn hóa trong
5 năm và phải đóng góp một khoản
tiền theo bản cam kết có giá trị một triệu đồng đối với sinh con thứ 3; Con thứ
4 trở đi từ 1,5 đến 2 triệu đồng cho Ban Dân số-KHHGĐ xã, thị trấn. Cán
bộ đảng viên vi phạm chính sách Dân số - KHHGĐ bị khiển trách, làm đơn rút tên
khỏi chức danh lãnh đạo (nếu có chức vụ); thuyên chuyển vị trí công tác khác;
không đưa vào xem xét quy hoạch bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo trong 5 năm kể từ
ngày vi phạm, nếu có trong quy hoạch thì xem xét đưa ra khỏi chức danh quy
hoạch hiện tại; không xem xét thi nâng ngạch, chuyển ngạch, không xét nâng bậc
lương trong 3 năm kể từ ngày vi phạm. Trường hợp đã bị xử lý kỷ luật, nếu tiếp
tục sinh con thứ tư trở lên thì tiến hành xử lý kỷ luật với các hình thức cao
hơn.
Cũng
đều vi phạm chính sách DS-KHHGĐ nhưng việc xử lý vi phạm ở mỗi đơn vị, địa
phương lại khác nhau, việc xử lý vi phạm
đã không thống nhất, “mỗi nơi mỗi kiểu”. Cũng xử lý vi phạm chính sách Dân số -
KHHGĐ nhưng đối với UBND xã Hưng Mỹ xử lý đúng theo Quyết định số
76/2012/QĐ-UBND, ngày 19/10/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An về việc Ban
hành Quy định một số chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn
tỉnh Nghệ An và Quyết định số 01/2013/QĐ-UBND, ngày 28/1/2013, của UBND
huyện, về việc quy định một số chế độ chính sách về Dân số - KHHGĐ trên địa bàn
huyện Hưng Nguyên, nhưng đối với UBND xã Hưng Tây việc xử lý còn
không đúng theo quy định và có phần nể nang châm chước, có những cặp vợ chồng
vi phạm chỉ thu có 200.000 đồng. Bên cạnh đó có 1 số xã đưa vào "phương án
trừ sản phẩm" hàng năm. Đó chính là những kẻ hở cho vấn đề sinh thêm con
thứ 3 trở lên ngày càng báo động. Không những thế ở những xã có đồng bào theo
đạo công giáo vấn đề này gặp rất nhiều khó khăn. Năm 2014 toàn xã Hưng Yên Nam có 53 trường
hợp nhưng chỉ xử lý được 14 trường hợp, nhưng thu nộp vào quỹ dân số chỉ có
500. 000đ/ trên 1 trường hợp, không chỉ
có Hưng Yên Nam, mà ở Hưng Yên Bắc năm 2014 có 19 trường hợp cũng chỉ xử lý
được 2 trường hợp; đơn vị Hưng Xuân vấn đề xử lý vi phạm chính sách dân số năm
2014 có 10 trường hợp sinh con thứ 3 nhưng chỉ xử lý được 2 trường hợp.....
Trong số 320 cặp vợ chồng vi phạm chính sách
DS-KHHGĐ năm 2014, (có 19 cán bộ, đảng viên,) chỉ mới có 186 trường hợp bị xử
lý hành chính theo quy định và kỷ luật ở mức độ khiển trách. Những con số trên
đã phần nào phản ánh thực tế việc xử lý vi phạm chính sách DS-KHHGĐ lâu nay
đang bị xem nhẹ. Với mức kỷ luật khiển trách, hầu hết các CBĐV đang “khát khao”
có thêm con thứ 3 chấp nhận chịu kỷ luật để được toại nguyện. quên đi vị trí,
vai trò trách nhiệm của mình phải gương mẫu trước quần chúng nhân dân.
Có thể đối với một gia đình khá giả, việc sinh
thêm con thứ 3 là bình thường, nhưng sự bình thường đó không thể nhìn nhận ở
góc độ quản lý xã hội. Nhiều trường hợp vi phạm sẽ dẫn đến nguy cơ bùng nổ dân
số, mất cân bằng giới tính, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, dẫn đến nguy cơ
thiếu việc làm, nảy sinh tệ nạn xã hội, tạo áp lực lên môi trường, công trình
giao thông và các công trình công cộng khác. Việc cán bộ, đảng viên, nhất là
những cán bộ giữ chức vụ vi phạm chính sách dân số đang làm ảnh hưởng không nhỏ
đến công tác tuyên truyền, vận động người dân thực hiện chính sách dân số-KHHGĐ.
Vì vậy trong thời gian tới để vấn đề xử lý vi
phạm chính sách dân số sinh con thứ 3 trở lên đạt được kết quả tốt cần có sự
vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ
huyện đến cơ sở; Các trường hợp vi phạm chính sách dân số trên địa bàn toàn
huyện cần được xử lý theo đúng quy định của huyện và tỉnh, tránh trường hợp nể
nang, xử lý không đúng quy định. /.
Thanh Phúc – Trung tâm Dân
số huyện