[6] [dansohungnguyen] [slider-top-big] []
You are here: Home / Những điểm cần chú trọng trong vấn đề xây dựng lịch công tác hàng tháng ở cấp xã

Những điểm cần chú trọng trong vấn đề xây dựng lịch công tác hàng tháng ở cấp xã

Xây dựng lịch công tác hàng tháng  đóng vai trò quan trọng để thực hiện hoạt động trong cơ quan, tổ chức một cách khoa học, nề nếp và hiệu quả. Lịch công tác làm việc sẽ giúp cho cá nhân quản trị được thời gian và thực hiện công việc được giao một cách có hiệu quả.
Trong những năm qua, Trung tâm Dân số - KHHGĐ huyện Hưng Nguyên đã hướng dẫn và triển khai cho 23 xã, thị trấn xây dựng lịch công tác làm việc hàng ngày, tuần, tháng. Qua thực tế, việc triển khai xây dựng lịch công tác các xã, thị trấn cơ bản đã thực hiện tốt và hiệu quả về thời gian, địa điểm, nội dung thực hiện công việc. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, vẫn còn một số bất cập, tồn tại cần khắc phục như: Một số đơn vị xây dựng lịch công tác chưa sâu sát, chưa bám sát kế hoạch của cấp trên, của đơn vị; còn có sự thay đổi về thời gian cũng như hoạt động thực hiện; chưa căn cứ cụ thể tính chất công việc để phân bố lịch làm việc hợp lý, xây dựng còn thiếu nhiệm vụ cần thực hiện trong tháng v.v…
Lịch công tác tháng 2 năm 2017 của xã Hưng  Yên Nam
Do vậy khi xây dựng công tác hàng tháng ở cấp xã cần lưu ý những điểm sau:
1. Cán bộ Viên chức  Dân số - KHHGĐ căn cứ vào kế hoạch của cấp trên và kế hoạch của địa phương để xây dựng lịch đảm bảo tính chính xác tên nội dung công việc; chính xác ngày, giờ thực hiện; chính xác địa điểm thực hiện; chính xác tên người thực hiện…
2. Đảm bảo không có sự trùng lặp thời gian, địa điểm, con người khi thực hiện các công việc. Không bỏ sót việc; không bỏ sót một trong các yếu tố: thời gian, địa điểm, thành phần…
3. Đảm bảo tính khả thi khi xây dựng lịch phải tính toán, dự phòng thật sát thực tế. Tránh tối đa sự thay đổi, điều chỉnh lịch làm việc. Tuy nhiên, trong những trường hợp bất khả kháng vẫn phải có sự điều chỉnh lịch. Nhưng khi điều chỉnh cần có sự tính toán đến các yếu tố đảm bảo thực hiện được như thời gian, con người…
4. Đảm bảo tính hiệu quả khi thực hiện xây dựng lịch công tác cần tính đến các yếu tố ưu tiên: việc quan trọng hay không quan trọng, cần thiết hay không cần thiết để ưu tiên bố trí con người, địa điểm và thời gian, …Đồng thời, để đảm bảo khâu thực hiện được hiệu quả, ngay từ khi xây dựng lịch cũng cần tính đến các yếu tố dự phòng: dự phòng về thời gian, địa điểm, nhân sự…
5. Khi làm lịch công tác hàng tháng, tuần đòi hỏi Viên chức Dân số - KHHGĐ xã phải thể hiện được bố cục ghi rõ ràng, đảm bảo nội dung thể hiện được các yếu tố chính xác các hoạt động chính tham gia của  lãnh đạo và sự tham gia của ban nghành, đoàn thể, cá nhân liên quan. Thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc, địa điểm, nội dung, thành phần, đối tượng là ai, người chủ trì …
Tin tưởng với cách làm việc có kế hoạch, khoa học, hợp lý trên cơ sở lịch công tác đã xây dựng sẽ giúp các đơn vị hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ đã đề ra./.

                        Nguyễn Thị Giang – Trung tâm Dân số-KHHGĐ huyện