[6] [dansohungnguyen] [slider-top-big] []
You are here: Home / , Những nhà lãnh đạo có ảnh hưởng nhất thế giới năm 2013

Những nhà lãnh đạo có ảnh hưởng nhất thế giới năm 2013

Danh sách những nhà lãnh đạo có ảnh hưởng nhất thế giới năm 2013 tưởng chừng không có nhà lãnh đạo trẻ của Triều Tiên, tuy nhiên sự kiện chấn động về việc thanh trừng nhân vật quyền lực số hai Jang Song-thaek những ngày đầu tháng 12 đã khiến cái tên Kim Jong-un nổi như cồn và được cả thế giới quan tâm. Nhất cử nhất động của nhà lãnh đạo này dù là nhỏ nhất cũng đều nằm trong tầm ngắm của các nhà lãnh đạo khác trên toàn thế giới, điều này chứng tỏ Kim Jong-un có sức hút mãnh liệt.
Kim Jong-un (Triều Tiên)
Kể từ khi lên nắm chính quyền vào tháng 12.2011 thay cho người cha quá cố Kim Jong-il qua đời sau một cơn đột quỵ, giới phân tích cho rằng Kim Jong-un ở cái tuổi còn rất trẻ chưa đến 30, chưa va chạm và chưa có kinh nghiệm sẽ đẩy đất nước Triều Tiên nhỏ bé này đi vào kết thúc, trở thành miếng mồi ngon cho các đế quốc Hàn Quốc và Trung Quốc xâu xé.


Tuy nhiên, trái với suy nghĩ của nhiều người vốn hoài nghi về nhà lãnh đạo trẻ, Kim Jong-un đã chứng tỏ được năng lực của mình trong việc điều hành Triều chính. Kim không hề u muội, không điều hành đất nước bằng những luật lệ khắt khe, gò ép như người cha quá cố của mình, thay vào đó ông mở ra một cuộc sống mới dễ thở hơn cho người dân bằng những kinh nghiệm thực tiễn đúc kết được sau nhiều năm du học ở nước ngoài. Theo đó, dưới thời Kim Jong-un, người dân được hưởng một cuộc sống tốt nhất và đó là lý do người dân cực kỳ sùng bái vị lãnh tụ của họ.
Về mặt chính trị, việc xử người chú dượng Jang Song-thaek cho thấy Kim Jong-un là một người cực kỳ sắt đá, sẵn sàng thay máu bộ máy chính trị để bảo vệ quyền lực tối cao, bất chấp đó là người thân trong gia đình. Qua sự việc này, Kim Jong-un cũng đã chứng minh rằng ông chính là tượng đài, là sức mạnh duy nhất và là luật của Triều Tiên.
Về quân sự, Kim Jong-un cũng là người có tài thao lược, được chống đỡ bởi một đội quân tinh nhuệ và đoàn cố vấn đắc lực luôn trung thành. Do đó, Kim Jong-un chưa bao giờ sợ các mối đe dọa từ bên ngoài mà trái lại ông luôn là sự thách thức của các nước trong khu vực, thậm chí ngay cả Mỹ cũng phải dè chừng.
Cụ thể, Kim Jong-un cho tiến hành các vụ thử tên lửa, hạt nhân bất chấp cảnh báo và sự trừng phạt của cộng đồng quốc tế; đe dọa tấn công chống lại Mỹ và Hàn Quốc mạnh mẽ, cắt đường dây nóng quân sự với Hàn Quốc; đóng cửa khu công nghiệp chung liên Triều Kaesong.
Rõ ràng không ai biết hành động tiếp theo của Kim là gì, hoàn toàn bí hiểm, ngay cả với những đồng minh thân cận nhất của nước này cũng không hề hay biết. Đó là lý do vì sao thế giới luôn quan tâm và theo dõi từng động thái của Triều Tiên, vì biết đâu chính họ cũng nằm trong mục tiêu phóng tên lửa hạt nhân của nước này?.
Barack Obama (Mỹ)
Trái với sự thăng hoa của vị lãnh đạo trẻ của Triều Tiên cuối năm 2013, thì tổng thống Mỹ Barack Obama lại rơi xuống vực thẳm, khiến lòng dân thất vọng tràn trề và khiến thế giới phải nổi giận.


Tình trạng trì trệ của nền kinh tế đã kéo dài từ nhiều năm nay kể từ sau cuộc khủng hoảng 2008, nhưng chính phủ dường như vẫn chưa có một biện pháp, một chính sách vững mạnh nào để lèo lái con thuyền kinh tế trở về đúng với quỹ đạo của nó, giúp giảm thiểu tình trạng thất nghiệp hiện nay.
Ông Obama cũng được đánh giá thấp nhất về “tiếng nói” trong 44 đời tổng thống. Ông Obama không đủ mạnh mẽ, không quyết đoán và những chính sách đưa ra luôn tạo ra sự mâu thuẫn gay gắt giữa hai đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ.
Gần đây, Đạo luật bảo hiểm y tế mới hay còn gọi là ObamaCare, đưa nhà lãnh đạo này phải hứng chịu nhiều chỉ trích từ dư luận trong suốt thời gian dài. Trang mạng HealthCare.gov liên tục gặp trục trặc sự cố gây khó khăn cho hàng triệu người muốn đăng ký bảo hiểm. Cũng chính đạo luật này mà khiến chính phủ Mỹ phải đóng cửa trong gần 3 tuần.
Trong khi đó, đạo luật kiểm soát súng đạn, cải cách nhập cư cũng không thể thông qua vì vấp phải phản đối của đảng Cộng hòa.
Vụ tiết lộ chương trình gián điệp lớn nhất của Cơ quan An ninh quốc gia mà đứng sau đó là tổng thống Obama khiến cả quốc gia bị đồng minh và hàng loạt các nước khác vốn không thiện cảm với Mỹ được đà chỉ trích, tẩy chay.
Tuy nhiên ông Obama có thể tự hào rằng đã đạt được bước tiến quan trọng trong quan hệ với Iran, tiêu hủy được vũ khí hóa học của Syria.
Và trong một sự kiện gần đây, trong tang lễ của cố tổng thống Nam Phi Nelson Mandela, cả thế giới phải ngả mũ thán phục tổng thống Obama có hành động rất đẹp chào hỏi và bắt tay bậc tiền bối Raul Castro, nhà lãnh đạo của Cuba. Đây được coi là cái bắt tay mang tính lịch sử và nó phá vỡ sự bế tắc mối quan hệ lạnh như băng giữa hai nước kể từ sau thời tổng thống Bill Clinton.
Một vài thành công này dù chưa bù đắp nổi cho những thất bại của ông Obama, nhưng không thể phủ nhận vai trò của nhà lãnh đạo này trong mọi sự kiện quốc tế.
Vladimir Putin (Nga)
Dù được tạp chí Forbes bình chọn là nhân vật có ảnh hưởng nhất thế giới, nhưng tổng thống Nga Vladimir Putin lại quá an toàn, quá thận trọng và chưa có sự đột phá. Tuy nhiên không thể phủ nhận những đóng góp của ông trong nỗ lực giải quyết các vấn đề hòa bình trên thế giới.


Năm qua, tổng thống Nga Putin đã ngăn chặn thành công một cuộc chiến tranh mới tại Syria, làm thay đổi cục diện cả khu vực Trung Đông. Nga đã dùng quyền phủ quyết nhiều lần bác bỏ các nghị quyết trừng phạt có thể mở đường cho sự can thiệp quân sự từ bên ngoài vào quốc gia này tại Hội đồng Bảo an Liên hợp Quốc. Theo đó rất nhiều các nhà lãnh đạo trên thế giới đã bày tỏ sự ngưỡng mộ và đề xuất Putin xứng đáng được nhận giải Nobel vì hòa bình thế giới.
Đứng trước mối đe dọa Mỹ đang ráo riết chuẩn bị cho một cuộc tấn công quân sự chống lại chính phủ Tổng thống Bashar al-Assad sau vụ tấn công hóa học giết chết hơn 1.400 dân thường, nhưng nhờ sáng kiến tiêu hủy vũ khí hóa học của Tổng thống Putin đã giúp Damascus thoát khỏi chiến tranh với phương Tây, đồng thời giúp cả Trung Đông thoát khỏi miệng hố chiến tranh vào phút chót.
Putin cũng rất khôn khéo trong việc lôi kéo các đồng minh, đặc biệt trong trường hợp của người láng giềng Ukraine.
Bên cạnh đó, với dự luật ân xá gần đây, trong đó có việc phóng thích đối với ông trùm dầu mỏ Mikhail Khodorkovsky và những tù chính trị khác đã được cả thế giới hoan nghênh về hành động nhân đạo, điều này cũng khiến cho uy tín của ông Putin tăng lên và cũng chứng tỏ được uy quyền của người đứng đầu nước Nga.
Tập Cận Bình (Trung Quốc)
Trong khi đó, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang khiến người ta liên tưởng đến một con người trầm tính, lạnh lùng ở cả trong các quyết sách của quốc gia lẫn chiến trường đối ngoại.

Kể từ sau khi tiếp quản vị chí chủ tịch nước, ông Tập Cận Bình đã đặt dấu ấn cá nhân trong một loạt cải cách “lớn chưa từng có” của nền kinh tế, chấm dứt hàng thập kỷ cơ chế ra quyết định dựa trên sự đồng thuận tập thể (tập trung dân chủ) làm kìm hãm cải cách.
Bên cạnh đó, ông Tập Cận Bình cũng đã thể hiện quyết tâm củng cố quyền lực của Đảng Cộng sản thông qua biện pháp thanh lọc bộ máy cầm quyền, tuyên chiến quyết liệt với các tệ nạn tham ô, tham nhũng và đây được coi là bước đi đúng đắn và hợp lý.
Ông Tập Cận Bình cũng không ngại kết thân với các quốc gia cách mình cả một vòng trái đất như châu Phi, Nga, Trung Á và Mỹ Latinh, Brazil để củng cố đồng minh.
Chủ tịch Tập Cận Bình đã tỏ ra quyết đoán hơn đối với các yêu sách chủ quyền trên biển và đất liền với Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước Đông Nam Á bằng cách đơn phương thiết lập khu vực nhận diện phòng không trên Biển Đông.
Hơn nữa, sự lạnh lùng của chủ tịch Tập khiến Mỹ cũng phải nể tám phần đối với vấn đề Biển Đông nổi sóng gần đây.