[6] [dansohungnguyen] [slider-top-big] []
You are here: Home / , Gia đình làm cho kinh tế phát triển hơn

Gia đình làm cho kinh tế phát triển hơn

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện là quy mô gia đình thường giảm khi xã hội trở nên giàu có hơn và điều này làm cho thành công về kinh tế có thể lớn hơn thành công về phát triển.
Nhóm nghiên cứu do tiến sỹ Anna Goodman của Trường Vệ sinh và Y học Nhiệt đới Luân Đôn hướng dẫn đã thông báo các phát hiện của nhóm trên Tạp chí Proceedings of the Royal Society B.
Các nhà sinh vật học tiến hóa đã giải đáp được tại sao trong thế giới hiện đại, tỷ suất sinh giảm khi quốc gia trở nên thịnh vượng hơn, một hiện tượng được gọi là quá độ dân số học.
Tiến sỹ Goodman nói “Với chọn lọc tự nhiên, bạn sẽ kỳ vọng các sinh vật sử dụng ưu thế của mình để tạo ra nhiều con cháu hơn, và vì vậy làm tăng tính phù hợp theo thuyết tiến hóa Darwin của chúng,” và “Quá độ dân số học là một câu hỏi khó trả lời vì thoạt nhìn thì không giống con người đang làm điều đó.” Và TS. Goodman nói rằng cái gọi là sự giải thích “phù hợp” cho câu trả lời là có sự cân đối số lượng-chất lượng.


Theo giải thích này, việc có nhiều con dẫn tới thực tế là những đứa con đó ít có khả năng tái sinh sản hơn – nói cách khác, “số lượng nhiều hơn” dẫn tới “chất lượng” sinh vật học thấp hơn.
“Tuy nhiên nghiên cứu của chúng tôi thấy rằng sự cân đối số lượng-chất lượng này chỉ áp dụng cho thành công kinh tế xã hội của con cháu, mà không áp dụng cho thành công của sinh sản”, TS. Goodman nói.
Về nghiên cứu, TS. Goodman và các cộng sự sử dụng số liệu từ Nghiên cứu Đoàn hệ sinh Đa thế hệ Uppsala đã theo dõi 14.000 người sinh ở Thụy Điển trong thời kỳ giữa năm 1915 và 1929 và tất cả con cháu của họ đến năm 2009, và thấy rằng, trái ngược với giả thuyết thích ứng, việc có quy mô gia đình nhỏ về lâu dài sẽ làm giảm số lượng con cháu.
Thay vào đó, Goodman và các đồng nghiệp phát hiện việc có ít con sẽ làm tăng sự thành công về kinh tế xã hội của con cháu tới bốn thế hệ trong tương lai. Họ kết luận rằng việc quyết định của các gia đình hiện đại về hạn chế quy mô gia đình là một lựa chọn chiến lược để đem lại cho con cháu họ lợi ích về kinh tế xã hội, mà không phải là lợi ích phát triển.
TS. Goodman và các đồng nghiệp đã đo lường thành công kinh tế xã hội nhờ quan sát các cấp học phổ thông, đại học và thu nhập của hộ gia đình. Họ đã đo lường sự tái sinh sản qua quan sát những người kết hôn trước tuổi 40 và số con họ đã sinh đến năm 2009.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy lợi ích của quy mô gia đình nhỏ đặc biệt đáng chú ý trong các nhóm giàu có hơn, và lợi thế được truyền sang cho các thế hệ cháu và chắt.
TS. David Lawson, Khoa Nhân chủng học, Trường Đại học Tổng hợp Luân Đôn đồng tác giả nghiên cứu cho rằng “Ngược lại, những hộ gia đình nghèo hơn có tương đối ít lợi ích hơn nhờ hạn chế sinh đẻ, có thể vì sự thành công của con cái họ được quyết định nhiều hơn bởi các yếu tố xã hội rộng lớn hơn so với đầu tư và tài sản từ cha mẹ, thường rất ít ỏi” và “Quan sát này gợi mở sự hợp lý kinh tế nhất định đối với các mô hình sinh trong thế giới hiện đại, vì tỷ suất sinh thường giảm trước và thực chất nhất trong các bộ phận giàu có hơn của xã hội khi dân số phải trải qua quá độ dân số học.”
Đồng tác giả, Giáo sư Ilona Koupil, Trung tâm Nghiên cứu Công bằng Y tế, Đại học Stockholm nói rằng các phát hiện có hàm ý bình đẳng: “Thứ nhất, nghiên cứu này cho thấy rằng những khác biệt về quy mô gia đình có thể có những hậu quả lâu dài đối với bất bình đẳng xã hội,” và “Thứ hai, nghiên cứu này cung cấp bằng chứng về thực tế là trình độ học vấn và sự giàu có của người dân không chỉ ảnh hưởng đến điểm số học tập và thu nhập đối với con cái họ mà còn ảnh hưởng đối với cả cháu chắt của họ.”
Nguyễn Thái Hà Dịch
Nguồn:F http://www.abc.net.au/science/articles/2012/08/29/3578647.htm