Error 404 - Not Found
Sorry, but you are looking for something that isn't here.
NHỮNG ĐIỀU PHỤ NỮ CÓ THAI CẦN LƯU Ý
Phụ nữ có thai cần xác định được những nhu cầu về bảo vệ thai nghén, từ đó đi đến quyết
định về những hành động thích hợp nhất có lợi cho sức khỏe mẹ và con. Sau đây
là những nội dung cần thiết cho phụ nữ có thai:
![]() |
Ảnh: Minh họa |
1. Khám thai:
* Lợi ích của khám thai
- Đi khám thai đều đặn để biết tình trạng sức khỏe của
cả mẹ và thai nhi.
- Nếu có những dấu hiệu bất thường sẽ được theo dõi và
điều trị
- Nếu mẹ và thai nhi đều bình thường thì sẽ được cán bộ
y tế hướng dẫn về cách chăm sóc thai nghén
* Thời điểm khám thai:
Trong thời kỳ mang thai, các bà mẹ cần đi khám thai ít nhất
3 lần hoặc theo hẹn của cán bộ y tế. Thông thường các thời điểm khám thai như
sau:
- Lần khám 1: ngay khi nghi ngờ mình có
thai, trong vòng ba tháng đầu để:
+ Xác định có thai hay không
+ Xem thai nằm trong hay nằm ngoài tử cung
+ Tư vấn về sàng lọc trước sinh: phát hiện bất thường ở
thai nhi
+ Tư vấn về vệ sinh, dinh dưỡng, sử dụng thuốc khi mang
thai, giảm khó chịu khi nghén nhiều…
- Lần khám 2: khi thai được 3 đến 6
tháng tuổi để:
+ Theo dõi sự phát triển của thai nhi
+ Theo dõi và dặn dò cách phát hiện sớm các triệu chứng
và dấu hiệu của tiền sản giật và dự phòng sản giật (cân, đo huyết áp, thử nước
tiểu, khám phù…)
+ Tiêm phòng uốn ván
+ Nghe tư vấn để xét nghiệm HIV, thông tin về HIV và
AIDS, nhất là các con đường lây truyền và cách dự phòng lây truyền từ mẹ sang
con
Lần khám 3: vào 3
tháng cuối của thai kỳ để:
+ Theo dõi sự phát triển của thai nhi, xác định ngôi thai
+ Tiêm phòng uốn ván cho đủ 2 lần trong thai kỳ, lần
thứ 2 cách ngày sinh ít nhất một tháng
+ Phát hiện những nguy cơ cho mẹ và thai nhi, quyết
định nơi sinh (Trạm y tế xã hay bệnh viện huyện…)
+ Dự đoán ngày sinh, chuẩn bị sinh, nghe hướng dẫn các
dấu hiệu chuyển dạ
+ Nghe dặn dò một số dấu hiệu nguy hiểm như ra máu âm
đạo, ra nước ối sớm, nhức đầu hoa mắt của tiền sản giật…
2.Tiêm phòng uốn ván, uống viên sắt và axit Folic:
* Tiêm phòng uốn ván:


- Lần tiêm trước trước < 5 năm: tiêm 1 mũi.
- Lần tiêm trước trước > 5 năm: tiêm 2 mũi.
Với người đã tiêm ba
mũi hoặc bốn mũi, cần tiêm nhắc lại một mũi.

* Cung cấp thuốc thiết yếu.

- Uống ngày 1 viên trong suốt thời gian có thai đến hết
6 tuần sau đẻ. Tối thiểu uống trước đẻ 90 ngày.
- Nếu thai phụ có biểu hiện thiếu máu rõ, có thể tăng
từ liều dự phòng lên liều điều trị 2 - 3 viên/ngày.
-Việc cung cấp viên sắt/acid folic cần được thực hiện ngay
từ lần khám thai đầu. Kiểm tra việc sử dụng và cung cấp tiếp trong các lần khám
thai sau.
3.Theo dõi cân nặng:
* Tại sao phải theo dõi cân nặng:
-Mức tăng cân của người mẹ là biểu hiện rõ mức tăng cân nặng
của trẻ sơ sinh. Mối liên hệ này rất chặt chẽ.
-Theo dõi cân nặng giúp người mẹ biết được sự phát triển của
thai nhi để có chế độ dinh dưỡng hợp lý.
* Tăng cân ở phụ nữ có thai:
- Bình thường trong suốt 9 tháng mang thai người mẹ phải
tăng từ 10kg đến 12kg, trong đó:
+ 3 tháng đầu tăng 1kg.
+ 3 tháng giữa tăng từ 3kg đến 5kg.
+ 3 tháng cuối tăng 6kg.
- Nếu thấy không tăng cân hoặc tăng quá nhanh thì cần
phải đến cơ sở y tế để được khám và tư vấn kịp thời.
4.Theo dõi sự phát triển của thai nhi
Thai chậm phát triển là tình trạng thai nhi bị suy dinh
dưỡng khi còn nằm trong bụng mẹ.
* Những nguy hiểm do thai chậm phát triển:
- Tỷ lệ bệnh và tử vong ở trẻ sau đẻ cao.
- Thường có những biến chứng trong khi sinh và sau khi sinh.
- Ít nước ối (dân gian gọi là khô nước ối) cũng thường
xuất hiện. Nước ối ít gây sự chèn ép dây rốn, đó là nguyên nhân gây tử vong cho
con.
-Thai chậm phát triển, đứa trẻ đẻ ra và lớn lên dễ bị những
di chứng trầm trọng về thần kinh, kém phát triển về trí tuệ và những biến chứng
về tim mạch.
* Những việc bà mẹ cần làm để nhận biết thai chậm phát
triển:
- Bà mẹ có thể nhận biết được thai chậm phát triển so
với tuổi thai qua một quá trình theo dõi sự phát triển của thai nhi liên tục
như:
+ Lưu giữ tất cả những giấy tờ ghi nhận những bệnh tật mình
có.
+ Đi khám thai ngay khi mới bị chậm kinh và khám định kỳ để
chẩn đoán chính xác tuổi thai và biết được sự phát triển của thai.
+ Khi khám thai bà mẹ được đo chiều cao tử cung (dạ con) và
vòng bụng để biết sự phát triển của thai, vì chiều cao tử cung tăng dần theo
tuổi thai (khi chiều cao tử cung không tăng hay nhỏ hơn tuổi thai có thể thai
đang chậm phát triển).
+ Bà mẹ cần luôn luôn tự theo dõi vòng bụng để biết
được sự phát triển của thai.
* Những việc bà mẹ cần làm khi thai chậm phát triển:
- Đi khám ngay tại bệnh viện để tìm nguyên nhân.
- Nằm nghỉ nghiêng bên trái giúp tăng lượng máu, tăng lượng
oxy, chất dinh dưỡng cho thai.
- Điều chỉnh lại chế độ ăn, đảm bảo đủ chất dinh dưỡng
cho mẹ và con.
- Uống nhiều nước, tối thiểu 8 – 10 cốc một ngày.
5. Dấu hiệu nguy hiểm trong thời kỳ mang thai:
Phụ nữ có thai cần
theo dõi để phát hiện sớm các dấu hiệu nguy hiểm sau:
- Chảy máu từ cửa mình (hoặc giọt máu) và hoặc đau
bụng.
- Phù mặt, chân, tay hoặc nhìn mờ hoặc đau đầu nhiều.
- Sốt.
- Có cơn ngất (bất tỉnh) hoặc co giật.
- Nôn mửa quá nhiều: nôn mửa là hiện tượng thường gặp
khi mang thai nhất là trong giai đoạn nghén, tuy nhiên nôn mửa quá nhiều lại là
điều không bình thường.
- Đau rát khi đi tiểu và đi tiểu nhiều: có thể bạn đang bị
nhiễm trùng đường tiết niệu, hay gặp rắc rối với thận, rất dễ dẫn đến nguy cơ
sinh thiếu tháng
- Không thấy cử động của thai sau tháng thứ 4, hoặc cử động
thai yếu đi.
- Da xanh, mệt mỏi, đánh trống ngực, khó thở.
- Vỡ ối hoặc rỉ ối mà không có cơn đau đẻ.
- Đến ngày dự kiến sinh mà chưa chuyển dạ.
Khi phát hiện có một trong những dấu hiệu trên, cần đến ngay
trạm y tế xã, bệnh viện huyện hoặc tỉnh. Nếu đến muộn hoặc tự chữa trị ở nhà sẽ
nguy hiểm đến tính mạng mẹ và con.
6.Các dấu
hiệu chuyển dạ:
* Khi bắt đầu
chuyển dạ, bà mẹ có thể thấy những dấu hiệu sau:
+ Đau bụng từng cơn ngắn, cách quãng, đau tăng dần.
+ Có thể đau mỏi vùng thắt lưng.
+ Ra chất nhầy hồng ở cửa mình.
* Cách xử trí:
+ Khi có một trong những dấu hiệu trên, cần đưa bà mẹ đến cơ
sở y tế (trạm xá, nhà hộ sinh, Trung tâm bảo vệ sức khoẻ sinh sản hoặc bệnh
viện) để sinh con.
+ Mọi người trong gia đình cần chuẩn bị trước cho việc sinh
đẻ và những phương tiện đi lại (cần dự kiến trước những khả năng khác nhau để
đưa sản phụ trong trường hợp cấp cứu).

7. Chế độ dinh dưỡng:
* NÊN :
- Ăn nhiều bữa hơn và mỗi bữa ăn nhiều hơn (cần tăng khẩu
phần ăn thêm 1/4 lần so với lúc chưa có thai).
- Thay đổi món ăn, thay đổi cách chế biến sao cho ngon miệng.
- Ăn hầu hết các loại thức ăn hàng ngày vẫn thường ăn, không
cần kiêng khem.
- Ăn thức ăn tốt nhất mà gia đình có như sữa, hoa quả, rau,
thịt, trứng, cá, đậu phụ, lạc, đậu, đỗ…
- Ăn nhiều thực phẩm có chứa nhiều sắt, vitamin A và axit
folic như thịt, cá, trứng, rau xanh và các thực phẩm có màu vàng, đỏ.
- Ăn chất bột đường như gạo, ngô, khoai, sắn, củ mài, bột
mì, đường, mật, mía; các loại quả ngọt;
- Ăn thức ăn chứa nhiều muối khoáng và vitamin như rau tươi,
hoa quả các loại.
- Ăn các thức ăn giàu can xi như cua, tôm, cá...
- Sử dụng muối I ốt hàng ngày vì thiếu I ốt có thể dẫn
tới sảy thai và sinh ra trẻ chậm lớn, dị tật...
- Uống đủ lượng nước cần thiết khi có thai và lúc nuôi con
(từ 8 đến 12 cốc nước sạch, nước hoa quả hoặc chè thảo dược mỗi ngày).
- Những người có bệnh mãn tính nên hỏi bác sĩ về chế độ ăn
của mình.
* KHÔNG NÊN :
- Ăn mặn, nên thay đổi món để ngon miệng.
- Dùng chất kích thích như rượu, bia, ớt, cà phê, thuốc lá,
ma tuý.
- Không uống thuốc nếu không có chỉ định của thầy thuốc.
8. Chế độ
lao động và nghỉ ngơi:
* Nên:
- Làm theo khả năng, xen kẽ nghỉ ngơi nhưng không quá nặng
nhọc,
- Lao động vừa sức.
- Ngủ ít nhất 8 tiếng mỗi ngày. Mỗi ngày nên bố trí một
tiếng nghỉ trưa.
- Trong thời gian làm việc nên xen kẽ nghỉ ngơi giữa
giờ.
- Nếu đang làm việc thấy người mệt mỏi, đau bụng thì xin
phép nằm nghỉ để cơ thể thư dãn.
- Tập thể dục nhẹ nhàng tránh chuột rút.
* Không nên:
- Làm việc quá sức.
- Không được làm những công việc nặng như: gồng gánh
nặng, cày cấy, nhất là những tháng cuối vì có thể dẫn tới đẻ non và sảy thai.
- Ngâm mình dưới nước (dễ nhiễm lạnh, nhiễm khuẩn) hoặc
làm việc trên cao (dễ bị tai nạn).
- Làm ban đêm (nhất là từ tháng thứ bảy).
- Tiếp xúc với các yếu tố độc hại.
- Đi xa, tránh xóc xe hay va chạm mạnh.
9. Vệ sinh cá nhân của phụ nữ mang thai:
- Nhà ở phải thoáng khí sạch sẽ, tránh ẩm, nóng, khói.
- Tránh tiếp xúc với khói thuốc lá, khói bếp, thuốc trừ
sâu, thuốc bảo vệ thực vật và các chất độc hại để bảo vệ sức khoẻ bà mẹ và thai
nhi.
- Tắm rửa thường xuyên, thay giặt quần áo sạch sẽ
- Luôn giữ sạch bộ phận sinh dục để tránh nhiễm trùng. Tránh
bơm rửa trong âm đạo.
- Lau rửa đầu vú hàng ngày giúp cho tuyến sữa của vú phát
triển đều để sau khi đẻ trẻ có thể bú ngay.
- Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, chất liệu dễ thấm nước.
- Không nên đi giầy, guốc có đế cao.
10. Quan
hệ tình dục trong thời kỳ mang thai
- Không phải kiêng tuyệt đối nhưng cần hạn chế, động
tác nên nhẹ nhàng, đặc biệt là ở tháng cuối thai kỳ.
- Quan hệ tình dục với tư thế thích hợp của người
chồng. Nên tránh tư thế truyền thống (nam trên, nữ dưới), nhất là ở những tháng
cuối của thai kỳ, vì tư thế này dễ gây chèn ép lên buồng tử cung, có thể làm vỡ
ối sớm...
- Nếu bà mẹ có dấu hiệu động thai, thai ra huyết, dọa sảy
thai, dọa đẻ non thì không nên quan hệ tình dục.
- Nếu bà mẹ đã từng sảy thai hoặc đẻ non ở lần thai nghén
trước thì nên kiêng hẳn trong 3 tháng đầu và tháng cuối trước khi sinh.
- Người chồng phải đảm bảo vệ sinh sẽ và không có các bệnh
viêm nhiễm đường sinh dục. Nếu không, cần sử dụng bao cao su để tránh viêm
nhiễm cho vợ và bảo vệ cho con.
- Quan hệ tình dục nên do người phụ nữ hoàn toàn quyết định.
Nếu người vợ muốn thì hãy quan hệ tình dục, còn không muốn thì đừng cố chiều
chồng.
11. Những
công việc cần chuẩn bị trước khi sinh con:
Chuẩn bị kỹ lưỡng
trước khi sẵn sàng chào đón thành viên mới trong gia đình là điều không phải
cha mẹ nào cũng làm được.
- Phụ nữ có thai không nên làm những công việc quá sức
trước ngày sinh, không lo nghĩ nhiều.
- Đến gần ngày dự kiến sinh không nên đi xa.
- Dọn dẹp nhà cửa, giường ngủ sạch sẽ, gọn gàng.
- Chuẩn bị sẵn tã lót, quần áo, khăn, giấy vệ sinh, thìa,
cốc, bát, chăn chiếu, gối, giường ngủ cho em bé sắp sinh và đồ lót, giấy vệ
sinh cho mẹ.
- Chuẩn bị phương tiện đi lại và một khoản tiền nhất định để
chi tiêu khi cần.
- Trước khi đến cơ sở y tế, nếu có thời gian hãy tắm rửa
sạch sẽ bằng nước ấm.
- Phụ nữ có thai nên bàn với chồng và gia đình để lựa chọn
nơi đẻ tại cơ sở y tế là an toàn cho cả mẹ và con.
- Chuẩn bị để sinh con không chỉ là tã lót, đồ dùng sơ sinh
mà quan trọng hơn là chuẩn bị tâm lý để làm cha, làm mẹ tốt.
Thanh Phúc
Trung tâm Dân số-KHHGĐ huyện Hưng Nguyên
Xem nhiều
cổng thông tin điện tử Hưng Nguyên
- A. Sức khỏe
- An ninh thế giới
- Báo 24h
- Báo công an nhân dân
- Báo gia đình và xã hội
- Báo mới
- Báo nhân dân
- Báo phụ nữ Việt Nam
- Báo sức khỏe đời sống
- Báo thiếu niên
- Công an Nghệ An
- Công an nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Chính phủ
- Cổng thông tin điện tử Đảng CSVN
- Cổng TTĐT T.Nghệ An
- Dân số và gia đình
- Hoa học trò
- Lê Cảnh Nhạc - PTCT Tổng cục DS-KHHGĐ
- Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam
- Tạp chí làm đẹp
- tin tuyển sinh
- Tổng cục Dân số-KHHGĐ
- Trang TTĐT H.Hưng Nguyên - T.Nghệ An
- Truyền hình trực tuyến
- Tuổi trẻ cười
- Xem điểm thi đại học 2014
- YouTube
Lưu Trữ
-
►
2018
(179)
- ► thg 5 2018 (46)
- ► thg 4 2018 (38)
- ► thg 3 2018 (43)
- ► thg 2 2018 (22)
- ► thg 1 2018 (30)
-
►
2017
(380)
- ► thg 12 2017 (26)
- ► thg 11 2017 (28)
- ► thg 10 2017 (42)
- ► thg 9 2017 (39)
- ► thg 8 2017 (27)
- ► thg 7 2017 (32)
- ► thg 6 2017 (30)
- ► thg 5 2017 (33)
- ► thg 4 2017 (25)
- ► thg 3 2017 (43)
- ► thg 2 2017 (27)
- ► thg 1 2017 (28)
-
►
2016
(440)
- ► thg 12 2016 (34)
- ► thg 11 2016 (25)
- ► thg 10 2016 (29)
- ► thg 9 2016 (38)
- ► thg 8 2016 (38)
- ► thg 7 2016 (44)
- ► thg 6 2016 (33)
- ► thg 5 2016 (30)
- ► thg 4 2016 (50)
- ► thg 3 2016 (57)
- ► thg 2 2016 (28)
- ► thg 1 2016 (34)
-
►
2015
(550)
- ► thg 12 2015 (41)
- ► thg 11 2015 (22)
- ► thg 10 2015 (48)
- ► thg 9 2015 (50)
- ► thg 8 2015 (43)
- ► thg 7 2015 (48)
- ► thg 6 2015 (42)
- ► thg 5 2015 (36)
- ► thg 4 2015 (44)
- ► thg 3 2015 (64)
- ► thg 2 2015 (34)
- ► thg 1 2015 (78)
-
►
2014
(779)
- ► thg 12 2014 (48)
- ► thg 11 2014 (31)
- ► thg 10 2014 (78)
- ► thg 9 2014 (79)
- ► thg 8 2014 (33)
- ► thg 7 2014 (81)
- ► thg 6 2014 (66)
- ► thg 5 2014 (61)
- ► thg 4 2014 (54)
- ► thg 3 2014 (82)
- ► thg 2 2014 (71)
- ► thg 1 2014 (95)
-
▼
2013
(558)
- ► thg 12 2013 (122)
- ► thg 11 2013 (92)
-
▼
thg 10 2013
(72)
- NGÀY 01/11/2013 DÂN SỐ VIỆT NAM TRÒN 90 TRIỆU NGƯỜI
- Việt Nam thực sự bước vào thời kỳ cơ cấu dân số vàng
- 90 triệu dân – dấu mốc của đất nước
- Nâng cao hiệu quả truyền thông về Dân số-KHHGĐ ở c...
- Thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình là chìa khóa c...
- Hưng Thông tổ chức hội nghị truyền thông tư vấn cộ...
- Kế hoạch tổ chức các sự kiện Dân số tháng 11 và 12...
- Dặn Em! Vợ yêu của Anh
- Điểm sáng ở họ giáo Nhân Hòa, Hưng Phúc về thực hi...
- Hưng Yên Nam thực hiện đề án "Sàng lọc trước sinh ...
- Kỳ vọng từ buổi truyền thông tư vấn thành công tạ...
- Gương sáng điển hình thực hiện chính sách Dân số-...
- Giới thiệu về Dân số-KHHGĐ xã Hưng Tân
- BỆNH LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC
- ANH NHỚ !
- Thực hiện chế độ báo cáo Dân số - KHHGĐ tháng 9 và...
- Thị trấn Hưng Nguyên tích cực tuyên truyền vận độn...
- Hoạt động tư vấn nhóm và sinh hoạt câu lạc bộ Dân ...
- NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ THUỐC UỐNG TRÁNH THAI.
- GƯƠNG GIA ĐÌNH THỰC HIỆN TỐT CHÍNH SÁCH DÂN SỐ - ...
- “ CHỊ MÙI DÂN SỐ”
- Kỹ năng vận động ( phần 2): Xây dựng thông điệp vậ...
- Kỹ năng vận động (phần 1)
- GIỚI THIỆU VỀ DÂN SỐ-KHHGĐ XÃ HƯNG MỸ
- NHỮNG ĐIỀU PHỤ NỮ CÓ THAI CẦN LƯU Ý
- BCS trong việc thực hiện KHHGĐ và phòng tránh các ...
- Người Cộng tác viên Dân số tận tụy với nghề
- Sổ tay chăm con ai cũng phải biết!
- Học lỏm mẹ Nhật giảm cân sau sinh
- Dân số Hưng Đạo làm tốt công tác phối hợp với HLH ...
- Hưng Tây đẩy mạnh các hoạt động truyền thông tư vấ...
- Phương pháp vận động
- BÉ VÀ ANH
- HOẠT ĐỘNG KỶ NIỆM NGÀY 20/10
- Tổng cục Dân số-KHHGĐ làm việc tại Hưng Nguyên
- Hưng Khánh truyền thông giáo dục về Nâng cao chất ...
- Phương pháp vận động trong Dân số-KHHGĐ
- TRUYỀN THÔNG TƯ VẤN CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ HƯNG CHÂU
- XÃ HƯNG TIẾN TỔ CHỨC TƯ VẤN CỘNG ĐỒNG 2 ĐỀ ÁN
- Sự khác biệt giữa TTGD -TT, TTVĐ và TTCĐHV
- Đối tượng của vận động Dân số/SKSS/KHHGĐ
- Tìm hiểu về những thứ “kinh dị” trong cơ thể người
- Những dấu hiệu để "bắt thóp" kẻ nói dối
- Nàng dâu Vĩnh Phúc mách chiêu sống "yên ấm" với mẹ...
- Trẻ sơ sinh, thế nào là…bình thường?
- Những "chiêu" tránh thai hiệu quả thời @
- SỐ LIỆU DÂN SỐ-KHHGĐ QUÝ III NĂM 2013
- Báo cáo thống kê chuyên ngành về Dân số-KHHGĐ đến ...
- Đại tướng Võ Nguyên Giáp: “Việc chi mà có lợi cho ...
- Ngành Dân số Hưng Nguyên ủng hộ lũ lụt tại Thị xã ...
- Xã Hưng Thịnh: Tư vấn cộng đồng về 2 đề án Dân số
- Những vần thơ vừa ráo mực tiễn Đại tướng về đất mẹ
- Xúc động những vần thơ tiếc thương Đại tướng
- Đồng bào dâng vạn đóa hoa, nghìn bài thơ viếng Đại...
- 2 tuổi đã dậy thì
- Thư cảm ơn của Trung Tâm Dân số-KHHGĐ huyện Quỳnh Lưu
- Thị trấn giao ban Cộng tác viên Dân số-KHHGĐ tháng...
- Hưng Yên Bắc tổ chức truyền thông tư vấn cộng đồng
- Truyền thông kiến thức chăm sóc SKSS cho vị thành ...
- Sắp có xe chở hàng bốn bánh thay thế loại ba bánh
- Toàn văn thông cáo Quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp
- 'Lấp đất đến cổ con, tôi bủn rủn chân tay'
- Trung tâm Dân số-KHHGĐ ủng hộ lũ lụt cơn bão số 10
- Kế hoạch Chiến dịch Dân số-KHHGĐ đợt II, năm 2013
- Kỹ năng truyền thông trực tiếp
- Phương pháp truyền thông (Phần 2)
- Hưng Khánh: Xóm 8 năm liền không có người sinh con...
- Phương pháp truyền thông (Phần 1)
- Đánh bay vết bẩn bằng những cách không ngờ nhất!
- 6 đặc điểm trên cơ thể là "đầu mối" để phát hiện n...
- Mới tán mà trả tiền gì anh cũng bảo cưa đôi
- Thực đơn giúp trẻ dưới 3 tuổi thông minh hơn
- ► thg 9 2013 (92)
- ► thg 8 2013 (77)
- ► thg 7 2013 (43)
- ► thg 6 2013 (60)