[6] [dansohungnguyen] [slider-top-big] []
You are here: Home / , , Phương pháp vận động

Phương pháp vận động



Một trong những phương pháp vận động  xã hội
về Dân số-KHHGĐ
(Dansohungnguyen.com). Điều quan trọng trong công tác vận động thành công đó chính là cách thức, phương pháp vận động, nó bao gồm vận động cá nhân, vận động nhóm và vận động xã hội. Trung tâm Dân số-KHHGĐ huyện xin giới thiệu để các anh chị hiểu và tổ chức thực hiện có hiệu quả.

-         Vận động cá nhân là gặp gỡ riêng giữa người đi vận động và đối tượng vận động để thuyết phục họ quan tâm ủng hộ về một vấn đề nhất định.
-         Những đặc điểm chính của phương pháp vận động cá nhân:
·       Sự giao tiếp, chia sẻ thông tin mang tính liên tục, có phản hồi ngay.
·       Có hai hoặc số lượng ít cá nhân để không tạo thành giao tiếp nhóm.
·       Bối cảnh thuận tiện theo yêu cầu của đối tượng vận động.
·       Có các yếu tộ tạo nên sự tin cậy.
·       Thông điệp vận động được cá nhân hoá cao độ.
·       Có khả năng dẫn đến quyết định hoặc bước ngoặt cho việc ra quyêt định.
-    Các hình thức vận động cá nhân:
·       Thăm viếng tại nhà.
·       Hội ý trước, bên lề hoặc ngay sau các cuộc họp chính thức.
·       Gặp mặt tại các sự kiện thể thao, văn nghệ.
·       Thư, văn bản đề nghị, thỉnh cầu.
·       Nói chuyện điện thoại....
-         Vận động nhóm là tiến hành các hoạt động vận động thông qua việc gặp gỡ, giao tiếp nhóm với nhiều người, bao gồm cả những người có thẩm quyền quyết định hay những người có uy tín, nổi tiếng.
-         Những đặc điểm vận động nhóm:
·        Giao tiếp trao đổi thông tin trong hoặc giữa các nhóm cá nhân.
·        Có các thông tin phản hồi liên tục.
·        Tư cách hai mặt của đối tượng cần vận động: tư cách cá nhân và tư cách thành viên nhóm.
·        Tạo ra áp lực đối với cá nhân.
·        Tạo ra tiền đề, khuôn khổ nhận thức hay hành động chung đối với vấn đề cùng quan tâm.
-   Các hình thức vận động nhóm:
·        Họp thảo luận
·        Hội nghị
·        Hội thảo
·        Tham quan trao đổi kinh nghiệm
·        Lớp tập huấn
·        Các hoạt động gây quỹ
-         Vận động xã hội là các hoạt động vận động có sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng như báo, tạp chí, phát thanh, truyền hình, internet hướng đến nhiều nhóm đối tượng khác nhau trong xã hội. Nhờ những khả năng đặc biệt của mình, các phương tiện thông tin đại chúng được các nhóm công chúng khác nhau tiếp nhận như nguồn thông tin hữu ích, có độ tin cậy và có định hướng hành động.
-         Những thuộc tính hoạt động thông tin đại chúng
·        Phổ biến thông tin rộng rãi đến với nhiều nhóm người khác nhau.
·        Thời sự, kịp thời, liên tục.
·        Các chuyên mục thông tin định kỳ tạo ra thói quen sử dụng thông tin của công chúng.
·        Vừa đáp ứng nhu cầu thông tin vừa góp phần tạo ra nhu cầu cho công chúng.
·        Mang tính hình thức như thông tin từ các cơ quan tổ chức.
·        Chịu sự chỉ đạo, điều hành của pháp luật và các tổ chức chủ quản.
-    Vai trò của thông tin đại chúng trong vận động
·        Tạo chương trình nghị sự: Nêu ra các khía cạnh mới cho vấn đề cần vận động như vai trò nhà trường trong xây dựng hành vi tình dục an toàn cho học sinh, sinh viên
·        Hình thành nội dung và dư luận xã hội: Nhấn mạnh các bối cảnh xã hội và các yếu tố thiếu hụt trong chính sách,như sự thiếu hụt nội dung liên quan đến quan hệ tình dục an toàn trong chương trình giảng dạy của nhà trường
·        Phổ biến và duy trì chính sách: thường xuyên cập nhật các thông tin về các sự kiện liên quan như việc thử nghiệm lồng ghép các kiến thức, kỹ năng tình dục an toàn cho học sinh, sinh viên vào chương trình giáo dục trong nhà trường.
-         Đặc điểm vận động qua thông tin đại chúng
·        Đi tìm nguyên nhân của các vấn đề sức khoẻ và xã hội ở những bất hợp lý trong tổ chức quản lý chứ không phải trong những khiếm khuyết về kiến thức, thái độ và hành vi của cá nhân.
·        Lấy mục đích chủ yếu là giảm thiểu những bất hợp lý xã hội chứ không phải chỉ đơn thuần lấp đầy các lỗ hổng thông tin.
·        Tìm cách điều chỉnh hoặc thay đổi chính sách chứ không phải thay đổi hành vi của cá nhân.
·        Tập trung chủ yếu để tiếp cận và thâm nhập những người có uy tín và các nhà làm chính sách chứ không phải nạn nhân của vấn đề (vốn là đối tượng cố hữu của các chương trình truyền thông sức khoẻ nói chung và truyền thông dân số và SKSS nói riêng)
·        Làm việc với các nhóm  người có liên quan trong chiến dịch vận động để quảng bá tăng âm các ý kiến của họ chứ không truyền đạt các thông điệp của TTCĐHV.
-  Hình thức chủ yếu của vận động xã hội là truyền thông đại chúng, sử dụng báo, tạp chí, phát thanh, truyền hình. v.v...
-         Các sản phảm thông tin đại chúng dùng cho vận động
·        Đối với báo, tạp chí là: Cột tin tức, xã luận, phóng sự, thư bạn đọc, diễn đàn, phỏng vấn.
·        Đối với phát thanh: Tin tức, toạ đàm phát thanh, phóng sự phát thanh.
·        Đối với truyền hình: Tin tức, toạ đàm truyền hình, phóng sự truyền hình, đối thoại trực tiếp, phỏng vấn truyền hình.

KIM BẢNG

Trung tâm Dân số-KHHGĐ huyện Hưng Nguyên