[6] [dansohungnguyen] [slider-top-big] []
You are here: Home / , , SỰ “VÔ LÝ” CỦA CÁI RẤT “CÓ LÝ”

SỰ “VÔ LÝ” CỦA CÁI RẤT “CÓ LÝ”

Lâu nay, nói đến công tác Dân số-KHHGĐ thì  rất nhiều người boăn khoăn, nhất là không ít cán bộ là người đứng đầu tổ chức, cơ quan, đơn vị khi đánh giá về việc thực hiện chính sách dân số; đều cho rằng: đối với tổ chức, cơ quan, đơn vị có người vi phạm chính sách Dân số-KHHGĐ thì tổ chức, cơ quan, đơn vị đó và người đứng đầu bị hạ loại danh hiệu thi đua, hoặc không đưa vào diện bình xét thi đua, đơn vị văn hóa…là không đúng, vô lý, ai sai thì xử lý người đó chứ tổ chức, cơ quan, đơn vị có lỗi gì ?!
Dưới góc độ chuyên môn, có thể chưa bao quát hết các quy định của Đảng và Pháp luật Nhà nước, nhưng cũng xin mạo muội có đôi lời lý giải sự “ vô lý” nêu trên.
Trong tất cả các Chỉ thị Nghị quyết của Đảng đều nêu rõ quan điểm “Dân số là yếu tố quan trọng hàng đầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Công tác dân số là nhiệm vụ chiến lược, vừa cấp thiết vừa lâu dài; là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân” ( Nghị quyết số 21-NQ/TW, ngày 25/10/2017 Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới).
Chủ tịch UBND xã Hưng Trung quán triệt về công tác Dân số trên địa bàn xã

Đồng chí Ngô Thị Tuyên, cán bộ Trung tâm dân số huyện giới thiệu sảnphẩm xã hội hóa CSSKSS/KHHGĐ

Vị thành niên, thganh niên tham gia sinh hoạt SKSSVTN,TN

Thi Tìm hiểu kiến thức SKSSVTN,TN dưới hình thức rung chuông vàng

Thi Tìm hiểu kiến thức SKSSVTN,TN dưới hình thức rung chuông vàng

Truyền thông Chính sách Dân số, SKSS/KHHGĐ cho người dân trên sông nuóc

Truyền thông dân số trong cộng đồng dân cư ở Hưng Trung

Tô chức phát động chiến dịch truyền thông lồng ghép dịch ụ Dân số/SKSS/KHHĐ trên tất cả các xã, thị trấn 

Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu quan trọng nhất là:
“Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về công tác dân số. Thống nhất nhận thức của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, tạo sự đồng thuận cao trong toàn xã hội về tiếp tục chuyển trọng tâm chính sách từ tập trung vào kế hoạch hoá gia đình sang giải quyết toàn diện các vấn đề quy mô, cơ cấu, phân bố và chất lượng dân số trong mối quan hệ hữu cơ với phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Đưa công tác dân số, đặc biệt là nâng cao chất lượng dân số thành một nội dung trọng tâm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền các cấp. Thực hiện lồng ghép có hiệu quả các yếu tố dân số trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của cả nước, của từng ngành, từng địa phương. Phát huy tối đa lợi thế dân số vàng, thích ứng với già hoá dân số.
Tăng cường phối hợp liên ngành, phát huy mạnh mẽ vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân và của cả cộng đồng trong công tác dân số. Phân công trách nhiệm cụ thể, rõ ràng đối với từng ngành, từng cơ quan, đoàn thể trong thực hiện các mục tiêu, giải pháp; đặc biệt là trong việc thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động về công tác dân số, thực hiện nếp sống văn minh, xây dựng môi trường sống lành mạnh, nâng cao sức khoẻ và đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
Đề cao tính tiên phong, gương mẫu của mỗi cán bộ, đảng viên trong việc thực hiện chủ trương, chính sách về công tác dân số, nhất là sinh đủ 2 con, chú trọng nuôi dạy con tốt, gia đình hạnh phúc, tạo sức lan toả sâu rộng trong toàn xã hội”( Nghị quyết số 21-NQ/TW, ngày 25/10/2017 Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới).
Như vậy, Công tác Dân số-KHHGĐ là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Vì thế, hơn lúc nào hết, người đứng đầu phải chịu trách nhiệm trước tổ chức, cơ quan, đơn vị mình trong việc quản lý, tổ chức cho cán bộ, đảng viên và mọi người dân thực hiện nghiêm túc chính sách dân số. Tổ chức, cơ quan, đơn vị có người vi phạm thì tổ chức, cơ quan, đơn vị đó và người đứng đầu chưa hoàn thành nhiệm vụ được giao. Nói thật, lâu nay cũng còn có đâu đó tổ chức, cơ quan, đơn vị chưa thực sự chú công tác Dân số-KHHGĐ, còn buông lỏng, thậm chí thờ ơ nên mới để vi phạm xẩy ra. Nếu chúng ta, nhất quán trong lãnh đạo, chỉ đạo, hành động thì chắc chắn có hiệu quả.
Mặt khác, Bản chất các văn bản pháp luật hiện hành đều nêu rõ “ cuộc vận động thực hiện chính sách Dân số-KHHGĐ”. Đã là vận động, thì ai vận động ai? Rõ ràng là hệ thống chính trị phải ra tay vận động, tổ chức, cơ quan, đơn vị đứng ra vận động và người khởi xướng cuộc vận động phải là người đứng đầu. Nhiệm vụ Đảng giao phó, vận động thành công thì tổ chức, cơ quan, đơn vị và người đứng đầu có thành tích; để cá nhân xẩy ra vi phạm thì mất thành tích.
Phải chăng, cái “ vô lý” nhưng lại rất “có lý”

NÓI THẬT