[6] [dansohungnguyen] [slider-top-big] []
You are here: Home / , , , ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI TỈNH NGHỆ AN TỔ CHỨC HỘI NGHỊ LẤY Ý KIẾN GÓP Ý DỰ THẢO LUẬT DÂN SỐ

ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI TỈNH NGHỆ AN TỔ CHỨC HỘI NGHỊ LẤY Ý KIẾN GÓP Ý DỰ THẢO LUẬT DÂN SỐ

Sáng ngày 30 tháng 3 năm 2018; Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ an tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật Dân số;
Tham dự hội nghị có lãnh đạo Đoàn Đại biểu Quốc hội; đại diện Ban thường trực UBMTTQ tỉnh; Đại diện các Sở, ngành: Ban pháp chế HĐND tỉnh, Tư pháp, Y tế, Chi cục dân số - KHHGĐ tỉnh Nghệ An, TTCSSKSS Nghệ An; Giám đốc Trung tâm dân số huyện Hưng Nguyên, Thanh Chương, Đô Lương và Thành phố Vinh; Đại diện Hội Luật gia tỉnh và các cộng tác viên xây dựng pháp luật; Lãnh đạo và chuyên viên Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh.
Sau khi ông Trần Văn Mão Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An chủ trì hội nghị đã khai mạc; tất cả có 11 ý kiến tham gia sôi nổi và rất cụ thể; Giám đốc Trung tâm dân số huyện Hưng Nguyên đã tham gia ý kiến góp ý dự thảo như sau:
Dự thảo luật dân số ngày 11/3/2018 là dự thảo sau nhiều lần đã được tinh lọc những nội dung cô đọng nhất chỉ còn 7 chương, 39 điều với bố cục khá hợp lý:
Chương I: Những quy định chung ( 6 điều: điều 1- điều 6)
Chương 2: Quy mô dân số và kế hoạch hóa gia đình (8 điều: 7-14)
Chương 3: Cơ cấu dân số (6 điều: 15-20)
Chương 4: Phân bổ dân số ( 5 điều: 21-25)
Chương 5: Chất lượng Dân số ( 7 điều: 21-32)
Chương 6: Điều kiện đảm bảo công tác dân số ( 4 điều: 33-36)
Chương 7: điều khoản thi hành (3 điều: 37-39)
Luật dân số được xây dựng theo những quan điểm chỉ đạo sau đây:
Một là, tiếp tục thể chế hóa đầy đủ, kịp thời các chủ trương của Đảng về công tác dân số, trực tiếp nhất là Nghị quyết số 21-NQ/TW, ngày 25/10/2017 Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới.
Hai là, bảo đảm sự phù hợp với các quy định của Hiến pháp năm 2013, với các Điều ước quốc tế liên quan mà Việt Nam là thành viên; bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với các văn bản pháp luật khác có liên quan.
Ba là, nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo đảm tốt hơn các quyền con người, quyền cơ bản của công dân; đáp ứng được yêu cầu cải cách thủ tục hành chính; bảo đảm thực hiện tốt quản lý nhà nước đối với công tác dân số.
Bốn là, phát huy và kế thừa kinh nghiệm, truyền thống, các bài học kinh nghiệm, kết hợp với kiến thức, xu thế phát triển của khoa học công nghệ hiện đại. Tham khảo kinh nghiệm quốc tế vận dụng phù hợp vào điều kiện Việt Nam. Tiếp tục kế thừa, phát huy hiệu quả những quy định của Pháp lệnh dân số và khắc phục những khó khăn, vướng mắc của Pháp lệnh, bảo đảm tính khả thi cao khi Luật dân số được ban hành, áp dụng thuận lợi trong thực tế.
* Một số hình ảnh tham gia tại hội nghi:









* Trong phạm vi hiểu biết của mình, tại hội nghị hôm nay tôi xin được trình bày đôi điều suy nghĩ thêm như sau:
1, Sau khi nghiên cứu dự thảo Luật Dân số và thấy rằng văn phong của dự thảo chưa đúng với văn phong của một văn bản luật pháp, văn phong khoa học. thể hiện ở chỗ sử dụng “ có khảng hai con” ( điều 2, khoản 3); “ khoảng hai lần trở lên” ( điều 2, khoản 8) hay cụm từ “ nên có hai con” sử dụng trong nhiều điều khoản; Vậy hiểu nên có 2 con thì như thế nào là không nên có bao nhiêu con.
Hoặc cụm từ “ không quan hệ tình dục sớm” (điểm b, khoản 3, Điều 11) được hiểu thế nào là sớm ?
2, Văn bản chỉ nói đến sức khỏe sinh sản nhưng không bao giờ nhắc đến “sức khỏe tình dục”. Không chỉ trong dự thảo Luật dân số “ngại” nhắc đến cụm từ này mà trong tất cả các văn bản, trong văn kiện và ở mọi nơi, người ta gần như không bao giờ nhắc đến cụm từ này.
“Tình dục là gì? Tại sao bộ phận tiêu hóa thì phải ăn rất nhiều thứ, bộ phận hô hấp phải sống, phải hít thở, bộ phận tiết niệu phải bài tiết…. Tại sao bộ phận sinh dục lại không làm chức năng tình dục? Đó là một chức năng, một hành vi của bản năng con người được thực hiện từ đời nguyên thủy. Từ khi có loài người, có giống đực, giống cái đã có tình dục, thế thì tại sao chúng ta lại phải né tránh chữ “tình dục”?”
Xin được đề nghị:
1, Luật cần quy định rõ Mức sinh thay thế là bình quân thì mỗi phụ nữ có bao nhiêu con, thay thế cụm từ “ có khoảng hai con”
2, Về quyền của vợ chồng trong việc sinh con: Thống nhất với quy định “Quyết định tự nguyện, bình đẳng và có trách nhiệm về thời gian sinh con, số con, khoảng cách giữa các lần sinh.
Chính phủ quy định số con cụ thể trong từng giai đoạn để phù hợp với mục tiêu duy trì mức sinh thay thế”. Quy định như trên là chưa cụ thể, rõ ràng để mỗi cặp vợ chồng thực hiện và tạo cơ chế để Chính phủ chủ động, linh hoạt trong việc kiểm soát mức sinh.
Đề nghị thay thế cụm từ “ nên có hai con” bằng cụm từ “ không quá 2 con” hoặc “không quá ba con”…..
3, Trong dự thảo Luật Dân số nhất thiết cần phải nói đến vấn đề sức khỏe tình dục và sức khỏe sinh sản cho tất cả mọi người từ tuổi dậy thì trở lên. Phải quy định một cách rõ ràng, có trách nhiệm vì đây là một hoạt động bình thường của tất cả mọi người. Chính sức khỏe tình dục ảnh hưởng đến chất lượng dân số bởi liên quan đến đó là HIV, là bệnh lan tuyền qua đường tình dục, là khuyết tật và nhiều vấn đề khác…
Mọi người có quyền được tiếp cận kiến thức về tình dục an toàn
Trong lĩnh vực dân số, chất lượng dân số là quan trọng nhất, trong đó phải bình đẳng giữa nam và nữ. Mà đạt được vấn đề này, phụ nữ và trẻ em gái có yếu tố quyết định nhiều nhất. “Sức khỏe của phụ nữ và trẻ em gái chính là yếu tố quyết định chất lượng dân số của nước ta cũng như trên thế giới. Vì thế, đừng bao giờ bỏ quên chất lượng sinh sản, sức khỏe tình dục trong công tác dân số
4, Về định kỳ báo cáo số liệu về quy mô dân số và các giải pháp nhằm đạt mục tiêu về quy mô dân số: Thống nhất sự cần thiết quy định Chính phủ báo cáo Quốc hội hằng năm. Đề nghị bổ sung quy định rõ định kỳ xem xét điều chỉnh quy mô dân số để đánh giá xu hướng dân số, các biện pháp tác động phù hợp trong ngắn hạn và dài hạn; cần xác định định kỳ xem xét điều chỉnh quy mô dân số gắn với chu kỳ quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo sự điều tra, đánh giá đầy đủ về biến động quy mô và tính hiệu quả của chiến lược dài hạn về phát triển dân số.
Trước lúc Quốc hội thông qua Luật Dân số nên chăng cần điều tra, khảo sát lại thật khách quan về Quy mô dân số, Mức sinh, Mức sinh thay thế cũng như cơ cấu dân số. Nếu không khách quan, tin vào số ảo sẽ dẫn đến văn bản Luật không sát với thực tế xã hội ( Người có hộ khẩu nhiều nơi không phải là ít; thống kê hộ sổ gia đình của chuyên ngành dân số trùng lặp, hoặc bỏ sót….)
5, Việc điều chỉnh mức sinh: đề nghị dự luật cần có quy định các nguyên tắc, cơ chế, biện pháp can thiệp, điều tiết cụ thể để thực hiện việc “giảm sinh ở những tỉnh, thành phố có mức sinh cao, duy trì kết quả đạt được ở những tỉnh, thành phố đạt mức sinh thay thế, tăng sinh ở những nơi có mức sinh thấp để đạt mức sinh thay thế” nhằm đạt mục tiêu dân số của quốc gia mà không làm ảnh hưởng đến chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và dân số của từng địa phương.
Đồng thời, việc xác định nơi nào có mức sinh cao, mức sinh thay thế, mức sinh thấp cần quy định cụ thể, như: cấp có thẩm quyền xác định, tiêu chí xác định, thời điểm xác định,… để đảm bảo tính thực thi.
6, Về Quyền và nghĩa vụ của người được phá thai: Cần xem xét lại quy định về việc “Khuyến khích vợ, chồng trao đổi thông tin với nhau trước khi phá thai”. Bởi vì, thai nhi là sản phẩm của vợ và chồng, nên việc phá thai cần bình đẳng giữa vợ và chồng. Nếu không có sự bắt buộc trao đổi giữa 02 vợ chồng thì dễ dẫn đến các mâu thuẫn hôn nhân, hệ lụy xã hội. Vì vậy, cần phải cân nhắc nhiều hơn về vấn đề này để đảm bảo điều kiện thực hiện phá thai an toàn, hợp pháp và đảm bảo các vấn đề đạo đức, gia đình, xã hội có thể phát sinh.
*Làm thế nào để phân biệt được phá thai theo nguyện vọng ( như điều 6) với phá thai do lựa chọn giới tính quy định tại khoản 6 điều 6 Luật này. Đây là vấn đề mập mờ trong thực tiễn và rất khó.
7, Về các chính sách hỗ trợ của nhà nước thực hiện kế hoạch hóa gia đình: đề nghị cần quy định cụ thể hơn về hỗ trợ như thế nào, hỗ trợ cái gì, mức độ hỗ trợ, đối tượng thụ hưởng,... đảm bảo cơ sở pháp lý bố trí nguồn lực thực hiện nội dung “Nhà nước hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các chương trình, dự án về kế hoạch hóa gia đình; ưu tiên đối với vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, khó khăn, người dân tộc thiểu số rất ít người, người các dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, cận nghèo” để đảm bảo quy mô dân số ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn, người dân tộc thiểu số rất ít người.
8, Về cân bằng giới tính khi sinh:
a. Nên có đánh giá khoa học nguyên nhân mất cân bằng giới tính khi sinh có phải xuất phát từ sinh 1-2 con nên dẫn đến có sự lựa chọn, cân nhắc trong khi quyết định sinh con hay không? Nếu vì lý do này, liệu Luật quy định cho mỗi cặp vợ chồng có không quá 3 con được không? Ảnh hưởng đến quy mô dân số như thế nào?
b. Trách nhiệm thực hiện cân bằng giới tính khi sinh ( khoản 2, điều 16) cần bổ sung quy định cải tiến đổi mới, khắc phục các hủ tục trong việc cưới, việc tang; nó có tác động rất lớn đến việc lựa chọn sinh con trai, con gái.
Hội nghị đồng tình và đánh giá cao về các ý kiến góp ý trên; Chue trì hội nghi tiếp thu, tổng hợp các ý kiến để tham gia tại kỳ họp Quốc hội sắp tới

Kim Bảng - TTDSHN