[6] [dansohungnguyen] [slider-top-big] []
You are here: Home / , DÂN SỐ - KHHGĐ XÃ HƯNG THỊNH: QUÁ TRÌNH PHÁT TRIÊN VÀ TRƯỞNG THÀNH

DÂN SỐ - KHHGĐ XÃ HƯNG THỊNH: QUÁ TRÌNH PHÁT TRIÊN VÀ TRƯỞNG THÀNH

I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ ĐỊA GIỚI
Bản đồ vệ tinh xã Hưng Thịnh
Xã Hưng Thịnh là xã nằm trên trục đường tỉnh lộ 558 (thường gọi 8B), có Quốc lộ 1, đường tránh Vinh chạy qua và cách Trung tâm Thành phố Vinh khoảng 7 km về phía Tây Nam, cách Trung tâm Thị trấn Hưng Nguyên 5 km. Là xã có quỹ đất lớn, đặc biệt là đất sản xuất nông nghiệp. Dân cư ở tập trung, hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội tương đối hoàn chỉnh.
- Phía Bắc giáp Thành Phố Vinh và Phượng Hoàng Trung Đô (dưới chân núi Quyết) Thành Phố Vinh.
- Phía Nam giáp xã Hưng Phúc;
- Phía Đông giáp xã Hưng Lợi;
- Phía Tây giáp xã Hưng Mỹ, phân giới bởi đường sắt Bắc - Nam.
Xã Hưng Thịnh có địa hình thấp trũng, thấp dần về phía Đông. Thấp nhất là vùng đất canh tác nông nghiệp phía Đông (2,4m), cao độ bình quân khu vực 3,8m. Địa chất công trình mang đặc điểm chung của địa chất khu vực Thành Phố Vinh và huyện Hưng Nguyên. Là địa chất của vùng trầm tích đồng bằng hạ lưu Sông Cả. Cấu tạo địa tầng gồm nhiều lớp cát màu vàng, nâu, xám, đen, cát pha sét các dạng nhão, chặt vừa và chặt.
Hưng Thịnh có nguồn nước ngọt từ sông Cầu Gãy và sông Rào Màng, đảm bảo nguồn nước sinh hoạt và sản xuất. Mực nước các sông, kênh phụ thuộc mực nước sông Lam.
Toàn xã có tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã là 435,7 ha, có 1130 hộ và hơn 4000 nhân khẩu được bố trí trên 12 đơn vị xóm gồm: Yên Thọ, Yên Phong, Đồng Phong, Yên Đồng, Yên Phú, Yên Hòa, Yên Trung, Yên Thượng, Yên Hạ, Xuân Am, Yên Tùy, Xuân Tân.
- Thuận lợi:  Địa hình rộng, trình độ dân trí đồng đều. Tình hình an ninh trật tự được giữ vững, bình quân thu nhập đầu người tăng đều hàng năm.
Người dân Hưng Thịnh có lối sống giản dị, cần cù, chăm chỉ với khoảng 55% là sản xuất nông nghiệp, 45% sống bằng nghề dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, đặc biệt Hưng Thịnh còn nổi tiếng với nghề gò hàn, buôn bán, dịch vụ.
Về tôn giáo tín ngưỡng: Là một xã giàu truyền thống văn hoá, yêu nước. Nơi đây có di tích Đền Ông Hoàng Mười - là địa điểm tâm linh quan trọng, thu hút được sự quan tâm, chú ý của người dân. Đền Ông Hoàng Mười được xây dựng năm 1634 (thời Hậu Lê). Năm 2002, đền được UBND tỉnh Nghệ An xếp hạng Di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh. Ngoài ra, Hưng Thịnh còn có 25% theo đạo Công giáo, có 3 xóm giáo trong đó có 1 xóm giáo toàn tòng.
- Khó khăn: Là vùng có địa hình chiêm trũng nên hàng năm đều phải hứng chịu nhiều đợt lũ lụt. Là địa bàn giáp ranh với Thành Phố Vinh, có nhiều thành phần dân cư nhập cư vào địa bàn. Vì vậy, nhận thức cũng như việc tuyên truyền phổ biến các chủ trương gặp nhiều khó khăn.
II. TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ, KINH TẾ - XÃ HỘI:
Hưng Thịnh là xã có tiềm năng tài nguyên đất đai màu mỡ, bằng phẳng, hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng cơ bản hoàn thiện đáp ứng nhu cầu tưới, tiêu chủ động cho toàn bộ diện tích đất nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế khá tốt trong sản xuất. Năng suất bình quân đạt 7,24 tấn/ha, tổng sản lượng đạt 1342 tấn. Thu nhập bình quân đầu người đến nay là 20 triệu đồng/người/năm.
Bên cạnh đó, ngành nghề dịch vụ phát triển mạnh đã thu hút lực lượng lao động tham gia hoạt động trên lĩnh vực này ngày một tăng, nhân dân đã năng động chuyển đổi số lượng lao động nhàn rỗi của Nông nghiệp sang tham gia các hoạt động dịch vụ buôn bán, ngành nghề xây dựng, gò hàn cơ khí...
Đặc biệt, xã Hưng Thịnh đã làm tốt công tác xóa đói, giảm nghèo, tăng cường làm giàu, đến nay Hưng Thịnh còn lại 6% hộ nghèo.
Đảng bộ xã Hưng Thịnh có 16 chi bộ cơ sở trong đó có 12 chi bộ nông thôn, 3 chi bộ khối trường học, 1 chi bộ Trạm y tế xã. Hàng năm, Đảng bộ xã được công nhận là Đảng bộ trong sạch vững mạnh; chính quyền, Mặt trận và các tổ chức đoàn thể được xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Dưới sự lãnh đạo của BCH Đảng bộ, quản lý điều hành của chính quyền và công tác vận động quần chúng của Mặt Trận Tổ Quốc và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội, cùng với sự nỗ lực cố gắng của đội ngũ cán bộ và toàn thể nhân dân; Trong nhiều năm liền, Chính quyền và các ban ngành liên quan đến Mặt trận luôn nằm trong tốp đầu của huyện Hưng Nguyên.
Hưng Thịnh là xã có phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao chuyển biến rõ rệt. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá khu dân cư đã và đang thu được những kết quả tích cực. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, TDTT đã trở thành các sinh hoạt thường xuyên trong mỗi địa bàn dân cư, các trường học; các thiết chế văn hóa tại cơ sở như Nhà văn hóa, cổng làng, sân chơi thể thao, hệ thống truyền thanh kỹ thuật số không dây, các cụm cổ động, panô áp phích.v.v..đã được đầu tư nâng cấp cơ bản đạt chuẩn từ xã đến các xóm; các hoạt động y tế, giáo dục luôn được quan tâm chú trọng...từng bước đưa đời sống văn hoá, tinh thần của nhân dân ngày càng nâng cao.
Toàn xã hiện có 8 làng đạt danh hiệu Làng văn hoá và 3 trường học đạt đơn vị văn hoá, Trạm y tế xã; tỷ lệ gia đình văn hoá đạt gần 80%, các trường học đang xây dựng đạt chuẩn, riêng trường Mầm non, trường Tiểu học Hưng Thịnh đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ I. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội luôn được giữ vững.
Hệ thống cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật của địa phương được chú trọng đầu tư; 100% hệ thống giao thông trong toàn xã đã được bê tông hóa; các công trình như: Trụ sở làm việc của xã, hệ thống các trường học, Trạm y tế,  Bưu điện văn hóa xã…
Xã Hưng Thịnh đang tích cực khơi dậy tiềm năng, phát huy tinh thần tự lực, tự cường, xây dựng quê hương ngày càng phát triển đi lên.
III. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TÁC DÂN SỐ - KHHGĐ:
1.     Qúa trình hình thành:
Năm 1994 Ban Dân số - KHHGĐ xã Hưng Thịnh được thành lập theo Nghị Định số 42/CP, ngày 21/6/1993 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức bộ máy và lề lối làm việc của Uỷ ban Quốc gia Dân số và kế hoạch hóa gia đình. Do ông Hồ Trọng Thanh Chủ tịch UBND xã làm Trưởng ban từ năm 1994 - 1999, Bà Dương Thị Sâm làm cán bộ chuyên trách Dân số -KHHGĐ từ năm 1994 - 1995, Ông Lê Văn Hùng làm cán bộ chuyên trách Dân số - KHHGĐ từ năm 1996 - 1997; các ông, bà trưởng các ban ngành, đoàn thể có liên quan làm thành viên và mạng lưới cộng tác viên của 16 xóm, nhưng mới chỉ có 6 Cộng tác viên. Đến năm 1999, Ông Dương Văn Bính, Chủ tịch UBND xã làm Trưởng ban Dân số - KHHGĐ xã, Bà Võ Thị Khuyên làm cán bộ Dân số - KHHGĐ xã.
Đến năm 2002 thực hiện Nghị Định số 94/CP, ngày 11/11/2002 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Uỷ ban Dân số, Gia đình & Trẻ em. Ban Dân số - KHHGĐ xã Hưng Thịnh được đổi thành Ban Dân số, Gia đình & Trẻ em.
Đ/c Phan Thị Mai
Viên chức DS-KHHGĐ xã
Và đến năm 2008, Ban Dân số, Gia đình & Trẻ em xã Hưng Thịnh được đổi thành Ban Dân số - Kế hoạch hoá gia đình, theo Thông tư 05/2008/TT-BYT, ngày 14/5/2008 Về việc hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy Dân số - KHHGĐ ở địa phương. Do ông Dương Văn Bính Chủ tịch UBND xã làm Trưởng ban, bà Phan Thị Mai làm cán bộ chuyên trách Dân số - KHHGĐ, các ông, bà trưởng các ban ngành, đoàn thể có liên quan làm thành viên và mạng lưới Cộng tác viên của 12 xóm. Đến ngày 3/9/2013, bà Phan Thị Mai trở thành viên chức Dân số - KHHGĐ xã theo Quyết định số 77 ngày 19/10/2012 của Uỷ ban nhân dân Tỉnh Nghệ An.
Năm 2008 do chia tách địa giới, 4 xóm chuyển về Thành Phố Vinh gồm xóm Châu Hưng, Xóm Yên Cư, Xóm 1, Xóm 2. Hiện nay xã Hưng Thịnh còn 12 xóm với 12 cộng tác viên.
Đến năm 2010, Ông Dương Văn Hương, Chủ tịch UBND xã làm Trưởng ban Dân số - KHHGĐ xã.
Ban chỉ đạo thực hiện công tác Dân số - Kế hoạch hoá gia đình xã Hưng Thịnh từ năm 2012 ­đến ­nay, Ban chỉ đạo thực hiện công tác Dân số- KHHGĐ xã Hưng Thịnh gồm các ông bà sau:
TT
Họ và tên
Chức vụ
Nhiệm vụ
1
Lê Văn Hùng
 Chủ tịch UBND xã
Trưởng ban
2
Ngô Xuân Giáp
Trạm trưởng trạm y tế
Phó  ban
3
Phan Thị Mai
Chuyên trách DS-KHHGĐ
Phó ban trực
4
Dương Văn Cương
Cán bộ Tư pháp -Hộ Tịch
Ban viên
5
Ngô Xuân Lương
Chủ tịch Hội CCB
Ban viên
6
Hoàng Văn Thông
Chủ tịch MTTQ
Ban viên
7
Nguyễn Văn Trinh
CB Văn hoá
Ban viên
8
Lê Thanh Bình
CB Tài chính
Ban viên
9
Nguyễn Bá Chế
Văn phòng - Thống kê
Ban viên
10
Ngô Xuân Hùng
Trưởng công an
Ban viên
11
Hồ Văn Đức
Chủ tịch Hội ND
Ban viên
12
Lê Thị Yến
Chủ tịch Hội LHPN
Ban viên
13
Dương Thị Ca
Bí thư ĐTN
Ban Viên
 
BCĐ thực hiện công tác Dân số-KHHGĐ xã Hưng Thịnh
Về mạng lưới cộng tác viên Dân số - KHHGĐ hiện nay như sau:

TT
Họ và tên
Xóm
1
Ngô Thị Tuyển
Yên Thọ
2
Kim Thị Điệp
Yên Phong
3
Phan Thị Hoan
Đồng Phong
4
Nguyễn Thị Hà
Yên Đồng
5
Nguyễn Thị Thu
Yên Phú
6
Nguyễn Thị Hà
Yên Hòa
7
Ngô Thị Hoài
Yên Trung
8
Hồ Thị Hồng
Yên Thượng
9
Lê Thị Phương
Yên Hạ
10
Lê Thị Chung
Xuân Am
11
Trần Thị Chính
Yên Tùy
12
Nguyễn Thị Lương
Xuân Tân

2.     Những kết quả đạt được:
Trong những năm qua, với sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Trung tâm Dân số - KHHGĐ huyện, cấp ủy Đảng, chính quyền, sự phối hợp chặt chẽ của các ban ngành, đoàn thể, bằng sự nỗ lực của đội ngũ làm công tác Dân số - KHHGĐ từ xã đến xóm, công tác Dân số - KHHGĐ xã Hưng Thịnh đã đạt nhiều kết quả nổi bật.
Ngay từ đầu mới thành lập toàn xã 1439 hộ, với 6213 nhân khẩu; tỷ suất sinh thô 19,8%o, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên là 20,5%, tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai là 51,2%. Ở thời điểm này công tác Dân số - KHHGĐ xã còn gặp nhiều khó khăn, số cộng tác viên ít nên khó khăn trong công tác tuyền truyền vận động, chất lượng dân số còn thấp, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng trên 20%.
Đến tháng 8 năm 2008, do chia tách 4 xóm về Thành Phố Vinh, nên toàn xã còn 1102 hộ với 4136 nhân khẩu. Tỷ suất sinh thô năm 2008, là 19,5%o, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên là 18,6%, tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai đạt 79,6%.
  Đến quý I năm 2014, công tác Dân số - KHHGĐ đã từng bước được ổn định, toàn xã có 1141 hộ với 310 hộ giáo dân, 4554 nhân khẩu. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân 1% năm. Tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai đạt 81,3%. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm xuống còn 17%. Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên giảm dần qua các năm, năm 2008 tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên là 18,6%, đến năm 2014 giảm xuống còn 12,8%. Đặc biệt xã Hưng Thịnh có nhiều xóm nhiều năm liền không có người sinh con thứ 3 trở lên là xóm: Yên tùy, Yên Thượng, Yên Trung. Tiêu biểu cho phong trào này là xóm Yên Trung có 17 năm liền không có người sinh con thứ 3 trở lên.
          IV. THÀNH TÍCH KHEN THƯỞNG:
1. Khen thưởng ở xã:
Năm 2000:
- Chủ tịch UBND huyện tặng giấy khen đã có thành tích xuất sắc trong công tác Bảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ em năm 2000.
Năm 2004:
- Chủ tịch UBND tỉnh tặng giấy khen đã có thành tích xuất sắc trong công tác Dân số, Gia đình và Trẻ em năm 2004.
Năm 2006: 
- Chủ tịch UBND huyện tặng giấy khen đã có thành tích xuất sắc trong công tác Dân số, Gia đình và Trẻ em năm 2006.
Năm 2009:
- Chủ tịch UBND huyện tặng giấy khen đã có thành tích xuất sắc trong công tác Dân số-Kế hoạch hóa gia đình, giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên trên 5%.
Năm 2010:
- Chủ tịch UBND huyện tặng giấy khen đã có thành tích xuất sắc trong công tác Chiến lược truyền thông chuyển đổi hành vi DS/SKSS/KHHGĐ giai đoạn ( 2006 -2010).
2. Khen thưởng ở xóm:
- Năm 2007, xóm Yên Trung được chủ tịch UBND huyện khen thưởng 10 năm liền không có người sinh con thứ 3 trở lên.
- Năm 2008, xóm Yên Tùy được chủ tịch UBND huyện khen thưởng 5 năm liền không có người sinh con thứ 3 trở lên.
- Năm 2009, xóm Yên Trung được chủ tịch UBND huyện khen thưởng 12 năm liền không có người sinh con thứ 3 trở lên.
- Năm 2010, xóm Đồng Phong được chủ tịch UBND huyện khen thưởng 2 năm liền không có người sinh con thứ 3 trở lên.
- Năm 2010, xóm Yên Hạ được chủ tịch UBND huyện khen thưởng 2 năm liền không có người sinh con thứ 3 trở lên.
- Năm 2011, xóm Yên Trung được chủ tịch UBND huyện khen thưởng 15 năm liền không có người sinh con thứ 3 trở lên.
- Năm 2012, xóm Yên Đồng  được chủ tịch UBND huyện khen thưởng 2 năm liền không có người sinh con thứ 3 trở lên.


Nguồn: Ban chỉ đạo thực hiện công tác Dân số - KHHGĐ xã Hưng Thịnh