(Dansohungnguyen.com). Để tiện việc theo dõi của quý vị, Trung tâm Dân số-KHHGĐ huyện đăng trích Nghị định số 176/2013/NĐ-CP, ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Y tế phần liên quan đến vi phạm hành chính về dân số.
CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 176/2013/NĐ-CP
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 176/2013/NĐ-CP
Hà
Nội, ngày 14 tháng 11 năm 2013
NGHỊ
ĐỊNH
QUY ĐỊNH
XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC Y TẾ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm
2012;
Căn cứ Luật dược ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy
giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và
hiến, lấy xác ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm ngày 21 tháng 11
năm 2007;
Căn cứ Luật bảo hiểm y tế ngày 14 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật khám bệnh, chữa bệnh ngày 23 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá ngày 18 tháng
6 năm 2012;
Căn cứ Pháp lệnh dân số ngày 09 tháng 01 năm 2003, Pháp
lệnh sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh dân số ngày 27 tháng 12 năm 2008;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế,
Chính phủ ban hành Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực y tế.
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1.
Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức, mức xử phạt,
biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính; thẩm quyền
lập biên bản, thẩm quyền xử phạt, mức phạt tiền cụ thể theo từng chức danh đối
với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.
2.
Vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế quy định tại Nghị định này là những hành
vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm các quy định của pháp luật về
quản lý nhà nước trong lĩnh vực y tế mà không phải là tội phạm và theo quy định
của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính, bao gồm:
a)
Vi phạm các quy định về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS;
b)
Vi phạm các quy định về khám bệnh, chữa bệnh;
c)
Vi phạm các quy định về dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;
d)
Vi phạm các quy định về bảo hiểm y tế;
đ)
Vi phạm các quy định về dân số.
3.
Các hành vi vi phạm hành chính khác trong lĩnh vực y tế không quy định tại Nghị
định này mà được quy định tại các nghị định khác về xử phạt vi phạm hành chính
thì áp dụng quy định tại nghị định đó để xử phạt.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1.
Tổ chức, cá nhân Việt Nam ;
tổ chức, cá nhân nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế
trên lãnh thổ Việt Nam .
2.
Người có thẩm quyền lập biên bản, xử phạt vi phạm hành chính và các tổ chức, cá
nhân khác có liên quan.
Điều 3. Biện pháp khắc phục hậu quả
Ngoài
các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại các Điểm a, c, d, đ, e, g, h
và i Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính, tùy theo tính chất, mức
độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế có thể bị
áp dụng một trong các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
1.
Buộc tổ chức thực hiện các biện pháp tẩy uế, khử khuẩn chất thải, quần áo, đồ
dùng, môi trường xung quanh, phương tiện vận chuyển người bệnh;
2.
Buộc tiếp nhận người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A;
3.
Buộc thực hiện việc cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế, xử lý y tế đối với
người, phương tiện vận tải, hàng hóa mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc
nhóm A;
4.
Buộc tiếp nhận người nhiễm HIV, tiếp nhận và thực hiện việc mai táng, hỏa táng
đối với thi hài, hài cốt người nhiễm HIV;
5.
Buộc xin lỗi trực tiếp hoặc công khai trên phương tiện thông tin đại chúng;
6.
Buộc hoàn trả số tiền đã vi phạm vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế hoặc
cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
7.
Buộc hoàn trả số tiền lãi của số tiền bảo hiểm y tế chưa đóng, chậm đóng vào
tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế;
8.
Buộc hoàn trả số tiền lãi cho khoản tiền chênh lệch do kê khai sai hoặc khoản
tiền nộp chậm;
9.
Buộc hoàn trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo phạm vi quyền lợi và mức hưởng
bảo hiểm y tế mà đối tượng đã phải tự chi trả. Trường hợp không hoàn trả được
cho đối tượng thì nộp vào ngân sách nhà nước;
10.
Buộc xóa bỏ, gỡ bỏ nội dung về phương pháp để có được giới tính thai nhi theo ý
muốn;
11.
Buộc tháo dụng cụ tử cung, thuốc cấy tránh thai;
12.
Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi thẻ nhân viên tiếp cận cộng
đồng, thẻ bảo hiểm y tế, số tiếp nhận phiếu công bố, rút số đăng ký lưu hành
thuốc.
Điều 4. Quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
1.
Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính về dân số là 30.000.000
đồng đối với cá nhân và 60.000.000 đồng đối với tổ chức.
2.
Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính về y tế dự phòng và
phòng, chống HIV/AIDS là 50.000.000 đồng đối với cá nhân và 100.000.000 đồng
đối với tổ chức.
3.
Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính về bảo hiểm y tế là
75.000.000 đồng đối với cá nhân và 150.000.000 đồng đối với tổ chức.
4.
Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa
bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế là 100.000.000 đồng đối với cá nhân
và 200.000.000 đồng đối với tổ chức.
5.
Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá
nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ
chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
6.
Thẩm quyền xử phạt tiền của các chức danh quy định tại Chương III Nghị định này
là thẩm quyền đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Trong trường
hợp phạt tiền thẩm quyền xử phạt tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân.
Chương 2.
HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP
KHẮC PHỤC HẬU QUẢ
......................................... ( Xem nội dung Nghị định)
MỤC 5. HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ DÂN SỐ
Điều 80. Vi phạm quy định về tuyên truyền, phổ biến thông
tin về dân số
1.
Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các
hành vi sau đây:
a)
Có lời nói, hành động cản trở việc vận động, tuyên truyền, tư vấn về thực hiện
kế hoạch hóa gia đình;
b)
Lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo, phong tục, tập quán lạc hậu nhằm cản trở việc
vận động, tuyên truyền, tư vấn về thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
2.
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi tuyên truyền,
phổ biến thông tin không đúng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
nước về dân số.
3.
Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch
thu tang vật được sử dụng để thực hiện hành vi quy định tại Khoản 2 Điều này.
4.
Biện pháp khắc phục hậu quả:
a)
Buộc tiêu hủy tài liệu, vật phẩm có nội dung không đúng đường lối, chính sách
của Đảng, pháp luật của Nhà nước về dân số đã được sử dụng để thực hiện hành vi
quy định tại Khoản 2 Điều này;
b)
Buộc cải chính thông tin không đúng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật
của Nhà nước về dân số đối với hành vi quy định tại Khoản 2 Điều này.
Điều 81. Vi phạm quy định về tuyên truyền, phổ biến, tư vấn
phương pháp để có được giới tính thai nhi theo ý muốn
1.
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi
sau đây:
a)
Tuyên truyền, phổ biến phương pháp để có được giới tính thai nhi theo ý muốn;
b)
Tư vấn phương pháp để có được giới tính thai nhi theo ý muốn.
2.
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi
sau đây:
a)
Bán, cho thuê, phân phát, đưa lên mạng internet xuất bản ấn phẩm có nội dung về
phương pháp để có được giới tính thai nhi theo ý muốn;
b)
Đăng, phát thông tin có nội dung về phương pháp để có được giới tính thai nhi
theo ý muốn.
3.
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi xuất bản ấn
phẩm có nội dung về phương pháp để có được giới tính thai nhi theo ý muốn.
4.
Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch
thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này.
5.
Biện pháp khắc phục hậu quả:
a)
Buộc tiêu hủy tài liệu, vật phẩm được sử dụng để tuyên truyền, phổ biến phương
pháp để có được giới tính thai nhi theo ý muốn đối với hành vi quy định tại
Điểm a Khoản 1 và Khoản 3 Điều này;
b)
Buộc xóa bỏ, gỡ bỏ nội dung về phương pháp để có được giới tính thai nhi theo ý
muốn đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này.
Điều 82. Hành vi chẩn đoán, xác định giới tính thai nhi
1.
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi bói toán cho
người đang mang thai để xác định giới tính thai nhi.
2.
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi bắt mạch hoặc
siêu âm hoặc xét nghiệm cho người đang mang thai để chẩn đoán và tiết lộ, cung
cấp thông tin về giới tính thai nhi, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
3.
Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước
quyền sử dụng giấy phép hoạt động, chứng chỉ hành nghề trong thời hạn từ 01
tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại Khoản 2 Điều này.
Điều 83. Vi phạm quy định về lựa chọn giới tính thai nhi
1.
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi đe dọa dùng vũ
lực, uy hiếp tinh thần ép buộc người khác phải áp dụng phương pháp để có được
giới tính thai nhi theo ý muốn.
2.
Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi dùng vũ lực ép
buộc người khác phải áp dụng phương pháp để có được giới tính thai nhi theo ý
muốn.
3.
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi
sau đây:
a)
Chỉ định hoặc hướng dẫn sử dụng thuốc để có được giới tính thai nhi theo ý
muốn;
b)
Cung cấp thuốc để có được giới tính thai nhi theo ý muốn;
c)
Nghiên cứu các phương pháp để có được giới tính thai nhi theo ý muốn, trừ
trường hợp được pháp luật cho phép.
4.
Hình thức xử phạt bổ sung:
a)
Tịch thu tang vật được sử dụng để thực hiện hành vi quy định tại Điểm b Khoản 3
Điều này;
b)
Đình chỉ hoạt động khám bệnh, chữa bệnh, nghiên cứu trong thời hạn từ 01 tháng
đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại Điểm a và Điểm c Khoản 3 Điều này;
c)
Đình chỉ hoạt động kinh doanh thuốc trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối
với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều này.
Điều 84. Hành vi loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới
tính
1.
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi loại bỏ thai nhi
vì lý do lựa chọn giới tính của người mang thai mà không bị ép buộc phải loại
bỏ thai nhi.
2.
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành ví dụ dỗ, lôi kéo
người mang thai loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính.
3.
Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đe dọa dùng vũ
lực, uy hiếp tinh thần để ép buộc người mang thai loại bỏ thai nhi vì lý do lựa
chọn giới tính.
4.
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi dùng vũ lực để
ép buộc người mang thai phải loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính.
5.
Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi
sau đây:
a)
Cung cấp hóa chất, thuốc để loại bỏ thai nhi mà biết rõ người đang mang thai
muốn loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính;
b)
Chỉ định hoặc hướng dẫn sử dụng hóa chất, thuốc hoặc các biện pháp khác để loại
bỏ thai nhi mà biết rõ người đang mang thai muốn loại bỏ thai nhi vì lý do lựa
chọn giới tính.
6.
Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi phá thai mà
biết rõ người đang mang thai muốn loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính.
7.
Hình thức xử phạt bổ sung:
a)
Tịch thu tang vật được sử dụng để thực hiện hành vi quy định tại Điểm a Khoản 5
Điều này;
b)
Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động, chứng chỉ hành nghề trong thời hạn từ
03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 5 Điều này;
c)
Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động, chứng chỉ hành nghề trong thời hạn từ
06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại Khoản 6 Điều này;
d)
Đình chỉ hoạt động kinh doanh thuốc trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối
với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều này.
Điều 85. Hành vi cản trở, cưỡng bức thực hiện kế hoạch hóa
gia đình
1.
Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các
hành vi sau đây:
a)
Không cung cấp phương tiện tránh thai miễn phí cho người thuộc diện được cấp
theo quy định của pháp luật và có đăng ký sử dụng phương tiện tránh thai miễn
phí;
b)
Có lời nói hoặc hành động xúc phạm danh dự, nhân phẩm người sử dụng biện pháp
tránh thai, người sinh toàn con trai hoặc sinh toàn con gái.
2.
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi đe dọa dùng vũ
lực, uy hiếp tinh thần để ép buộc người khác phải sử dụng biện pháp tránh thai.
3.
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi
sau đây:
a)
Đe dọa dùng vũ lực, uy hiếp tinh thần để ép buộc người khác không sử dụng biện
pháp tránh thai hoặc ngừng sử dụng biện pháp tránh thai;
b)
Đe dọa dùng vũ lực, uy hiếp tinh thần để ép buộc người khác phải mang thai;
phải sinh thêm con khi họ đã sinh toàn con trai hoặc sinh toàn con gái.
4.
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi dùng vũ lực để
ép buộc người khác phải sử dụng biện pháp tránh thai.
5.
Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi
sau đây:
a)
Đặt dụng cụ tử cung, tiêm thuốc tránh thai, cấy thuốc tránh thai mà không có sự
đồng ý của người sử dụng;
b)
Dùng vũ lực để ép buộc người khác không được sử dụng biện pháp tránh thai hoặc
ngừng sử dụng biện pháp tránh thai;
c)
Dùng vũ lực để ép buộc người khác phải mang thai; phải sinh thêm con khi họ đã
sinh toàn con trai hoặc sinh toàn con gái.
6.
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện kỹ
thuật triệt sản mà không có sự đồng ý của người bị triệt sản.
7.
Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước
quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong thời hạn 01 tháng đến 03
tháng đối với hành vi quy định tại Khoản 6 Điều này.
8.
Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc
tháo dụng cụ tử cung, thuốc cấy tránh thai đối với hành vi quy định tại Điểm a
Khoản 5 Điều này.
Điều 86. Vi phạm quy định về bán phương tiện tránh thai
1.
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi bán phương tiện
tránh thai được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định là cung cấp miễn phí.
2.
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi bán phương tiện
tránh thai là sản phẩm tiếp thị xã hội cao hơn giá đã được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền quy định.
3.
Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch
thu tang vật được sử dụng để thực hiện hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.
4.
Biện pháp khắc phục hậu quả:
a)
Buộc hoàn trả số tiền thu được đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.
Trường hợp không hoàn trả được cho đối tượng thì nộp vào ngân sách nhà nước;
b)
Buộc hoàn trả số tiền chênh lệch đối với hành vi quy định tại Khoản 2 Điều này.
Trường hợp không hoàn trả được cho đối tượng thì nộp vào ngân sách nhà nước.
MỤC 6. HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH KHÁC TRONG LĨNH VỰC Y TẾ
Điều 87. Vi phạm quy định về thông tin giáo dục, truyền
thông về nuôi con bằng sữa mẹ
1.
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi phát hành tài
liệu truyền thông về nuôi con bằng sữa mẹ không bảo đảm một trong các nội dung
sau đây:
a)
Lợi ích và tính ưu việt của việc nuôi con bằng sữa mẹ, khẳng định sữa mẹ là
thức ăn tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ; các yếu
tố chống nhiễm khuẩn, đặc biệt là kháng thể chỉ có trong sữa mẹ có tác dụng
giúp cho trẻ phòng, chống bệnh tiêu chảy, nhiễm khuẩn đường hô hấp và một số
bệnh nhiễm khuẩn khác;
b)
Hướng dẫn nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ đến 06 tháng tuổi và tiếp tục cho trẻ
bú sữa mẹ đến 24 tháng tuổi hoặc lâu hơn, cho trẻ ăn thức ăn bổ sung hợp lý từ
06 tháng tuổi;
c)
Các bất lợi khi không nuôi con bằng sữa mẹ mà thay vào đó là cho ăn sản phẩm
sữa thay thế sữa mẹ như: Tốn kém kinh tế, thời gian và trẻ có thể bị nhiễm
khuẩn nếu pha chế sữa không đúng cách;
d)
Ảnh hưởng không tốt của việc cho trẻ bú bằng bình, ngậm vú ngậm nhân tạo hoặc
ăn thức ăn bổ sung trước 06 tháng tuổi;
đ)
Hướng dẫn cách pha chế, bảo quản và sử dụng thức ăn bổ sung cho trẻ tại nhà
bằng phương pháp đơn giản, bảo đảm an toàn, dinh dưỡng hợp lý với loại thực
phẩm có sẵn;
e)
Dinh dưỡng hợp lý cho bà mẹ để duy trì nguồn sữa cho con bú.
2.
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi phát hành tài
liệu truyền thông về nuôi con bằng sữa mẹ có một trong các nội dung sau đây:
a)
Tranh ảnh hoặc lời văn nhằm khuyến khích việc cho trẻ ăn sản phẩm sữa thay thế
sữa mẹ, cho trẻ bú bằng bình hoặc không khuyến khích việc nuôi con bằng sữa mẹ;
b)
So sánh các sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ là tương đương hoặc tốt hơn sữa mẹ;
c)
Tên hoặc biểu tượng của sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ, vú ngậm nhân tạo.
Điều 88. Vi phạm quy định về kinh doanh và sử dụng sản phẩm
dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ
1.
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi
sau đây:
a)
Không cung cấp chính xác thông tin khoa học và cách thức sử dụng đúng sản phẩm
dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ cho thầy thuốc, nhân viên y tế và người tiêu dùng;
b)
Cử nhân viên tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với bà mẹ, phụ nữ mang thai hoặc
thành viên trong gia đình họ tại cơ sở y tế hoặc ngoài cơ sở y tế để thông tin,
tuyên truyền, khuyến khích sử dụng sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ.
2.
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi
sau đây:
a)
Tổ chức tặng sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ; các lợi ích vật chất hoặc các vật
dụng có tên hoặc biểu tượng của sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ cho thầy thuốc,
nhân viên y tế hoặc cơ sở y tế;
b)
Sử dụng hình thức tài trợ học bổng, tài trợ nghiên cứu khoa học, tài trợ kinh
phí cho đào tạo, hội nghị, hội thảo, khóa học, buổi hòa nhạc, dịch vụ tư vấn
qua điện thoại hoặc hình thức khác để giới thiệu sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ.
3.
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi
sau đây:
a)
Tổ chức trưng bày sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ, thức ăn dùng cho trẻ dưới 06
tháng tuổi tại các cơ sở y tế;
b)
Áp dụng các biện pháp khuyến mại đối với sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ như tặng
hàng mẫu, tặng phiếu giảm giá, giải thưởng, quà tặng, tính điểm cộng thưởng,
giảm giá hoặc bất kỳ hình ảnh nào khác để bán lẻ trực tiếp.
Chương 3.
THẨM QUYỀN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC Y TẾ
Điều 89. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
1.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a)
Phạt cảnh cáo;
b)
Phạt tiền đến 3.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; đến
5.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng, phòng, chống
HIV/AIDS, bảo hiểm y tế, khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị
y tế;
b)
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức
phạt tiền được quy định tại Điểm b Khoản này;
đ)
Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c và đ Khoản 1
Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
2.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a)
Phạt cảnh cáo;
b)
Phạt tiền đến 15.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; đến
25.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống
HIV/AIDS; đến 37.500.000 đồng đối với vi phạm hành chính về bảo hiểm y tế; đến
50.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ
phẩm và trang thiết bị y tế;
c)
Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ
hoạt động có thời hạn;
d)
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức
tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;
đ)
Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c, đ, e, h và i
Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các khoản quy định tại
Điều 3 Nghị định này.
3.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a)
Phạt cảnh cáo;
b)
Phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; đến
50.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống
HIV/AIDS; đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về bảo hiểm y tế; đến
100.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ
phẩm và trang thiết bị y tế;
c)
Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ
hoạt động có thời hạn;
d)
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ)
Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 3 Nghị định này.
Điều 90. Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra y tế
1.
Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang
thi hành công vụ có quyền:
a)
Phạt cảnh cáo;
b)
Phạt tiền đến 300.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; đến 500.000
đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS, bảo
hiểm y tế, khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;
c)
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức
tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;
d)
Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c và đ Khoản 1
Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
2.
Chánh Thanh tra Sở Y tế và Chi Cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia
đình thuộc Sở Y tế có quyền:
a)
Phạt cảnh cáo;
b)
Phạt tiền đến 15.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; đến
25.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống
HIV/AIDS; đến 37.500.000 đồng đối với vi phạm hành chính về bảo hiểm y tế; đến
50.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ
phẩm và trang thiết bị y tế;
c)
Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ
hoạt động có thời hạn;
d)
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức
tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;
đ)
Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 3 Nghị định này.
3.
Chánh Thanh tra Bộ và Tổng Cục trưởng Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình,
Cục trưởng Cục Quản lý dược, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Cục trưởng
Cục Quản lý môi trường y tế, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng có quyền:
a)
Phạt cảnh cáo;
b)
Phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; đến
50.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống
HIV/AIDS; đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về bảo hiểm y tế; đến
100.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ
phẩm và trang thiết bị y tế;
c)
Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ
hoạt động có thời hạn;
d)
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ)
Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 3 Nghị định này.
4.
Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp bộ có quyền:
a)
Phạt cảnh cáo;
b)
Phạt tiền đến 21.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; đến
35.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống
HIV/AIDS; đến 52.500.000 đồng đối với vi phạm hành chính về bảo hiểm y tế; đến
70.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ
phẩm và trang thiết bị y tế;
c)
Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ
hoạt động có thời hạn;
d)
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức
tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;
đ)
Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 3 Nghị định này.
5.
Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở, trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền được giao thực hiện chức năng thanh tra
chuyên ngành có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Khoản 2 Điều này.
Điều 91. Thẩm quyền xử phạt của Quản lý thị trường
1.
Kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ có quyền:
a)
Phạt cảnh cáo;
b)
Phạt tiền đến 500.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng, khám
bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế.
2.
Đội trưởng Đội Quản lý thị trường có quyền:
a)
Phạt cảnh cáo;
b)
Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng, khám
bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;
c)
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức
tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;
d)
Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, đ, e, g, h và i
Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các khoản quy định tại
Điều 3 Nghị định này.
3.
Chi Cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường thuộc Sở Công Thương, Trưởng phòng
chống buôn lậu, Trưởng phòng chống hàng giả, Trưởng phòng kiểm soát chất lượng
hàng hóa thuộc Cục Quản lý thị trường có quyền:
a)
Phạt cảnh cáo;
b)
Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng, khám
bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;
c)
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức
tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;
d)
Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ
hoạt động có thời hạn;
đ)
Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 3 Nghị định này.
4.
Cục trưởng Cục Quản lý thị trường có quyền:
a)
Phạt cảnh cáo;
b)
Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng; đến
100.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ
phẩm và trang thiết bị y tế;
c)
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d)
Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ
hoạt động có thời hạn;
đ)
Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 3 Nghị định này.
Điều 92. Thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân
1.
Chiến sĩ công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:
a)
Phạt cảnh cáo;
b)
Phạt tiền đến 300.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số và đến 500.000
đồng đối với vi phạm hành chính về phòng, chống tác hại của thuốc lá.
2.
Trạm trưởng, Đội trưởng của người quy định tại Khoản 1 Điều này có quyền:
a)
Phạt cảnh cáo;
b)
Phạt tiền đến 900.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số và đến
1.500.000 đồng đối với vi phạm hành chính về phòng, chống tác hại của thuốc lá.
3.
Trưởng Công an cấp xã có quyền:
a)
Phạt cảnh cáo;
b)
Phạt tiền đến 1.500.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số và đến
2.500.000 đồng đối với vi phạm hành chính về phòng, chống tác hại của thuốc lá.
c)
Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị
không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;
d)
Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c và đ Khoản 1
Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
4.
Trưởng Công an cấp huyện, Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự
xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và
chức vụ có quyền:
a)
Phạt cảnh cáo;
b)
Phạt tiền đến 6.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số và đến
10.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về phòng, chống tác hại của thuốc
lá;
c)
Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ
hoạt động có thời hạn;
d)
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức
tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;
đ)
Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c và đ Khoản 1
Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các khoản quy định tại Điều 3 Nghị
định này.
5.
Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền:
a)
Phạt cảnh cáo;
b)
Phạt tiền đến 15.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; đến
25.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về phòng, chống tác hại của thuốc
lá;
c)
Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ
hoạt động có thời hạn;
d)
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức
tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;
đ)
Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c, đ và i
Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các khoản quy định tại
Điều 3 Nghị định này;
e)
Áp dụng hình thức xử phạt trục xuất theo quy định của pháp luật hiện hành về xử
phạt trục xuất theo thủ tục hành chính.
6.
Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục
Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, có quyền:
a)
Phạt cảnh cáo;
b)
Phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; đến
50.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về phòng, chống tác hại của thuốc
lá;
c)
Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ
hoạt động có thời hạn;
d)
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ)
Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c, đ và i
Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các khoản quy định tại
Điều 3 Nghị định này.
Điều 93. Thẩm quyền xử phạt của các cơ quan khác
1.
Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan, cơ quan Thuế, Cục trưởng Cục Hóa
chất, Thanh tra các ngành: Khoa học và Công nghệ, Lao động - Thương binh và Xã
hội, Thông tin và Truyền thông, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải,
Tài chính và các cơ quan khác có thẩm quyền xử phạt theo quy định của Luật xử
lý vi phạm hành chính đối với những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực y
tế có liên quan trực tiếp đến lĩnh vực mình quản lý được quy định tại Nghị định
này.
2.
Nguyên tắc xác định và phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp
dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực y tế được thực hiện theo quy
định tại Điều 52 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
Điều 94. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính
Người
có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế bao gồm:
1.
Người có thẩm quyền xử phạt.
2.
Công chức, viên chức thuộc ngành y tế, bảo hiểm xã hội đang thi hành công vụ,
nhiệm vụ được giao khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính có trách nhiệm lập
biên bản và kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử phạt vi phạm
hành chính theo quy định của pháp luật.
Chương 4.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 95. Hiệu lực thi hành
1.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 31 tháng 12 năm 2013.
2.
Nghị định số 45/2005/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2005 của Chính phủ quy định xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế; Nghị định số 114/2006/NĐ-CP ngày
03 tháng 10 năm 2006 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về dân
số và trẻ em; Nghị định số 69/2011/NĐ-CP ngày 08 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ
quy định xử phạt vi phạm hành chính về y tế dự phòng, môi trường y tế và phòng,
chống HIV/AIDS; Nghị định số 92/2011/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2011 của Chính
phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm y tế; Nghị
định số 93/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 10 năm 2011 của Chính phủ quy định xử phạt
vi phạm hành chính về thuốc, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế và Nghị định số
96/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2011 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm
hành chính về khám bệnh, chữa bệnh hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có
hiệu lực thi hành.
Điều 96. Điều khoản chuyển tiếp
Đối
với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế xảy ra trước khi Nghị định
này có hiệu lực mà sau đó mới bị phát hiện hoặc xem xét, giải quyết thì áp dụng
các quy định có lợi cho tổ chức, cá nhân vi phạm.
Điều 97. Trách nhiệm hướng dẫn và thi hành
2.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ,
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan
chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG ( Đã ký) Nguyễn Tấn Dũng |