Kế hoạch là một tập hợp những hoạt động được sắp xếp theo lịch trình, có
thời hạn, nguồn lực, ấn định những mục tiêu cụ thể và xác định biện pháp tốt
nhất… để thực hiện một mục tiêu cuối cùng đã được đề ra. Khi lập được kế hoạch
thì có thể tiên liệu được các tình huống sắp xảy ra, sẽ phối hợp được mọi nguồn lực của cá nhân,
tổ chức để tạo nên một sức mạnh tổng hợp, để đạt vào mục tiêu cuối cùng mình
muốn hướng đến. Bên cạnh đó, cũng sẽ dễ
dàng kiểm tra, giám sát hiệu quả thực hiện công việc.
![]() |
Đ/c Hồ Thị Thanh Phúc- Viên chức Trung tâm Dân số-KHHGĐ huyện |
Hàng tháng cán bộ chuyên trách, viên chức dân số ở các Hưng Phúc, Hưng
Châu, Hưng Lợi, Hưng Nhân đã lập kế hoạch cho đơn vị mình hoạt động. Tuy nhiên,
việc lập kế hoạch ở đây mang tính chung chung, chưa cụ thể, thiếu mục tiêu,
hoặc những mục tiêu ấy là mơ hồ cho từng công việc của công tác dân số, vì thế
khi đi vào thực hiện còn lúng túng, khó khăn, hiệu quả đạt thấp.
Để thực hiện kế hoạch ở cơ sở được tốt cần chấn chỉnh những việc sau:
Thứ nhất: cần xác định mục tiêu,
yêu cầu của kế hoạch, khi thực hiện một
kế hoạch thì điều đầu tiên nên xem xét
tại sao thực hiện kế hoạch, để hướng trọng tâm các công việc vào mục tiêu đặt
ra và đánh giá hiệu quả đạt được.
Thứ hai: Cần xác định nội dung công việc,
nội dung công việc đó là gì, công việc đó thực hiện khi nào, khi nào thực hiện,
khi nào kết thúc…
Thứ ba: cần xác định hình thức thực hiện kế hoạch đạt hiệu quả.
Để có thể cống hiến, đóng góp được nhiều cho xã hội thì cần phải có một kế hoạch rành mạch từng bước
thực hiện. Một kế hoạch được chuẩn bị kĩ lưỡng và được cập nhật, chỉnh sửa
thường xuyên sẽ giúp bạn có những bước đi cụ thể và đánh giá được chất lượng
của các công việc mình làm.
Thanh Phúc – Trung tâm Dân số - KHHGĐ huyện