1, Vị trí địa lý và địa
giới
Hưng Lợi là một xã nằm ven sông Lam, phía
đông giáp Hà Tĩnh, phía nam giáp xã Hưng Nhân và Hưng Châu, phía tây giáp xã
Hưng Phúc và Hưng Thịnh, phía bắc giáp
Thành phố Vinh. Toàn xã có 985 hộ gia đình với tổng số dân là 3.907 nhân khẩu được
phân bổ đều trên địa bàn 9 xóm (trong đó có 4 xóm nằm trong Sông Lam). Là xã
giáp Thành phố Vinh lại có đường sinh thái ven sông Lam chạy qua đã tạo cho
Hưng Lợi có điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội đặc biệt là phát triển về
thủy sản.
![]() |
Bản đồ vệ tinh xã Hưng lợi |
Đời sống của người dân nơi đây chủ yếu phụ
thuộc vào sản xuất nông nghiệp nên thu nhập thấp, gặp nhiều khó khăn. Toàn xã còn khoảng
70% người dân sản xuất nông nghiệp, 15% người dân sống bằng nghề chài lưới và
15% sống bằng nghề dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp.
Bên cạnh đó, Hưng Lợi còn gặp nhiều khó
khăn là xã có dân cư sống rải rác thưa thớt xen kẽ một số hộ gia đình là giáo
dân. Một nửa số dân thuộc các xóm1, xóm 2,
xóm 3, xóm 6 và xóm 7 sống ở ngoài đê Tả
Lam hàng năm phải hứng chịu nhiều đợt lũ lụt ảnh hưởng lớn đến đời sống của
nhân dân. Bên cạnh đó, xóm Hồng Lam 100% dân cư sống trên sông nước chủ yếu
hành nghề chài lưới và khai thác cát, vì vậy tuyên truyền phổ biến các chủ
trương, chính sách của Đảng và Pháp luật của Nhà nước nói chung, Dân số - KHHGĐ
nói riêng gặp nhiều khó khăn.
2, Tình hình chính trị,
kinh tế xã hội
Về lĩnh vực chính trị:
Phát huy truyền thống cách mạng, trong những năm qua, Đảng bộ, HĐND
xã Hưng Lợi quyết tâm thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất
hàng hóa. Bên cạnh đó chú trọng phát triển sản xuất nông nghiệp đúng với tình
hình thực tế của địa phương. Toàn thể cán bộ và nhân dân xã Hưng Lợi đang tích
cực khơi dậy tiềm năng, phát huy tinh thần tự lực, tự cường, xây dựng quê hương
ngày càng phát triển đi lên.
Đảng bộ xã Hưng Lợi hiện có 11 chi bộ cơ sở
trong đó có 9 chi bộ nông thôn và 2 chi bộ khối trường học, toàn Đảng bộ có 198
đảng viên. Chính quyền, Mặt trận và các tổ chức, đoàn thể được xếp loại hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ.
Về lĩnh vực kinh tế:
Với vị trí địa lý tương đối thuận lợi cộng
với sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng bộ, chính quyền địa phương và sự nỗ lực của
bà con nhân dân xã nhà nên kinh tế - xã hội của Hưng Lợi những năm gần đây đã đạt
được tốc độ tăng trưởng khá. Đời sống vật chất cũng như tinh thần của nhân dân
không ngừng được nâng cao.
Hưng Lợi đã có bước chuyển dịch cơ cấu kinh
tế mang tính chất đột phá trên một số lĩnh vực nên hàng năm tốc độ tăng trưởng
kinh tế đạt 14%. Thu nhập bình quân 8,2 triệu đồng/ người.
Ngoài những thuận lợi thì còn có nhiều khó
khăn như địa phương đất hẹp người đông, thuần nông ven sông Lam, dân cư lại
sống không tập trung, hàng năm bị thiên tai bão lụt, hạn hán đe dọa, ảnh hưởng
không nhỏ đến cây trồng vật nuôi.
Trong sản xuất nông nghiệp, cùng với việc
chuyển đổi cơ cấu cây trồng, bố trí mùa vụ hợp lý nhằm nâng cao năng suất, sản
lượng … chính quyền xã cũng đã chú trọng đầu tư phát triển chăn nuôi nhất là
hướng mạnh vào chăn nuôi hàng hóa. Về nuôi trồng thủy sản, với 74 ha ao hồ, bà
con đã tập trung theo hướng chuyên canh nuôi cá thịt có giá trị kinh tế cao.
Trong số 65 ha cá chuyên canh, có 12 ha cá rô phi đơn tính. Năng suất đạt 5
tấn/ ha/ năm, sản lượng đạt 370 tấn/ năm. Trong xã đã có nhiều hộ gia đình mạnh
dạn đầu tư các mô hình trang trại nuôi trồng kết hợp như lợn, cá, gà, bò… đạt
kết quả kinh tế cao.
Dân số ngày càng tăng, trong khi diện tích
đất nông nghiệp bị thu hẹp để xây dựng cơ sở hạ tầng. Nhằm tăng giá trị kinh tế,
cùng với việc đào tạo, tập huấn kiến thức nuôi trồng, xã phối hợp mở lớp, vận
động nhân dân học các nghề phi nông nghiệp. Toàn xã đã có 5 xe ô tô vận tải, 10
phà lan, 20 thuyền vận tải. Các ngành nghề mới cũng có chiều hướng phát triển
mạnh như: nghề mộc, thợ xây, làm gạch, cửa sắt … Tổng thu nhập từ các ngành này
đã đạt 8,5 tỷ đồng/ năm. Với những định
hướng đúng và giải pháp khả thi, trong tương lai Hưng Lợi sẽ tiếp tục phát
triển đa dạng về kinh tế.
Về
lĩnh vực văn hóa, giáo dục và y tế:
Bên cạnh đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã rất quan tâm các hoạt động
văn hóa, văn nghệ, thể dục – thể thao. Tham gia tích cực các phong trào văn hóa,
văn nghệ, thể dục – thể thao của huyện, của tỉnh tổ chức. Luôn quan tâm giáo
dục truyền thống tốt đẹp của quê hương và hướng người dân vào những hoạt động
lành mạnh, bổ ích. Các xóm trong xã đều có đội văn nghệ, đội bóng đá… và câu lạc bộ thể dục thể thao của người cao
tuổi. Toàn xã hiện có 6 làng đạt danh hiệu Làng văn hoá và Trường Tiểu học đạt
đơn vị văn hoá; Tỷ lệ gia đình văn hoá đạt trên 75%.
Sự nghiệp giáo dục, đào tạo được đầu tư và
xã hội hóa, đội ngũ giáo viên của Trường Tiểu học và Trường Mầm non xã Hưng Lợi
được chuẩn hóa và nâng cao trình độ chuyên môn. Cả 2 trường thường xuyên đạt
danh hiệu tiên tiến cấp huyện, trường Tiểu học được công nhận trường chuẩn quốc
gia giai đoạn 1. Công tác y tế đảm bảo khám, chữa bệnh ban đầu cho nhân dân.
Về
lĩnh vực An ninh-Quốc phòng:
Công tác An ninh - Quốc phòng được giữ
vững, kiên quyết đấu tranh phòng chống các tệ nạn xã hội và tích cực tuyên
truyền vận động nhân dân tố giác tội phạm. Nhiệm vụ huấn luyện quân sự,
giáo dục chính trị -tư tưởng cho lực lượng vũ trang được thực hiện
đầy đủ và nghiêm túc. Công tác quản lý quân dự bị động viên và gọi
quân nhân lên đường nhập ngũ hàng năm đều
hoàn thành chỉ tiêu trên giao.
Với
truyền thống cần cù, chịu thương, chịu khó, toàn Đảng, toàn dân đang nỗ lực hết
mình để phấn đấu, phát huy hết tiềm năng, thế mạnh trên mảnh đất thân yêu của
mình để xây dựng quê hương ngày một giàu đẹp hơn.
3, Quá trình hình thành,
phát triển của công tác Dân số-KHHGĐ và tổ chức bộ máy thực hiện công
tác Dân số - KHHGĐ
- Từ năm 1993 đến năm 1995 Ban
Dân số-KHHGĐ xã ra đời, do ông Trần Minh Tuấn làm Chủ tịch UBND xã kiêm
Trưởng Ban chỉ đạo thực hiện công tác Dân số-KHHGĐ, Ông Nguyễn Đình Lan làm cán
bộ chuyên trách Dân số- KHHGĐ.
Quá trình hoạt động gặp nhiều khó khăn và
thách thức. Cơ cấu phát triển dân số còn bất hợp lý, đội ngũ làm công tác Dân
số chưa có kinh nghiệm, bên cạnh đó công tác lãnh đạo, chỉ đạo còn xem nhẹ,
chưa có các chỉ thị, nghị quyết về công tác Dân số - KHHGĐ. Công tác tuyên
truyền tư vấn cho các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ còn hạn chế, chưa phù
hợp với từng nhóm đối tượng, truyền thông chưa gắn liền với vận động. Một phần nhân
dân chưa nhận thức được trong việc thực hiện quy mô gia đình ít con. Tỷ lệ phát
triển dân số năm 1995 là 15,2%o, tỷ lệ
sinh còn thứ 3 là 16,4%.
- Từ năm 1995 đến năm 2002 ông Trịnh Đăng
Hảo làm Chủ tịch UBND xã kiêm Trưởng Ban chỉ đạo công tác Dân số - KHHGĐ, ông
Nguyễn Đình Nhân làm chuyên trách Dân số - KHHGĐ xã.
Công tác Dân số - KHHGĐ ở thời kỳ này cũng gặp khó khăn như: Nguồn lực
đầu tư cho công tác dân số quá hạn hẹp chưa tương xứng với yêu cầu, nhiệm vụ và
mục tiêu đặt ra trong công tác dân số. Tỷ lệ sinh và mức sinh chưa đạt mục tiêu
đề ra, giảm sinh chưa vững chắc, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên còn cao, chất
lượng dân số còn thấp. Công tác chỉ
đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền chưa tập trung lãnh đạo, chỉ đạo có lúc có nơi
buông lỏng, xem nhẹ thiếu kiểm tra và xử lý nghiêm. Công tác tuyên truyền ,vận động giáo
dục thực hiện chính sách Dân số - KHHGĐ chưa nhạy bén kịp thời, đội ngũ làm
công tác dân số thiếu ổn định, chế độ chính sách còn thấp. Tỷ lệ sinh năm 2002
là 15,02%o và tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên chiếm đến 18%.
- Từ năm 2002 đến năm 2005 ông Phan Sáng
Tạo làm Chủ tịch UBND xã kiêm Trưởng Ban chỉ đạo công tác Dân số - KHHGĐ, ông
Nguyễn Đình Nhân làm cán bộ chuyên trách Dân số, Gia đình và Trẻ em.
Năm 2002 Ban Dân số xã đổi tên thành Ban Dân
số, Gia đình và Trẻ em. Thực hiện nhiệm vụ trên 3 lĩnh vực Dân số, Gia đình và
Trẻ em. Sau khi có pháp lệnh dân số ra đời ( năm 2003) công tác dân số của xã
nhà đã nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền, sự
phối kết hợp của các tổ chức đoàn thể, chính trị xã hội. Công tác tuyên truyền
giáo dục được mở rộng góp phần nâng cao nhận thức và hành động tích cực của
toàn xã hội về công tác Dân số. Ngày càng nhiều cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh
đẻ hưởng ứng và thực hiện mô hình gia đình ít con. Giai đoạn này tỷ lệ phát
triển dân số là 15,2%, tỷ lệ sinh con thứ 3+ là 14%.
- Từ năm 2005 - 2009: Ông Trịnh Quốc Kế làm Chủ tịch UBND
xã kiêm Trưởng Ban chỉ đạo thực hiện công tác Dân số - KHHGĐ xã, ông Nguyễn
Đình Nhân làm chuyên trách Dân số - KHHGĐ. Ở thời điểm này tỷ lệ phát triển dân
số là 12,8%, tỷ lệ sinh con thứ 3 chiếm 13,2%
- Từ năm 2009 đến nay ông Trịnh Quốc Kế làm
Chủ tịch UBND xã kiêm Trưởng Ban chỉ đạo
thực hiện công tác Dân số - KHHGĐ, bà Ngô Thị Thoàn làm cán bộ chuyên trách Dân
số - KHHGĐ.
Giai đoạn này UBND xã kiện toàn lại bộ máy
làm công tác Dân số theo Thông tư 05/2008-BYT ngày 14/07/2008 của Bộ y tế và
Quyết định số 38/2008/QĐ-UBND ngày 29/7/2008 của UBND tỉnh Nghệ An nên có sự
thay đổi về cán bộ chuyên trách Dân số - KHHGĐ. Ban Dân số xã lại quay về với
tên gọi ban đầu là Ban Dân số - KHHGĐ xã. Cùng với các kết quả chung của toàn
xã, công tác Dân số-KHHGĐ luôn được cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân hết
sức quan tâm. Bên cạnh đó là sự đoàn kết, phối hợp chặt chẽ của tất cả các Ban
ngành đoàn thể, sự quyết tâm phấn đấu vì thành tích chung của tập thể. Ban Dân
số - KHHGĐ, đã xác định được mục tiêu then chốt của việc phát triển kinh tế -
xã hội của xã nhà chính là ổn định mức sinh từ đó mới hoạch định được các mục
tiêu chiến lược khác.
- Đến thời điểm 30 tháng 9 năm 2013: Tỷ suất
sinh đạt 12‰; Tỷ số giới tính 118 bé trai/100 bé gái; Tỷ lệ sinh con thứ 3+
chiếm 17%.
Trong năm 2013 trên toàn xã có 5 xóm không
có người sinh con thứ 3+ gồm xóm 1, xóm 3, xóm 6, xóm 7 và xóm Hồng
Lam, đặc biệt trong đó xóm 1 và xóm Hồng Lam đạt 10 năm liên tục không có người
sinh con thứ 3+.
- Hưng Lợi có 9 cộng tác viên/9 xóm, các
cộng tác viên năng nổ, nhiệt tình, đầy
trách nhiệm đã được tập huấn nghiệp vụ và tập huấn bảng kiểm viên uống tránh
thai do cấp trên tổ chức. Các cộng tác viên theo thời gian cũng có sự thay đổi,
người làm Cộng tác viên Dân số-KHHGĐ lâu năm nhất là 20 năm, người làm ít năm
nhất là 10 tháng.
- Từ tháng 9 năm 2013 đồng chí Ngô Thị
Thoàn cán bộ chuyên trách Dân số-KHHGĐ
xã Hưng Lợi được tuyển dụng thành viên chức Dân số xã theo Nghị quyết 53 ngày
13/7/2013 của HĐND Tỉnh Nghệ An và Quyết định 77 ngày 19/10/2012 về việc bố trí
cán bộ chuyên trách Dân số-KHHGĐ xã, phường, thị trấn trên địa bàn Tỉnh Nghệ
An.
- Thành phần Ban chỉ đạo thực hiện công tác
Dân số - KHHGĐ xã Hưng Lợi hiện nay:
TT
|
Họ Và Tên
|
Chức vụ
|
Cơ cấu
|
1
|
Trịnh Quốc Kế
|
Chủ tịch
UBND
|
Trưởng ban
|
2
|
Ngô Thị Thoàn
|
Chuyên trách
DS
|
Phó ban
|
3
|
Phan Hữu Hòa
|
Trưởng trạm
y tế
|
Phó ban
|
4
|
Nguyễn Đình Ngọc
|
CB Văn Phòng
UB
|
Thành viên
|
5
|
Trịnh Xuân Diên
|
CB Văn hóa
|
Thành viên
|
6
|
Phan Hữu Thuật
|
CB Tài chính
- Kế toán
|
Thành viên
|
7
|
Nguyễn Gia Trang
|
CB Tư pháp
|
Thành viên
|
8
|
Nguyễn Đình Lan
|
Chủ tịch Mặt
trận
|
Thành viên
|
9
|
Phan Thị Huyền
|
Chủ tịch
Nông dân
|
Thành viên
|
10
|
Trần Đình Khôi
|
Chủ tịch CCB
|
Thành viên
|
11
|
Lê Thị Kim Oanh
|
Chủ tịch Phụ
nữ
|
Thành viên
|
12
|
Phan Văn Sỹ
|
Bí thư Đoàn
TN
|
Thành viên
|
13
|
Phạm Văn Kiên
|
Trưởng Công
an
|
Thành viên
|
14
|
Lê Xuân Quyền
|
Chủ tịch Hội
NCT
|
Thành viên
|
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của kinh
tế - xã hội và việc ổn định bộ máy làm
công tác Dân số - KHHGĐ từ xã đến xóm, trong thời gian tới công tác Dân số -
KHHGĐ sẽ gặt hái được nhiều thành công
mới.
4, Những thành tích khen thưởng đạt được:
*Đối với xóm:
- Năm 2007 Cán bộ và nhân dân xóm 3 được
Chủ tịch UBND huyện tặng giấy khen 2 năm liên tục xóm không có người sinh con
thứ 3 trở lên.
- Năm 2009 Cán bộ và nhân dân xóm Hồng Lam
được Chủ tịch UBND huyện tặng giấy khen
5 năm liên tục xóm không có người sinh con thứ 3 trở lên.
- Năm 2009 Cán bộ và nhân dân xóm 1 được
Chủ tịch UBND huyện tặng giấy khen 5 năm liên tục xóm không có người sinh con
thứ 3 trở lên.
- Năm 2010 Cán bộ và nhân dân xóm 4 được
Chủ tịch UBND huyện tặng giấy khen 2 năm liên tục không có người sinh con thứ 3
trở lên.
- Năm 2010 Cán bộ và nhân dân xóm 6 được Chủ tịch UBND huyện tặng giấy khen 5 năm
liên tục không có người sinh con thứ 3 trở lên.
*
Đối với xã:
- Năm 2012 Chủ tịch UBND huyện tặng giấy
khen cho nhân dân và cán bộ xã Hưng Lợi về giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên.
Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng,
chính quyền, sự phối hợp đồng bộ thường xuyên của các ban ngành, đoàn thể trong
hệ thống chính trị xã hội, sự nỗ lực không mệt mỏi của đội ngũ cán bộ chuyên
trách Dân số-KHHGĐ từ xã đến xóm, cùng với ý thức tự giác của đại bộ phận nhân
dân, công tác Dân số-KHHGĐ trên địa bàn xã đã góp phần không nhỏ vào công cuộc
phát triển kinh tế - xã hội của xã nhà.
Nguồn:
Ủy ban nhân dân xã Hưng Lợi