Luật
Bình đẳng giới (2006): quy định nam, nữ bình đẳng với nhau trong lĩnh vực y tế
, cụ thể : trong tham gia các hoạt động giáo dục, truyền thông về chăm sóc sức khỏe,
sức khỏe sinh sản và sử dụng các dịch vụ y tế, trong lựa chọn các biện pháp
phòng tránh thai, các biện pháp an toàn tình dục, phòng chống lây nhiễm
HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Do ảnh
hưởng của tư tưởng phong kiến, phụ nữ thường không dám quyết định trong thực
hiện kế hoạch hóa gia đình như sử dụng biện pháp tránh thai, quyết định số con,
khoảng cách sinh, thời điểm sinh. Một số người nam cho rằng: Phụ nữ quyết định giới tính thai nhi, sinh con trai
hay gái đều do phụ nữ, từ đó có những ông chồng chỉ cho vợ nghỉ khi nào sinh được con trai nối dõi tông
đường.
Trong các văn bản, chính sách, pháp luật của
Ðảng và Nhà nước ta hiện nay đã quy định cụ thể những vấn đề về bình đẳng của
nữ giới so với nam giới. Ðiều 10 của Pháp lệnh Dân số đã quy định, mỗi cặp vợ
chồng và cá nhân có quyền: Quyết định về thời gian sinh con, khoảng cách giữa
các lần sinh phù hợp với lứa tuổi, tình trạng sức khỏe, điều kiện học tập, lao
động, công tác, thu nhập và nuôi dạy con của cá nhân, cặp vợ chồng trên cơ sở
bình đẳng; Lựa chọn, sử dụng các biện pháp kế hoạch hóa gia đình; Ðồng thời mỗi
cặp vợ chồng và cá nhân có nghĩa vụ: Sử dụng các biện pháp tránh thai; Bảo vệ
sức khỏe và thực hiện các biện pháp phòng tránh các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh
sản và các bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV/AIDS; Thực hiện các nghĩa vụ
khác liên quan đến chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình. Như vậy,
có thể nhận thấy ở xã hội hiện tại nước ta đã tạo điều kiện, cơ hội tốt hơn để
nữ giới có quyền bình đẳng so với nam giới.
Ảnh minh họa |
Vì
vậy, thực hiện quyền bình đẳng, phụ nữ cũng cần nâng cao trình độ học vấn, hiểu
biết về kinh tế, văn hóa, xã hội, chính sách, pháp luật để khẳng định vai trò,
vị thế của mình.
Ðể vấn
đề bình đẳng giới với kế hoạch hóa gia đình trở thành một yếu tố cơ bản góp
phần thực hiện chính sách dân số ở nước ta thành công, nâng cao sức khỏe giống
nòi chúng ta cần quan tâm và mở rộng các hoạt động truyền thông dân số - kế
hoạch hóa gia đình, các vấn đề về giới, giới tính, bình đẳng giới, bất bình
đẳng giới trên các lĩnh vực của đời sống xã hội đa dạng, phong phú nhằm thu hút
sự quan tâm của nam giới và nữ giới trong việc thực hiện công tác dân số - kế
hoạch hóa gia đình. Vai trò nam giới tham gia thực hiện các biện pháp tránh
thai hiệu quả, phù hợp với nam, không ảnh hưởng đến sức khỏe của vợ chồng có ý
nghĩa quyết định cho việc nâng cao sức khỏe cho thế hệ con cháu . Mặt khác
thường xuyên tăng cường dịch vụ tư vấn sức khỏe sinh sản - kế hoạch hóa gia
đình, chăm sóc sức khỏe, phòng, chống bệnh lây truyền, tạo mọi điều kiện để mọi
người dễ tiếp cận, nhất là đối với phụ nữ và trẻ em vị thành niên.
Cần sự
quan tâm, chỉ đạo của các tổ chức đảng và chính quyền các cấp đối với công tác
bình đẳng giới trên các lĩnh vực và thực hiện tốt việc tổng kết, đánh giá mục
tiêu, lồng ghép chương trình phát triển kinh tế, xã hội từng địa phương trong
đó chú trọng đến nhiệm vụ bình đẳng giới trong thực hiện mục tiêu công tác dân
số.
Cần
thực hiện tốt vấn đề bình đẳng giới trong gia đình, bởi gia đình là một tế bào
của xã hội, gia đình là nơi nuôi dưỡng giáo dục con người đầu tiên, là cầu nối
các thành viên trong gia đình với xã hội. Đây cũng là quyền lợi và trách nhiệm
của mỗi thành viên, của mỗi gia đình và xã hội. Mỗi gia đình phải thật sự kết
nối yêu thương, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc bền vững. Cùng với sự tăng trưởng
về kinh tế, sự phát triển về văn hóa, thông tin, sự giao lưu ngày càng mở rộng
của đất nước, gia đình Việt Nam đang được thụ hưởng các thành quả của sự phát
triển; đời sống vật chất và tinh thần của con người, của các gia đình ngày càng
được cải thiện; những giá trị nhân văn mới của gia đình cũng được tiếp thu, xây
dựng và phát triển.
Vì thế
vai trò, vị trí của gia đình đối với con người và sự phát triển của đất nước
đặc biệt được coi trọng. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều
chủ trương, chính sách nhằm xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam .
Nghị quyết Đại hội Đảng XI đã chỉ rõ “Xây dựng gia đình no ấm, tiến
bộ, hạnh phúc, thật sự là tế bào lành mạnh của xã hội, là môi trường quan
trọng, trực tiếp giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách”.
Tuy nhiên, gia đình Việt Nam hiện nay đang chịu tác động
và đứng trước nhiều khó khăn, thách thức: một số giá trị truyền thống tốt đẹp
của gia đình Việt Nam bị mai một; mối quan hệ giữa các thành viên trong gia
đình thiếu chặt chẽ, “tình trạng ly hôn, ly thân, sống thử, không đăng ký kết hôn, tệ
nạn xã hội xâm nhập vào gia đình, xuất hiện ngày càng nhiều; tình trạng tảo
hôn, bạo lực gia đình vẫn còn xảy ra; tình trạng buôn bán phụ nữ, xâm hại tình
dục trẻ em diễn biến phức tạp; tình trạng phụ nữ lấy chồng nước ngoài qua môi
giới không giảm...”; bạo lực gia đình còn là nỗi lo của các gia
đình; phân hóa giàu-nghèo giữa các gia đình ngày càng tăng đã tác động,
ảnh hưởng lớn đến các hoạt động xây dựng gia đình
Chính vì thế, trong thời gian tới cần khắc phục
những một số hạn chế, khó khăn: đẩy mạnh trong việc tuyên truyền, hỗ trợ phụ nữ
xây dựng mô hình gia đình phát triển đồng đều, rộng khắp, nhất là tại các
vùng có mức sinh cao, vùng sông nước, vùng giáo… Tăng cường giáo dục pháp luật
về hôn nhân gia đình; đẩy mạnh đào tạo cán bộ các cấp, cập nhật thường xuyên
các kiến thức và kỹ năng tư vấn về các lĩnh vực hôn nhân gia đình, phòng chống
bạo lực gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản…; đầu tư kinh phí cho công tác gia
đình. Nâng cao, trình độ văn hoá và nhận thức của người dân, nhất là phụ nữ,
tăng cường điều kiện tiếp cận với thông tin, giáo dục gia đình, vệ sinh, chăm
sóc sức khỏe sinh sản để nâng cao sức khỏe cho từng thành viên trong gia đình,
góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho quê hương đất nước trong tương lai ./.
Thanh
Phúc - TTDS