[6] [dansohungnguyen] [slider-top-big] []
You are here: Home / Hậu quả khi trẻ bị xâm hại tình dục

Hậu quả khi trẻ bị xâm hại tình dục

Trẻ em là những người đang trong độ tuổi phát triển, chưa hoàn thiện về mặt thể chất và tâm sinh lý. Vì vậy, khi trẻ bị xâm hại tình dục sẽ dẫn đến những hậu quả lâu dài không chỉ cho trẻ em - nạn nhân trực tiếp mà còn gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho gia đình trẻ bị xâm hại và cộng đồng xã hội. 
 Hậu quả lớn nhất khi trẻ bị xâm hại tình dục là trẻ tổn thương về tinh thần và ảnh hưởng đến tương lai. Trẻ dễ bị mặc cảm, phát triển không bình thường .trẻ khó hòa nhập với xã hội.  
 Gây ra những tổn thương nặng nề tại bộ phận sinh dục: bị nhiễm trùng đường tiết niệu, chảy máu kéo dài ở bộ phận sinh dục …đau bụng, đau đầu, mất ngủ. Có những trường hợp xâm hại tình dục đi kèm với bạo lực có thể dẫn tới tử vong. Bị nhiễm các bệnh xã hội, bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS.
Ảnh minh họa
Với các em nữ việc bị xâm hại tình dục có thể khiến các em mang thai ngoài ý muốn gây nguy hiểm cho bản thân và thai nhi (vì cơ thể các em chưa phát triển hoàn chỉnh)
Gây ra nhiều nguyên nhân dẫn đến vô sinh, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ sinh sản và hạnh phúc gia đình của các em về sau.  
 Nhiều trẻ sau khi bị xâm hại tình dục có sự hoảng loạn, xuất hiện các ảo giác bệnh lý (luôn có cảm giác bất an, giật mình, tưởng tượng ra hình ảnh kẻ xâm hại hay tiếng nói của kẻ xâm hại,...).
 Nghiêm trọng hơn, sau khi bị xâm hại tình dục không ít em có suy nghĩ tìm đến cái chết do bị sốc về mặt tinh thần. Các em rơi vào trạng thái hoảng sợ và cảm thấy không có lối thoát. Một phần do xấu hổ, một phần khác do bị kẻ lạm dụng đe dọa nên các em không dám thổ lộ cùng ai.
 Xâm hại tình dục còn có khả năng gây ra những lệch lạc giới tính cho các em. Khi các em bị xâm hại tình dục thì các em sẽ không phát triển tự nhiên về mặt sinh lý mà có nguy cơ bị lệch lạc về tình dục. Những ám ảnh về việc bị lạm dụng, đặc biệt là hành vi tình dục đồng giới sẽ khiến các em trở thành những người đồng tính luyến ái.
Ngoài ra, những lệch lạc giới tính về sau này khi trưởng thành có thể dẫn đến việc quan hệ tình dục bừa bãi với nhiều người. Đối với một số em thì việc lạm dụng làm cho các em trở nên chai sạn và xem chuyện bị lạm dụng là chuyện bình thường. 
Vì vậy, muốn giảm thiểu xâm hại trẻ em cần xây dựng một hệ thống bảo vệ trẻ một cách hoàn chỉnh từ tuyên truyền, giáo dục, phòng ngừa, phát hiện sớm,… đến hỗ trợ tư vấn tâm lý, pháp lý. Tuyên truyền cho các gia đình về trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc con cái. Khi chẳng may trẻ bị xâm hại thì nên đưa trẻ đi giám định càng sớm càng tốt để có chứng cứ truy tố đối tượng vi phạm”
- Cung cấp cho trẻ em những kiến thức cơ bản nhất về giới tính. Có thể dạy cho trẻ em biết rằng không ai được chạm vào “chỗ riêng tư” của trẻ.
 - Với trẻ lớn hơn, có thể dạy cho các cháu biết những hành vi lạm dụng tình dục là phạm pháp. Dạy cho trẻ biết quyền mình được bảo vệ và tự bảo vệ.
 - Dạy cho trẻ hiểu thân thể là “tài sản riêng” của chúng. Trẻ có quyền từ chối những cái ôm hoặc những tiếp xúc gây khó chịu.
 - Bố mẹ cần thường xuyên trò chuyện với con cái về những vấn đề tế nhị. Khuyến khích con đặt câu hỏi về các vấn đề khác nhau trong cuộc sống cũng như câu hỏi về những vấn đề sâu kín.
 - Bố mẹ cần cố gắng tìm hiểu và hòa đồng với bạn bè của con, vì  qua đó bố mẹ có thể có được những thông tin cần thiết.
 - Dạy trẻ không bao giờ được đi vào chỗ kín, nơi vắng vẻ với một ai nếu không có sự đồng ý của bố mẹ.
-  Tin vào trực giác và linh cảm để thoát khỏi nguy hiểm. 
 Xâm hại tình dục trẻ em là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội, ảnh hưởng trực tiếp tới hàng triệu trẻ em Việt Nam và các quốc gia trên thế giới. Sau khi trẻ bị xâm hại tình dục, đều để lại những vết sẹo trong tâm hồn và những dấu ấn trong suốt cuộc đời của các em.
Nếu người lớn không phân tích để trẻ hiểu hành vi đó là vi phạm pháp luật, là tội ác ….  thì đến khi trưởng thành, những ám ảnh về hành vi trên khiến trẻ trở nên thù hận và có thể trở thành tội phạm xâm hại tình dục trẻ em hoặc người khác.
Vì vậy, trẻ bị xâm hại rất cần sự cảm thông, chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ… từ gia đình, bạn bè và cộng đồng xã hội để hòa nhập với cuộc sống đời thường./.
Bài: Thanh Phúc - TTDS