Ngày 04/10/2017, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt
Nam bắt đầu họp Hội nghị lần thứ sáu để thảo luận, cho ý kiến về:
1,Tình hình kinh tế - xã hội và tài chính - ngân sách năm
2017, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán tài chính - ngân
sách năm 2018;
2, Tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe
nhân dân và công tác dân số trong tình hình mới;
3, Tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao
chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập;
4, Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy
của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; và tiến hành một
số công việc quan trọng khác.
Tiến sỹ Dương Đình Chỉnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Nghệ An khai mạc đêm giao lưu truyền thông tại Hưng Nguyên Ảnh: Nga Văn |
Có thể nói từ sau Nghị quyết số 04-NQ/HNTW ngày 14/01/1993
của hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành TW Đảng khóa VII về chính sách dân số và
KHHGĐ, với các quan điểm cơ bản vẫn còn xuyên suốt cho đến ngày nay:
a- Công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình là
một bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển đất nước, là một trong những
vấn đề kinh tế - xã hội hàng đầu của nước ta, là một yếu tố cơ bản để nâng cao
chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và của toàn xã hội.
b- Giải pháp cơ bản
để thực hiện công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình là vận động, tuyên truyền
và giáo dục gắn liền với đưa dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đến tận người dân;
có chính sách mạng lại lợi ích trực tiếp cho người chấp nhận gia đình ít con,
tạo động lực thúc đẩy phong trào quàn chúng thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
c- Đầu tư cho công
tác dân số kế hoạch hóa gia đình là đầu tư mang lại hiệu quả kinh tế trực tiếp
rất cao. nhà nước cần tăng mức chi phí ngân sách cho công tác dân số kế hoạch
hóa gia đình, đồng thời động viên sự đóng góp của cộng đồng và tranh thủ sự
viện trợ của quốc tế.
d- Huy động lực
lượng toàn xã hội tham gia công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình, đồng thời
phải có bộ máy chuyên trách đủ mạnh quản lý theo chương trình mục tiêu, bảo đảm
cho các nguồn lực nói trên đuwocj sử dụng có hiệu quả đến tận người dân.
đ- Để đạt được mục
tiêu trong thời gian tương đối ngắn, điều có ý nghĩa quyết định là Đảng và
chính quyền các cấp phải lãnh đạo và chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác dân số
và kế hoạch hóa gia đình theo chương trình.
Sau đó, mãi đến ngày 22/3/2005 của Bộ chính trị lại có Nghị
quyết số 47-NQ/TW, về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số và kế hoạch
hóa gia đình để tiếp tục triển khai thực hiện.
Trước tình hình dân số hiện nay như đồng chí Tổng Bí thư
Nguyễn Phú Trọng đã nói về công tác dân số trong tình hình mới :
“ Đây là vấn đề rất
lớn và khó, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, liên quan đến việc bảo vệ, phát
triển giống nòi, quốc gia, dân tộc. Trong 25 năm qua, cả nước ta đã kiên trì,
kiên quyết thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình, mỗi cặp vợ
chồng chỉ có 2 con theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII. Bên cạnh
những kết quả, thành tựu đã đạt được vẫn còn không ít những hạn chế, yếu kém,
phát sinh những vấn đề mới cần kịp thời có định hướng xử lý. Ví dụ: Mức sinh
giữa các vùng còn có sự chênh lệch đáng kể.
Tình trạng mất cân
bằng giới tính khi sinh tăng nhanh, đã ở mức nghiêm trọng và ngày càng lan
rộng. Nước ta đang bước vào thời kỳ "già hóa dân số", đứng trước nguy
cơ "chưa giàu đã già", bỏ lỡ cơ hội của "thời kỳ dân số vàng".
Quản lý dân số, quản lý di cư, nhất là di cư tự do, còn nhiều bất cập. Chất
lượng dân số, nhất là chiều cao và thể lực chậm được cải thiện. Tình trạng tảo
hôn, kết hôn cận huyết thống còn xảy ra ở một số vùng dân tộc ít người; tỉ lệ
người bị khuyết tật trong dân số còn cao...
Trên cơ sở thống
nhất nhận định về tình hình, xu thế phát triển trong thời gian tới, đề nghị
Trung ương đi sâu phân tích nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém trên đây,
rút ra những bài học kinh nghiệm thành công cũng như chưa thành công của công
tác dân số ở nước ta và tham khảo kinh nghiệm của thế giới. Từ đó, đề ra quan
điểm chỉ đạo, mục tiêu và nhiệm vụ, giải pháp phù hợp để nắm bắt thời cơ thuận
lợi, vượt qua khó khăn, thách thức, làm tốt hơn nữa công tác dân số trong trong
tình hình mới. Phải chăng trong thời gian tới nước ta cần chuyển trọng tâm từ
chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển? Nội hàm
cụ thể của các khái niệm đó là gì? Ý nghĩa thực tiễn của nó ra sao? Tập trung
phân tích những căn cứ và sự cần thiết, đúng đắn của việc chuyển trọng tâm từ
giảm tăng dân số thông qua việc thực hiện triệt để, đồng loạt chính sách mỗi
cặp vợ chồng chỉ có hai con sang kiểm soát quy mô, nâng cao chất lượng dân số
bằng chính sách duy trì mức sinh thay thế.
Chú ý tính khả thi,
phù hợp của mục tiêu lựa chọn và các chính sách, biện pháp đã đề ra. Đặc biệt
là phương án lựa chọn về quy mô dân số và các chính sách bảo đảm giải quyết
toàn diện, đồng bộ các vấn đề về dân số như: Duy trì mức sinh thay thế; đưa tỉ
lệ giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên; tận dụng tốt nhất điều kiện cơ
cấu dân số vàng; thích ứng với già hóa dân số; quản lý tốt di cư, nhất là di cư
tự do; nâng cao chất lượng dân số...”
Với cách đặt vấn đề trong toàn văn bài phát biểu quan trọng
khai mạc Hội nghị của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; Bộ Chính trị đã phân công đồng
chí Phạm Bình Minh, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ
Ngoại giao đọc Tờ trình của Bộ Chính trị về Đề án công tác dân số trong tình
hình mới.
Chắc chắn Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII,
lần thứ 6 sẽ có Nghị quyết chuyên đề về công tác Y tế - dân số; mở ra cho những
người làm công tác dân số những thuận lợi mới trong quá trình thực thi nhiệm vụ
của mình./.
KimBang-TTDS