[6] [dansohungnguyen] [slider-top-big] []
You are here: Home / , Bàn về kỹ năng làm cha mẹ trong giáo dục con cái

Bàn về kỹ năng làm cha mẹ trong giáo dục con cái




Giáo dục gia đình là tâm xuất phát điểm của giáo dục con người. Có thể coi gia đình là trường học đầu tiên, là môi trường giáo dục đặc biệt đối với sự phát triển của con người ngay từ khi còn là đứa trẻ.
Với mục đích cung cấp những kiến thức, kỹ năng cơ bản về giáo dục gia đình cho mọi đối tượng đặc biệt là các bạn trẻ mới lập gia đình. Chúng tôi muốn trao đổi với quý vị và các bạn một số phương pháp giáo dục con trẻ trong gia đình

Ảnh Minh họa

Có một nhà giáo dục vĩ đại người Nga cho rằng: “Những gì bố mẹ đã làm cho con trước 5 tuổi đó là 90% kết quả của quá trình giáo dục” và kinh nghiệm giáo dục trong dân gian cũng đã khẳng định: “Uốn cây từ thuở còn non. Dạy con từ thuở con còn trẻ thơ”.  Việc chăm lo, nuôi dưỡng, giáo dục con cái trước hết là nhằm giữ gìn và phát triển thể chất của trẻ. Sau đây là một số phương pháp giáo dục trong gia đình
Trước hết cần giáo dục con cái thông qua sự gương mẫu của cha mẹ. Sự gương mẫu của cha mẹ và người lớn trong gia đình được thể hiện qua lời ăn tiếng nói, cử chỉ hành động, cách ứng xử với mọi người xung quanh trong gia đình và ngoài xã hội. Sự gương mẫu của cha mẹ không những tác động trực tiếp đến nhận thức, tình cảm, niềm tin và hành động của trẻ mà còn tạo nên uy tín cho cha mẹ làm tăng thêm lòng kính trọng thương yêu, tin cậy của trẻ.Trên thực tế, có những người làm cha mẹ rất gương mẫu nhưng giáo dục gia đình lại thất bại điều đó cần xem xét lại phương pháp giáo dục và những tác động tiêu cực từ môi trường xã hội.
Thứ hai là giáo dục trẻ thông qua chuyện trò khuyên bảo thuyết phục.
Điều này giúp trẻ hiểu thấu đáo một cách sâu sắc cái lợi, cái hại, những việc việc cần làm và những việc nên tránh.Tạo điều kiện để con cái tự do nêu lên các quan điểm chính kiến của mình nhằm dẫn đến kết quả cuối cùng là nhận thức ra lẽ phải, chân lý để chỉ đạo hành vi và hoạt động cá nhân.
Thứ ba là giáo dục con trẻ thông qua việc rèn luyện các thói quen.
Việc rèn luyện các thói quen tốt được coi là những yếu tố nhân cách gốc để trẻ có thể tiếp tục một cách thuận lợi và đòi hỏi một quá trình rất khó khăn cha mẹ cần phải kèm cặp kiểm tra giúp đỡ các em thực hiện.
Thứ tư là giáo dục trẻ thông qua các hình thức khen thưởng.
Với phương pháp này cha mẹ cần lưu ý làm cho trẻ biết quý trọng việc làm, kết quả của bản thân sự việc được khen chứ không coi trọng lời khen và vật thưởng. Cần khen thưởng kịp thời để động viên khích lệ trẻ duy trì và phát triển những thành tích ấy nhưng khen thưởng không đúng đắn qúa dễ dãi sẽ làm giảm mất ý nghĩa giáo dục thậm chí là đối lập, gây ra thói quen kiêu ngạo, tự mãn quá sớm.
Thứ năm là giáo dục con trẻ thông qua các hình thức kỷ luật, trừng phạt.
Đây là phương pháp biểu hiện thái độ không đồng tình phản đối, phủ nhận của cha mẹ đối với những hành vi trái với mục đích yêu cấu theo định hướng phát triển nhân cách. Có một điều cha mẹ cần lưu ý không nên khiển trách trừng phạt con trẻ trong cơn bực tức, nóng giận bởi vì có thể dẫn đến hậu quả khó lường. 
Có rất nhiều phương pháp trong giáo dục gia đình, các bậc cha mẹ cần phải lựa chọn phương pháp phù hợp với điều kiện hoàn cảnh đặc điểm tính nết lứa tuổi của con cái. Muốn thành công trong giáo dục con cái cha mẹ cần phải nỗ lực kiên trì giúp con phát triển lành mạnh toàn diện có niềm tin vào bản thân để nỗ lực vượt qua khó khăn thử thách mới mong thành công và có một tương lai tốt đẹp.
Cao Thị Nhung
TT Dân số-KHHGĐ