[6] [dansohungnguyen] [slider-top-big] []
You are here: Home / , KẾT QUẢ CHỦ YẾU ĐIỀU TRA DÂN SỐ VÀ NHÀ Ở GIỮA KỲ 01/4/2014

KẾT QUẢ CHỦ YẾU ĐIỀU TRA DÂN SỐ VÀ NHÀ Ở GIỮA KỲ 01/4/2014

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ DÂN SỐ
1. Quy mô dân số

Tổng số dân Việt Nam (chưa kể 5 huyện đảo: Bạch Long Vĩ, Cồn Cỏ, Hoàng Sa, Trường Sa, Côn Đảo) vào thời điểm 0 giờ ngày 01/4/2014 là 90.493.352 người, là nước đông dân thứ 13 trên thế giới và thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á. Tỷ lệ tăng dân số bình quân trong 5 năm sau Tổng điều tra là 1,06%/năm. Đây là thời kỳ có tỷ lệ tăng dân số thấp nhất trong vòng 35 năm qua. 
Biểu 1. Quy mô dân số chia theo thành thị/nông thôn và vùng kinh tế-xã hội, 1/4/2014 
                                                                                            Đơn vị tính: Người
Vùng kinh tế - xã hội
Tổng số
Toàn quốc
90.493.352
Thành thị
29.939.316
Nông thôn
60.554.037
Vùng kinh tế - xã hội

1. Trung du và miền núi phía Bắc
11.633.548
2. Đồng bằng sông Hồng
20.649.605
3. Bắc Trung bộ và DH miền Trung
19.482.435
4. Tây Nguyên
5.504.560
5. Đông Nam Bộ
15.721.352
6. Đồng bằng sông Cửu Long
17.501.852
2. Mật độ dân số
Với mật độ dân số 273 người/km2, Việt Nam là một trong những nước có mật độ dân số cao trong khu vực cũng như trên thế giới. Mật độ dân số Việt Nam đứng thứ ba ở khu vực Đông Nam Á, sau Phi-líp-pin (307 người/km2) và Xing-ga-po (7.486 người/km2) và đứng thứ 16 trong số 51 quốc gia và vùng lãnh thổ của châu Á. Nhìn chung dân cư Việt Nam phân bố rất không đều với những đặc điểm sau: (1) Dân cư tập trung ở hai vùng Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long, nơi có đất đai màu mỡ và điều kiện canh tác nông nghiệp thuận lợi. Ngoài ra, ở các vùng ven biển và khu vực thủ phủ của tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương mật độ dân cư ở đây cũng tập trung dày hơn các nơi khác; (2) Phân bố dân cư thưa thớt dần theo hướng từ phía Đông, nơi địa hình thấp và có biển, sang phía Tây dọc biên giới phía Tây và Bắc đất nước, nơi địa hình cao và có núi, rừng; (3) Hà Nội và TP. HCM có số dân đông nhất cả nước, cao gấp 7-13 lần mật độ dân số toàn quốc.
3. Quy mô hộ
Vào ngày 1/4/2014 cả nước có 24.265 nghìn hộ, tăng gấp đôi so với 25 năm trước (1/4/1989), gấp rưỡi so với 15 năm trước (1/4/1999) và gần 2 triệu hộ so với 1/4/2009. Trong thời kỳ 2009-2014, tỷ lệ tăng bình quân hàng năm về số hộ là 1,6%/năm. Trên phạm vi cả nước cũng như ở cả khu vực thành thị và nông thôn, số hộ 1 người (hộ độc thân) và hộ có quy mô lớn (từ 7 người trở lên) đều chiếm tỷ trọng thấp. Quy mô gia đình nhỏ (2 đến 4 người) là phổ biến ở nước ta (64,7%), nhất là ở khu vực thành thị (66,8%). Số hộ độc thân chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng đang tăng nhanh trong 5 năm trở lại đây. Năm 2009, tỷ trọng hộ độc thân trên cả nước là 7,3%, năm 2014 tăng thêm 0,8 điểm phần trăm. 
Biểu 2. Quy mô hộ dân số chia theo thành thị/nông thôn và vùng kinh tế-xã hội, 1/4/2014
           Đơn vị tính: Hộ
Vùng kinh tế - xã hội
Tổng số
Toàn quốc
24.264.990
Thành thị
8.233.724
Nông thôn
16.031.266
Vùng kinh tế - xã hội

1. Trung du và miền núi phía Bắc
2.948.291
2. Đồng bằng sông Hồng
5.892.008
3. Bắc Trung bộ và DH miền Trung
5.179.460
4. Tây Nguyên
1.362.306
5. Đông Nam Bộ
4.257.687
6. Đồng bằng sông Cửu Long
4.625.237
4. Tốc độ đô thị hóa
Kể từ năm 1975 đến nay, tốc độ đô thị hóa của Việt Nam trải qua hai giai đoạn: (1) Từ sau khi thống nhất đến những năm đầu của thập niên 1990, tỷ lệ dân cư đô thị gần như không tăng, hoặc tăng không đáng kể. (2) Từ những năm cuối của thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, tốc độ đô thị hóa của Việt Nam diễn ra mạnh, từ mức 21,7% năm 1999 lên 33,1% năm 2014 (bình quân mỗi năm tăng gần 1 điểm phần trăm).
5. Tình trạng hôn nhân
Kết quả Điều tra Dân số và Nhà ở Giữa kỳ 1/4/2014 cho thấy có 23,9% dân số từ 15 tuổi trở lên chưa có vợ/chồng, 67,6% đang có vợ/chồng và 8,5% là tỷ trọng người góa vợ/chồng hoặc ly hôn/ly thân.

Biểu 3. Tỷ trọng (%) dân số từ 15 tuổi trở lên chia theo tình trạng hôn nhân, thành thị/nông thôn và vùng kinh tế-xã hội, 1/4/2014
Nơi cư trú/Vùng kinh tế - xã hội
Tình trạng hôn nhân
Chưa vợ/chồng
Có vợ/chồng
Góa, ly hôn/ly thân
Toàn quốc
23,9
67,6
8,5
Thành thị
26,3
65,4
8,3
Nông thôn
22,7
68,7
8,6
Vùng kinh tế - xã hội



1. Trung du và miền núi phía Bắc
19,1
72,9
8,0
2. Đồng bằng sông Hồng
21,0
70,6
8,4
3. Bắc Trung bộ và DH miền Trung
25,8
65,4
8,8
4. Tây Nguyên
25,3
67,4
7,3
5. Đông Nam Bộ
29,6
62,2
8,2
6. Đồng bằng sông Cửu Long
22,8
67,9
9,3
 Tỷ trọng người chưa có vợ/chồng giảm 2,9 điểm phần trăm so với Tổng điều tra Dân số và Nhà ở 1/4/2009 (26,8%). Tỷ trọng người chưa có vợ/chồng ở khu vực thành thị (26,3%) cao hơn khá nhiều so với khu vực nông thôn (22,7%). Trung du và miền núi phía Bắc, nơi tập trung các dân tộc Mông, Tày, Mường,... có độ tuổi kết hôn thấp nên có tỷ lệ người chưa vợ/chồng thấp nhất (19,1%). Tỷ trọng người chưa có vợ/chồng cao nhất là vùng Đông Nam Bộ (29,6%). Tỉnh có tỷ trọng người chưa vợ/chồng thấp nhất là Sơn La, một trong những tỉnh có điều kiện phát triển kinh tế-xã hội khó khăn nhất cả nước (17,3%). Ngược lại, Thành phố Hồ Chí Minh, nơi có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển nhất cả nước, có tỷ trọng người chưa từng có vợ/chồng cao nhất (32%).
Tỷ trọng người đang có vợ/chồng tăng từ 65,3% năm 2009 lên 67,6% năm 2014. Tỷ trọng này của khu vực nông thôn cao hơn khu vực thành thị (68,7% so với 65,4%). Năm 2014, tỷ trọng người đang có vợ/chồng cao nhất ở Trung du và miền núi phía Bắc (72,9%), thấp nhất ở Đông Nam Bộ (62,2%). Đối với cấp tỉnh, tỷ trọng người đang có vợ/chồng cao nhất là tỉnh Sơn La (76,4%), thấp nhất thuộc về Thành phố Hồ Chí Minh (59,7%).
Tỷ lệ người góa, ly hôn, ly thân cũng tăng lên theo xu hướng của xã hội hiện đại (từ 7,9% năm 2009 lên 8,5% năm 2014). Tỷ trọng này giữa nam và nữ có sự khác biệt rõ rệt (3,3% của nam so với 13,4% của nữ).
Tình trạng hôn nhân của dân số còn được phản ánh qua chỉ tiêu Tuổi kết hôn trung bình lần đầu. Tuổi kết hôn trung bình lần đầu của dân số 15 tuổi trở lên tăng từ 24,5 tuổi năm 2009 lên 24,9 tuổi năm 2014. Tuổi kết hôn trung bình lần đầu của nam năm 2014 tăng 0,6 tuổi so với năm 2009, song ở nhóm nữ con số này chỉ ở mức 0,1 tuổi.
6. Trình độ học vấn cao nhất đạt được
Tỷ lệ dân số 15 tuổi trở lên biết đọc, biết viết năm 2014 đạt 94,7%, tăng 0,7 điểm % so với năm 2009. Tỷ lệ này chênh lệch giữa thành thị (97,5%) và nông thôn (93,3%). Giữa các vùng, mức chênh lệch thậm chí còn lớn hơn: cao nhất là mức 98,1% ở vùng Đồng bằng sông Hồng và thấp nhất là mức 89,0% ở vùng Trung du và miền núi phía Bắc.
Tỷ trọng dân số từ 5 tuổi trở lên chưa bao giờ đi học chỉ còn 4,4%, giảm 0,7% so với năm 2009. Tỷ lệ này ở khu vực nông thôn là 5,5%, cao hơn 3,3 điểm phần trăm so với ở khu vực thành thị. Trong cả nước, Đồng bằng sông Hồng có tỷ lệ dân số từ 5 tuổi trở lên chưa bao giờ đi học đạt mức thấp nhất (1,6%); còn cao nhất là vùng Trung du và miền núi phía Bắc (9,0%).
Biểu 4. Tỷ trọng (%) dân số từ 5 tuổi trở lên chia theo trình độ học vấn đạt được, thành thị/nông thôn và vùng kinh tế-xã hội, 1/4/2014.                               
Nơi cư trú/Vùng kinh tế - xã hội
Chưa bao giờ đi học
Chưa học xong tiểu học
Tốt nghiệp tiểu học
Tốt nghiệp trung học cơ sở
Tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên
Toàn quốc
4,4
21,5
26,2
25,6
26,5
Thành thị
2,2
17,0
20,8
20,9
41,5
Nông thôn
5,5
23,9
29,0
28,0
19,2
Vùng kinh tế - xã hội





1. Trung du và miền núi phía Bắc
9,0
22,2
25,2
27,5
25,1
2. Đồng bằng sông Hồng
1,6
14,3
16,1
33,4
36,2
3. Bắc Trung bộ và DH miền Trung
3,9
20,2
26,3
27,4
26,0
4. Tây Nguyên
7,8
25,2
32,0
24,0
18,8
5. Đông Nam Bộ
2,5
19,1
26,9
22,0
32,1
6. Đồng bằng sông Cửu Long
6,1
32,6
36,6
16,9
13,9
Trên phạm vi cả nước, tỷ trọng dân số 5 tuổi trở lên chưa học xong tiểu học vẫn ở mức 21,5% năm 2014, giảm 1,1 điểm phần trăm so với năm 2009. Tỷ lệ này ở các vùng rất khác nhau, cụ thể: vùng Đồng bằng sông Hồng chỉ là 14,3% nhưng Đồng bằng sông Cửu Long là 32,6%. Chênh lệch giữa thành thị và nông thôn cũng tương đối (17,0% và 23,9%), nhưng không lớn như chênh lệch giữa các vùng.
Tỷ trọng dân số đạt được trình độ cao nhất là tiểu học giảm từ 27,6% năm 2009 xuống 26,2% năm 2014. Ngược lại, tỷ lệ đạt được ở các cấp học cao hơn tăng lên sau 5 năm. Tỷ trọng dân số đạt được bằng cấp cao nhất là trung học phổ thông trở lên đạt 26,5% năm 2014 so với 20,8% năm 2009, tăng nhanh hơn so với nhóm dân số đạt được bằng cấp cao nhất là trung học cơ sở (25,6% năm 2014 so với 23,73% năm 2009).
7. Trình độ chuyên môn kỹ thuật cao nhất đạt được
Trong những năm qua, việc phát triển đào tạo chuyên môn kỹ thuật (CMKT) của Việt Nam đã có những cải thiện đáng kể. Từ 2009 đến 2014, tỷ trọng dân số 15 tuổi trở lên có chứng chỉ, bằng cấp CMKT tăng từ 13,3% lên 18,0%. Điểm đáng chú ý là tỷ trọng này giảm ở nhóm người có trình độ sơ cấp nghề từ 2,6% xuống 1,8%, và tăng ở nhóm có trình độ cao hơn. Tỷ lệ người có trình độ cao nhất là đại học và trên đại học đã tăng lên gần 2 lần từ 4,4% lên 7,3%. Tuy nhiên, khoảng cách về trình độ CMKT ở nông thôn so với ở thành thị còn khá lớn. Với các trình độ đạt được từ cao đẳng trở xuống, tỷ trọng này ở thành thị cao gấp gần 2 lần so với ở nông thôn. Riêng với trình độ đại học và trên đại học, tỷ lệ này gấp đến gần 5 lần (15,1% ở thành thị so với 3,3% ở nông thôn).
8. Mức sinh
Tổng tỷ suất sinh
Số liệu của các cuộc điều tra dân số qua các năm gần đây cho thấy TFR có xu hướng giảm từ 2,23 con/phụ nữ năm 2004 xuống còn 1,99 con/phụ nữ năm 2011 nhưng đến năm 2013, TFR đạt 2,10 con/phụ nữ. Điều này có thể giải thích bằng sự ưa thích sinh con trong 3 quý cuối năm Rồng (Nhâm Thìn 2012) và 1 quý đầu năm Rắn (Quý Tỵ 2013). Trong 12 tháng trước thời điểm 1/4/2014, ước tính TFR đạt 2,09 con/phụ nữ, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2013 và duy trì xu hướng ở dưới mức sinh thay thế đã đạt được vào năm 2006. Ở khu vực thành thị, TFR thay đổi không đáng kể xung quanh mức 1,80 con/phụ nữ. 
Biểu 5. Tổng tỷ suất sinh (số con/phụ nữ) chia theo thành thị/nông thôn và vùng kinh tế - xã hội, 2009-2014
Nơi cư trú/Vùng kinh tế - xã hội
1/4/2009
1/42010
1/4/2011
1/4/2012
1/4/2013
1/4/2014
Toàn quốc
2,03
2,00
1,99
2,05
2,10
2,09
Thành thị
1,81
1,77
1,70
1,80
1,86
1,85
Nông thôn
1,14
2,11
2,12
2,17
2,21
2,21
Vùng kinh tế - xã hội






1. Trung du và miền núi phía Bắc
2,24
2,22
2,21
2,31
2,18
2,56
2. Đồng bằng sông Hồng
2,11
2,04
2,06
2,11
2,11
2,30
3. Bắc Trung bộ và DH miền Trung
2,21
2,21
2,21
2,32
2,37
2,31
4. Tây Nguyên
2,65
2,63
2,58
2,43
2,49
2,30
5. Đông Nam Bộ
1,69
1,68
1,59
1,57
1,83
1,56
6. Đồng bằng sông Cửu Long
1,84
1,80
1,80
1,92
1,92
1,84
Nguồn: TCTK, Điều tra biến động dân số-KHHGĐ 1/4/2013.
Trong những năm trước đây, ở khu vực nông thôn, TFR còn ở mức cao nên tốc độ giảm sinh thường đạt mức cao, nhưng khi mức sinh đã xuống dưới mức sinh thay thế thì tốc độ giảm sinh chậm dần lại.
Tỷ suất sinh thô
Tỷ suất sinh thô (CBR) trong 12 tháng qua trước thời điểm 1/4/2014 là 17,2‰; của thành thị là 16,7‰, nông thôn là 17,5‰. CBR trong 12 tháng trước thời điểm 1/4/2014 cao hơn 0,2‰ CBR trong 12 tháng trước thời điểm 1/4/2013 (17,0‰). Điều này không có nghĩa là mức sinh tăng, vì CBR là chỉ tiêu được sử dụng chủ yếu để tính tỷ lệ tăng tự nhiên của dân số hơn là để đánh giá sự thay đổi mức sinh như TFR - chỉ tiêu cơ bản phản ánh mức sinh. CBR không chỉ chịu tác động bởi mức sinh mà còn bởi cơ cấu dân số theo tuổi và giới tính. 
Biểu 6. Tỷ suất sinh thô (‰) chia theo thành thị/nông thôn và vùng kinh tế-xã hội, 2009-2014
                                              Đơn vị tính: Trẻ sinh ra sống/1000 dân
Nơi cư trú/Vùng kinh tế - xã hội
1/4/2009
1/42013
1/4/2014
Toàn quốc
17,6
17,0
17,23
    Thành thị
17,3
16,2
16,71
    Nông thôn
17,8
17,5
17,48
Vùng kinh tế - xã hội



1. Trung du và miền núi phía Bắc
19,6
18,0
21,07
2. Đồng bằng sông Hồng
17,6
16,2
18,11
3. Bắc Trung bộ và DH miền Trung
16,9
17,8
17,51
4. Tây Nguyên
21,9
19,7
18,44
5. Đông Nam Bộ
17,8
17,6
15,39
6. Đồng bằng sông Cửu Long
16,0
15,3
14,59
Nguồn: TCTK, Điều tra biến động dân số - KHHGĐ 1/4/2013.
Tỷ số giới tính khi sinh
Tỷ số giới tính khi sinh (TSGTKS) của Việt Nam trong 12 tháng trước thời điểm 1/4/2014 là 112,2 trẻ trai/100 trẻ gái so với 110,5 năm 2009. Năm 2014, có sự chênh lệch đáng kể giữa TSGTKS ở nông thôn (113,1 trẻ trai/100 trẻ gái) và TSGTKS ở thành thị (110,1 trẻ trai/100 trẻ gái). Có thể thấy, mong muốn cũng như áp lực phải sinh con trai cùng với khả năng tiếp cận các dịch vụ chọn lọc giới tính hiện đại của phụ nữ nông thôn trong những năm gần đây tăng lên là lý do chính dẫn đến sự chênh lệch này.
9. Mức chết
Tỷ suất chết thô
Tỷ suất chết thô (CDR) của cả nước trong 12 tháng trước thời điểm 1/4/2014 là 6,9‰ dân, trong đó của thành thị là 6,0‰, của nông thôn là 7,2‰. CDR của cả nước, thành thị, nông thôn năm 2014 giảm nhẹ so với năm 2013.
Biểu 7. Tỷ suất chết thô (‰) chia theo thành thị/nông thôn và vùng kinh tế - xã hội, 1999-2014 
                                         Đơn vị tính: Người chết/1000 dân
Nơi cư trú/Vùng kinh tế - xã hội
1/4/2011
1/42012
1/4/2013
1/4/2014
Toàn quốc
6,9
7,0
7,1
6,85
    Thành thị
5,8
5,9
6,3
6,05
    Nông thôn
7,4
7,5
7,5
7,24
Vùng kinh tế - xã hội




1. Trung du và miền núi phía Bắc
7,0
7,5
7,6
6,99
2. Đồng bằng sông Hồng
7,5
7,7
7,8
7,06
3. Bắc Trung bộ và DH miền Trung
7,7
6,8
7,1
7,63
4. Tây Nguyên
5,7
6,2
6,3
5,67
5. Đông Nam Bộ
5,9
6,5
6,4
5,40
6. Đồng bằng sông Cửu Long
6,6
6,8
7,0
7,32
Nguồn: TCTK, Điều tra biến động dân số - KHHGĐ 1/4/2013.
Tỷ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi (IMR)
Tính chung cả nước, IMR đạt mức 14,9 trẻ em dưới 1 tuổi tử vong/1000 trẻ sinh sống. IMR dao động lên xuống từ năm 2004 đến 2014. Ở thành thị, trước năm 2009, IMR dao động ở mức 9,8‰; sau đó, IMR giảm từ 9,4‰ năm 2009 xuống 8,7‰ năm 2014. Ở nông thôn, IMR giảm nhưng vẫn gấp hơn 2 lần (18‰) IMR thành thị, cho thấy sự khác biệt khá lớn về điều kiện sống giữa nông thôn so và thành thị.
Biểu 8: Tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi (‰) chia theo thành thị/nông thôn, 2004-2014
Năm
Toàn quốc
Thành thị
Nông thôn
2004
18,1
11,1
20,5
2005
17,8
9,7
20,4
2006
16,0
10,0
18,0
2007
16,0
9,8
18,8
2008
15,0
10,0
15,0
2009
16,0
9,4
18,7
2010
15,8
9,2
18,2
2011
15,5
8,5
18,1
2012
15,4
8,9
18,3
2013
15,3
8,9
18,3
2014
14,9
8,7
17,9
Nguồn: TCTK, Điều tra biến động dân số - KHHGĐ 1/4/2013.

Tỷ suất chết của trẻ em dưới 5 tuổi (U5MR)
U5MR giảm đáng kể từ 24,1‰ năm 2009 xuống 22,4‰ năm 2014. Song sự khác biệt giữa các vùng vẫn còn rất lớn: 13,1‰ ở thành thị so với 26,9‰ ở nông thôn. U5MR của hai vùng khó khăn nhất là Trung du và miền núi phía Bắc và Tây Nguyên vẫn rất cao, tương ứng 33,9‰ và 39,5‰.

Biểu 9. U5MR (‰) phân theo vùng, 2009-2014
Nơi cư trú/Vùng kinh tế - xã hội
1/4/2009
1/42010
1/4/2011
1/4/2012
1/4/2013
1/4/2014
Toàn quốc
24,1
23,8
23,3
23,2
23,1
22,4
    Thành thị
14,0
13,7
12,8
13,4
13,3
13,1
    Nông thôn
28,2
27,4
27,2
27,6
27,5
26,9
Vùng kinh tế - xã hội






1. Trung du và miền núi phía Bắc
37,2
36,9
34,9
35,7
35,2
33,9
2. Đồng bằng sông Hồng
18,6
18,4
18,7
18,4
18,3
17,7
3. Bắc Trung bộ và DH miền Trung
25,8
25,7
25,8
25,8
25,5
24,9
4. Tây Nguyên
41,6
40,9
37,0
40,2
39,8
39,5
5. Đông Nam Bộ
15,0
14,3
13,9
13,7
13,5
13,1
6. Đồng bằng sông Cửu Long
20,0
18,9
18,3
18,0
17,9
17,4
Nguồn: TCTK, Niên giám thống kê, 2011-2013.
Tuổi thọ trung bình
 Năm 2014, tuổi thọ trung bình của nam giới là 70,6 năm, của nữ giới là 76,0 năm. Tuổi thọ trung bình chung của cả hai giới là 73,2 năm.
 10. Di cư
Xu hướng di cư 5 năm trước điều tra có thay đổi nhiều so với Tổng điều tra 2009. Năm 2009, cả nước có 4 vùng có tỷ suất di cư thuần âm (xuất cư cao hơn nhập cư): Trung du và miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung và Đồng bằng sông Cửu Long. Đến năm 2014, Đồng bằng sông Hồng không còn là vùng có tỷ suất di cư thuần âm. Đồng bằng sông Cửu Long có tỷ suất di cư thuần âm lớn nhất (-29,7‰). Điểm đến của những người di cư từ vùng này là các vùng lân cận và có kinh tế phát triển hơn.
Đông Nam Bộ có tỷ suất di cư thuần dương và khá cao, do nơi đây tập trung các tỉnh/thành phố như TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, những tỉnh có nhiều khu công nghiệp mới, kinh tế phát triển tạo lực hút kinh tế đối với người di cư đến từ các vùng: Đồng bằng sông Cửu Long (97,3% số người xuất cư có điểm đến là Đông Nam Bộ), Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (71,7%) và Tây Nguyên (62,9%), Đồng bằng sông Hồng (42,3%). Độ tuổi của những người di cư đến chủ yếu từ 15 đến 34 tuổi.
Tỷ suất di cư thuần của khu vực thành thị là 27,2 và của khu vực nông thôn là -13,3, phản ánh xu hướng di cư chủ yếu vào khu vực thành thị.
Đối với di cư ngoại tỉnh, luồng di cư từ nông thôn ra thành thị chiếm tỷ trọng cao nhất (44,2%). Dân cư nông thôn từ tỉnh khác chuyển đến chiếm 3,38% dân số thành thị. So với giai đoạn 2004-2009, tỷ trọng luồng di cư từ nông thôn ra thành thị tăng lên (44,2% so với 30,5%), tỷ trọng luồng di cư từ thành thị đến thành thị giảm xuống từ 34,6% xuống 14,9%. Điều này cho thấy sức hút kinh tế của khu vực thành thị đối với khu vực nông thôn ngày càng lớn.
II. NHÀ Ở VÀ ĐIỀU KIỆN Ở
1. Nhà ở của hộ dân cư
Trong những hộ có nhà ở, số hộ có nhà kiên cố chiếm 46,6%; nhà bán kiên cố, 43,7%; nhà thiếu kiên cố, 5,9%; và nhà đơn sơ, 3,7%. Có sự khác biệt khá rõ về loại nhà chia theo vùng. Đồng bằng sông Hồng có tỷ trọng nhà kiên cố cao nhất (90,2%), và Đồng bằng sông Cửu Long thấp nhất (7,6%). Ngược lại, tỷ trọng nhà đơn sơ của Đồng bằng sông Cửu Long cao nhất (11,1%) và của Đồng bằng sông Hồng thấp nhất (0,1%). So với năm 2009, tỷ trọng nhà kiên cố và bán kiên cố tăng lên đáng kể (90,3%, tăng 6,1%), đặc biệt nhà đơn sơ giảm 4,1%. Năm 2014, tỷ trọng nhà kiên cố ở nông thôn cao hơn (48,9%) thành thị (42,4%). Trong khi tỷ trọng nhà bán kiên cố giữa hai khu vực này có xu hướng ngược lại (38,4% và 54,1%).
      Về hình thức sở hữu nhà ở, nhà riêng lẻ chiếm 90,8%; nhà thuê mượn, 8,7%; nhà chưa rõ quyền sở hữu, 0,5%. Tỷ trọng nhà riêng ở thành thị thấp hơn của nông thôn (81,1% so với 95,7%). Về loại nhà ở: 98,5% là nhà riêng lẻ; 1,4% nhà chung cư; chỉ 0,1% là nhà biệt thự.
      Diện tích ở bình quân đầu người của cả nước là 20,6 m2, tăng so với 2009 là 3,9 m2/người; trong đó thành thị là 23 m2 và nông thôn là 19,5 m2. Có sự khác biệt về diện tích bình quân đầu người giữa các vùng, diện tích ở bình quân đầu người cao nhất là Đồng bằng sông Hồng với 22,4 m2, thấp nhất là Tây Nguyên 18,3 m2.
2. Điều kiện ở của hộ dân cư
      Tỷ lệ hộ sử dụng nguồn nước ăn, uống hợp vệ sinh ở Việt Nam tăng từ 87,6% năm 2009 lên 89,9% năm 2014. Cao nhất là Đồng bằng sông Hồng đạt gần 100%, thấp nhất là Trung du và miền núi phía Bắc với 64,4%. Tỷ lệ hộ sử dụng điện lưới để thắp sáng tăng từ 96,1% năm 2009 lên 98,6% năm 2014, trong đó thành thị là gần 100%, và nông thôn là 98%. Không có sự khác biệt nhiều về tỷ lệ này giữa các vùng, ngoại trừ Trung du, miền núi phía Bắc.
                Tỷ lệ hộ sử dụng điện thoại tăng rất nhanh trong những năm gần đây. Tỷ lệ hộ sử dụng điện thoại cố định hoặc điện thoại di động năm đạt 85%. Cần lưu ý rằng Tổng điều tra 2009 chỉ thu thập những hộ sử dụng điện thoại cố định, trong khi Điều tra 2014 thu thập cả những hộ sử dụng điện thoại cố định và di động. Tốc độ phát triển của dịch vụ điện thoại tăng nhanh trong 5 năm qua cùng với sự khác biệt trong nội dung thu thập thông tin là hai trong số nhiều nguyên nhân tạo ra sự khác biệt về tỷ lệ hộ sử dụng điện thoại năm 2014 so với năm 2009.

Kim Bảng (Sưu tầm) từ nguồn: http://www.gopfp.gov.vn/