[6] [dansohungnguyen] [slider-top-big] []
You are here: Home / , DỰ BÁO DÂN SỐ VIỆT NAM ĐẾN NĂM 20149: ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO MỨC SINH, TUỔI THỌ CỦA LIÊN HỢP QUỐC

DỰ BÁO DÂN SỐ VIỆT NAM ĐẾN NĂM 20149: ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO MỨC SINH, TUỔI THỌ CỦA LIÊN HỢP QUỐC

Con người vừa là đối tượng vừa là động lực của sự phát triển kinh tế-xã hội của một quốc gia. Mỗi quốc gia phải có trách nhiệm triển khai các chương trình phát triển kinh tế-xã hội, cũng như sử dụng các nguồn lực và lao động hợp lý để đáp ứng các nhu cầu cơ bản của con người. Để thực hiện được mục tiêu này, các nhà hoạch định chính sách cần có các thông tin về quy mô, cơ cấu dân số hiện tại cũng như tương lai để lập kế hoạch phát triển cho quốc gia. Năm 2011, Tổng cục Thống kê (TCTK) có tiến hành dự báo dân số Việt Nam giai đoạn 2009-2049.

Gần đây, với mục đích tăng độ chính xác và thời gian dự báo, Liên hợp quốc (LHQ) đã áp dụng mô hình phân cấp BHM (Bayesain Hierarchical Model – BHM) để dự báo mức sinh (TFR), tuổi thọ trung bình khi sinh (e0) đến năm 2100, nhiều hơn 50 năm so với thời kỳ dự báo trước đó. Bằng việc áp dụng mô hình BHM, các nhà nhân khẩu học có thể dự báo thời điểm và mức độ hồi phục của mức sinh sau thời gian giảm sinh liên tục. Dự báo dân số Việt Nam đến năm 2049 đã áp dụng những kỹ thuật mới nhất của LHQ trong dự báo mức sinh, tuổi thọ trung bình khi sinh, cũng như chương trình dự báo dân số được nhiều quốc gia sử dụng USCB tools.
Phương pháp dự báo
Dự báo dân số Việt nam đến năm 2049 sử dụng “Phương pháp thành phần” (Component method) để tính toán. Phương pháp này dựa trên cơ cấu và quy mô dân số gốc tại thời điểm năm 2009 để tính toán dân số trong khoảng thời gian dự báo theo các giả thiết về mức sinh, mức tử vong. Các số liệu và giả thiết ban đầu của dự báo gồm:
1.   Quy mô, cơ cấu dân số ban đầu: là kết quả của Tổng điều tra Dân số và Nhà ở (TĐT) 2009, đã được phúc tra số liệu và có độ tin cậy cao. Quy mô dân số được chia thành 17 độ tuổi: 0-4; 5-9; … 74-79; 80+.
2.   Giả thiết về tử vong: được thể hiện ở tuổi thọ trung bình khi sinh e0 nam và e0 nữ và mô hình tử vong (Tỷ suất chết đặc trưng theo tuổi – ASDR). Mô hình tử vong là kết quả TĐT 2009 và mô hình Coale Demeny họ Bắc. Giả thiết e0 nam và e0 nữ được dự báo bằng việc đưa số liệu thống kê từ năm 1988 đến 2008 vào chương trình BayesLife để tính toán.
3.   Giả thiết về mức sinh: được biểu thị bằng tổng tỷ suất sinh (Total fertility rate – TFR) với 4 phương án:
a.   Mức sinh trung bình: Là kết quả tính toán theo mô hình BHM - phương pháp dự báo dân số của LHQ 2011. Sử dụng chương trình BayesTFR.
b.   Mức sinh cao: Xét xu hướng tăng của mức sinh trong 3 năm trở lại đây, mức sinh tiếp tục tăng với TFR = 2,4 vào giai đoạn 2020-2024 và giảm dần về mức 2,1 giai đoạn 2030-2034.
c.   Mức sinh thấp: được hình thành từ mức sinh trung bình với giá trị TFR ở mỗi giai đoạn thấp hơn 0,3 từ năm 2019.
d.   Mức sinh thay thế và không đổi: Mức sinh trong giai đoạn dự báo bằng mức 2,1 năm 2013 và giữ không đổi trong suốt thời kỳ dự báo.
4.   Mức di cư: Do hạn chế về số liệu, di cư quốc tế được lấy bằng 0 và không đổi trong suốt thời kỳ dự báo.
Phân tích các phương án về mức sinh
Bằng việc đưa số liệu về mức sinh của Việt Nam từ năm 1960 vào chương trình BayesTFR, kết quả dự báo mức sinh của Việt Nam đến năm 2049 được lựa chọn là phương án mức sinh trung bình. Kết quả cho thấy, mức sinh trung bình dao động quanh mức 1,8 từ năm 2024, chậm hơn 5 năm so với chỉ tiêu về mức sinh trong Chiến lược Dân số và SKSS giai đoạn 2011-2020. Trên cơ sở số liệu về mức sinh thời gian gần đây, nhóm nghiên cứu đưa ra 4 giả thiết về mức sinh trung bình, không đổi, cao, thấp:
Các phương án về mức sinh trong tương lai được đặt ra để các nhà hoạch định chính sách lựa chọn và định hướng chính sách về DS-KHHGĐ của Việt Nam. Các ưu, nhược điểm của mỗi phương án được tổng hợp tại Bảng 1.

Phương án mức sinh
Ưu điểm
Nhược điểm
Mức sinh cao (đạt cực đại 2,4 năm 2022 và giảm về mức 2,1 năm 2032)
- Cơ cấu dân số tương đối trẻ
- Thời điểm suy giảm dân số xa hơn
- Tăng trưởng dân số cao trên 1% đến năm 2027
- Quy mô dân số quá lớn
Mức sinh không đổi ở mức sinh thay thế (2,1)
- Không suy giảm dân số đến năm 2049
- Cơ cấu dân số cân đối hơn, dân số lao động duy trì ở mức cao sau 40 năm
- Phương án tối ưu xét về cơ cấu tuổi
- Về dài hạn, khó duy trì ở mức sinh thay thế
- Số sinh tiếp tục tăng đến giai đoạn 2025
- Quy mô dân số cực đại rất cao
Mức sinh thấp (duy trì mức 1,5)
- Dân số cực đại năm 2039
- Mật độ dân cư ở mức thấp nhất
- Cơ cấu dân số thay đổi lớn, đòi hỏi cơ cấu kinh tế thay đổi phù hợp
- Giảm sinh thấp, nhanh, rất khó tăng sinh trở lại
- Suy giảm dân số sau năm 2044
Mức sinh trung bình (duy trì mức 1,8)
- Mức chuyển đổi nhân khẩu học ổn định
- Khả thi về quản lý mức sinh
- Việc đảm bảo lộ trình giảm sinh liên tục còn gặp khó khăn
- Đến năm 2050, chưa suy giảm dân số
Nguồn: Đinh Thái Hà, Dự báo mức sinh của Việt Nam đến năm 2030 và các khuyến nghị chính sách với Việt Nam. 
Kết quả dự báo
Quy mô Dân số
Dân số Việt Nam năm 2009 là 85,8 triệu người, theo phương án mức sinh trung bình, năm 2049 là 112,7 triệu, tăng 31,3 phần trăm. Theo phương án mức sinh cao là 125,7 triệu người (tăng gần 1/2 ở mức 46,5%), phương án mức sinh thấp là 104,1 triệu người (tăng 21,3%), và phương án mức sinh không đổi là 120,2 triệu người (40,1%).  (Xem Bảng 2.)
Theo phương án mức sinh trung bình, dân số Việt Nam đạt 100 triệu người vào năm 2024.Phương án mức sinh cao thì thời điểm này vào năm 2022, và năm 2023 theo phương án mức sinh không đổi. Theo phương án mức sinh thấp, thời điểm 100 triệu dân đến vào năm 2029.
Về mức tăng trưởng dân số hàng năm, đến thời điểm năm 2014, các phương án mức sinh trung bình, cao và không đổi có tỷ lệ tăng trưởng dân số hàng năm cao 1,2%, riêng mức sinh thấp, tỷ lệ tăng trưởng dân số năm 2014 dưới 1% (0,99%). Đến cuối thời kỳ dự báo năm 2049, tỷ lệ tăng trưởng dân số “âm” (- 0,05%). Tỷ lệ tương ứng theo từng phương án mức sinh trung bình là 0,25%, mức sinh cao 0,56% và mức sinh không đổi 0,52%. Về tốc độ giảm của tỷ lệ tăng trưởng dân số, giai đoạn 2009 đến 2034, mức giảm dao động khoảng 0,2 điểm phần trăm sau 5 năm, nhưng giai đoạn 2034 đến 2044 có độ trễ nhất định với mức giảm 0,05 điểm phần trăm sau 5 năm trước khi giảm nhanh sau năm 2044.
Cơ cấu tuổi
Trong cả 4 phương án, tỷ lệ giới tính nam/100 nữ của dân số tăng dần đến giai đoạn 2029, sau đó giảm dần ở mức cân bằng (Bảng 3).

Bảng 3. Tỷ số giới tính theo 4 phương án (PA), 2009-2049

PA mức sinh trung bình
PA mức sinh cao
PA mức sinh thấp
PA mức sinh không đổi



Tỷ giới tính nam/100 nữ
Tuổi trung vị (tuổi)
Tỷ giới tính nam/100 nữ
Tuổi trung vị (tuổi)
Tỷ giới tính nam/100 nữ
Tuổi trung vị (tuổi)
Tỷ giới tính nam/100 nữ
Tuổi trung vị (tuổi)


2009
97,6
27,8
97,6
27,8
97,6
27,8
97,6
27,8

2014
98,9
29,6
98,9
29,6
98,8
29,6
98,9
29,6

2019
99,8
31,4
99,9
31,1
99,6
31,8
99,9
31,3

2024
100,4
33,6
100,9
32,4
100,1
34,2
100,5
33,2

2029
100,4
35,9
101,0
33,9
100,0
36,9
100,6
35,2

2034
99,9
37,9
100,6
35,0
99,5
39,4
100,2
36,6

2039
99,4
39,3
100,1
35,9
98,9
41,4
99,7
37,5

2044
98,8
40,3
99,6
36,4
98,2
43,0
99,2
38,1

2049
98,2
41,3
99,2
37,0
97,5
44,4
98,7
38,8

a.   Dân số trẻ em 0-14 tuổi
Nhìn chung, trong suốt thời kỳ dự báo và theo 4 phương án mức sinh, dân số trẻ em 0-14 tuổi tăng về quy mô đến năm 2024 và giảm dần (Bảng 4).
Bảng 4. Quy mô và tỷ trọng dân số 0-14 tuổi theo 4 phương án, 2009-2049

PA mức sinh trung bình
PA mức sinh cao
PA mức sinh thấp
PA mức sinh không đổi

Dân số (Nghìn người)
Tỷ trọng dân số (%)
Dân số (Nghìn người)
Tỷ trọng dân số (%)
Dân số (Nghìn người)
Tỷ trọng dân số (%)
Dân số (Nghìn người)
Tỷ trọng dân số (%)
2009
20.993
24,5
20.993
24,5
20.993
24,5
20.993
24,5
2014
21.586
23,7
21.619
23,8
21.393
23,6
21.613
23,8
2019
22.771
23,7
23.822
24,5
21.531
22,7
23.219
24,1
2024
23.006
22,9
27.290
26,1
20.663
21,1
24.439
24,0
2029
21.714
20,9
28.350
25,7
18.482
18,4
24.223
22,8
2034
19.916
18,7
26.781
23,4
16.684
16,4
23.131
21,0
2039
18.836
17,3
23.637
20,0
15.577
15,1
22.177
19,5
2044
18.663
16,8
22.629
18,6
15.119
14,5
22.132
18,9
2049
18.929
16,8
24.045
19,1
14.828
14,2
22.818
19,0

b.     Dân số lao động 15-64 tuổi
Dân số 15-64 tuổi là nhóm dân số lao động, động lực của sản xuất và phát triển đất nước. Cả bốn phương án mức sinh, quy mô dân số lao động tăng liên tục đạt khoảng 68-80 triệu lao động giai đoạn 2039-2044 sau đó bắt đầu giảm đến cuối kỳ dự báo với số lượng không đáng kể. Đến cuối kỳ dự báo, dân số lao động Việt Nam vẫn xấp xỉ 2/3 tổng dân số (Bảng 5).
Bảng 5. Quy mô và tỷ trọng dân số 15-64 tuổi theo 4 phương án, 2009-2049

PA mức sinh trung bình
PA mức sinh cao
PA mức sinh thấp
PA mức sinh không đổi

Dân số (Nghìn người)
Tỷ trọng dân số (%)
Dân số (Nghìn người)
Tỷ trọng dân số (%)
Dân số (Nghìn người)
Tỷ trọng dân số (%)
Dân số (Nghìn người)
Tỷ trọng dân số (%)
2009
59.339
69,1
59.339
69,1
59.339
69,1
59.339
69,1
2014
63.762
70,1
63.762
70,1
63.762
70,3
63.762
70,1
2019
66.782
69,5
66.782
68,8
66.782
70,4
66.782
69,2
2024
68.946
68,7
68.946
65,9
68.946
70,3
68.946
67,7
2029
71.180
68,5
71.212
64,4
70.988
70,7
71.206
66,9
2034
73.074
68,6
74.130
64,8
71.849
70,4
73.530
66,8
2039
73.882
67,9
78.153
66,3
71.546
69,3
75.310
66,3
2044
73.702
66,4
80.354
66,1
70.289
67,6
76.232
65,2
2049
72.222
64,1
80.113
63,7
67.766
65,1
75.874
63,1
a.   Dân số cao tuổi 65+
      Trong cả 4 phương án về mức sinh, quy mô dân số cao tuổi 65+ là như nhau và đạt 21,5 triệu người vào cuối kỳ dự báo. Phương án mức sinh cao và quy mô tổng dân số càng cao thì tỷ trọng dân số cao tuổi càng thấp (Bảng 6).
Bảng 6. Quy mô và tỷ trọng dân số 65+ tuổi theo 4 phương án, 2009-2049

PA Mức sinh trung bình
PA Mức sinh cao
PA Mức sinh thấp
PA Mức sinh không đổi


Dân số (Nghìn người)
Tỷ trọng dân số (%)
Dân số (Nghìn người)
Tỷ trọng dân số (%)
Dân số (Nghìn người)
Tỷ trọng dân số (%)
Dân số (Nghìn người)
Tỷ trọng dân số (%)

2009
5.515
6,4
5.515
6,4
5.515
6,4
5.515
6,4
2014
5.603
6,2
5.603
6,2
5.603
6,2
5.603
6,2
2019
6.516
6,8
6.516
6,7
6.516
6,9
6.516
6,8
2024
8.452
8,4
8.452
8,1
8.452
8,6
8.452
8,3
2029
10.949
10,5
10.949
9,9
10.949
10,9
10.949
10,3
2034
13.494
12,7
13.494
11,8
13.494
13,2
13.494
12,2
2039
16.112
14,8
16.112
13,7
16.112
15,6
16.112
14,2
2044
18.614
16,8
18.614
15,3
18.614
17,9
18.614
15,9
2049
21.545
19,1
21.545
17,1
21.545
20,7
21.545
17,9

Bàn luận
Xét 4 phương án mức sinh, nhiều nhà khoa học và nhà hoạch định chính sách lựa chọn phương án mức sinh trung bình TFR = 1,8, khi đó sự chuyển đổi nhân khẩu học ổn định hơn và quy mô dân số không quá lớn. Dự báo, với mức sinh 1,8, dân số Việt Nam đạt khoảng 112 triệu người năm 2049, cao hơn mức dự báo 109 triệu người của TCTK. Nếu mức sinh không đổi ở mức 2,1, quy mô dân số là 120 triệu. Quy mô dân số lớn nhất theo phương án mức sinh cao là 125 triệu người năm 2049, tăng gần 1/2 so với năm 2009. Khi đó, tỷ lệ tăng trưởng dân số cao nhất ở mức 1,44% năm 2019. Trường hợp mức sinh thấp, dân số tăng trưởng âm sau năm 2044.
Với giả thiết về tỷ số giới tính khi sinh tăng đến năm 2020, tỷ lệ nam cao hơn nữ của tổng dân số đạt đỉnh điểm vào năm 2029. Tại thời điểm này, dân số nam 20-49 tuổi nhiều hơn dân số nữ 15-44 tuổi vào khoảng 780 nghìn người. Nói cách khác, khoảng 800 nghìn nam giới có nguy cơ độc thân.
Quy mô và tỷ trọng dân số trẻ em 0-14 tuổi thay đổi nhanh theo các phương án mức sinh. Với phương án mức sinh trung bình, tỷ trọng dân số trẻ xuống dưới 1/5 tổng dân số sau năm 2030. Thời điểm này đến sớm hơn 3 năm (2027) với phương án mức sinh thấp và chậm hơn 7 năm (2037) với phương án mức sinh thay thế. Với phương án mức sinh cao, thời điểm dân số trẻ em thấp hơn 1/5 là năm 2040.
Mức sinh càng cao, dân số lao động càng cao tại thời điểm năm 2049. Quy mô dân số 15-64 tuổi cao nhất ở mức 73-74 triệu người năm 2040 theo phương án mức sinh trung bình. Với phương án mức sinh thay thế và mức sinh cao, dân số lao động năm 2044 lên tới 76-80 triệu người. Theo quy ước, thời kỳ dân số vàng kéo dài đến năm 2044 theo phương án mức sinh trung bình (khi tỷ lệ dân số phụ thuộc nhỏ hơn 50% tổng dân số). Thời điểm này chậm hơn 2 năm (2046) với phương án mức sinh thấp và sớm hơn 8 năm (2036) với phương án mức sinh thay thế. Với phương án mức sinh cao, thời kỳ dân số vàng kết thúc từ năm 2023.
Theo kết quả dự báo, với cả 4 phương án mức sinh, thời kỳ già hóa dân số của Việt Nam (tỷ trọng dân số 60+ trên 10%) sẽ xảy ra từ năm 2017. Tỷ trọng này đạt 20% vào giai đoạn 2037-2044 với cả 4 phương án, trong đó thời điểm của phương án trung bình là năm 2039.
ThS. Nguyễn Ngọc Anh*;
ThS. Nguyễn Minh Hồng*;
ThS. Nguyễn Bảo Trung*

* Trung Tâm Nghiên cứu, Thông tin và Dữ liệu, Tổng cục DS-KHHGĐ.

 KIM BẢNG SƯU TẦM