BẢNG SO SÁNH NHỮNG ĐIỂM MỚI
Quyết định số 76/2012/QĐ-UBND, ngày 19/10/2012 và Quyết định số
43/2015/QĐ-UBND, ngày 21/8/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An về việc Ban
hành Quy định một số chính sách Dân số-KHHGĐ trên địa bàn tỉnh Nghệ An
SO SÁNH
|
Quyết định số 76/2012/QĐ-UBND, ngày 19/10/2012 (3 CHƯƠNG, 10 ĐIỀU)
|
Quyết định số 43/2015/QĐ-UBND, ngày 21/8/2015 (3 CHƯƠNG, 10 ĐIỀU)
|
1, Phạm vi điều chỉnh
|
Quy định này cụ
thể hóa một số chính sách về Dân số-KHHGĐ(viết tắt là DS-KHHGĐ) để triển khai thực hiện trên địa
bàn tỉnh Nghệ An.
|
Quy định này quy định một số chính sách về Dân số-KHHGĐ
(viết tắt là DS-KHHGĐ) để triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
|
2, Đối tượng áp dụng
|
Quy định này áp
dụng đối với các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, tổ
chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị lực lượng
vũ trang (gọi chung là cơ quan, tổ chức) đóng trên địa bàn tỉnh Nghệ An
và công dân Việt Nam cư trú thực tế trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
|
Quy
định này áp dụng đối với các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, chính trị -
xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, đơn vị lực lượng vũ
trang (gọi chung là cơ quan, tổ chức) thuộc
tỉnh Nghệ An và công dân Việt Nam cư trú
thực tế trên địa bàn tỉnh Nghệ An
|
3,
Nguyên tắc thực hiện
|
1. Bảo đảm việc chủ động, tự nguyện, phù hợp với
quyền và lợi ích của các cặp vợ chồng, của cá nhân và từng gia đình với lợi
ích của cộng đồng và toàn xã hội, thực hiện xây dựng gia đình ít con, no ấm,
bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững.
2. Phối hợp chặt chẽ trong lãnh đạo, chỉ đạo,
điều hành của các ngành, các cấp; củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy làm công
tác DS-KHHGĐ để nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý, tổ chức thực hiện công
tác DS-KHHGĐ; tổ chức tuyên truyền vận động kết hợp chặt chẽ với cung cấp
dịch vụ CSSKSS - KHHGĐ; thực hiện tốt chính sách, chế độ và
tăng nguồn lực đầu tư.
|
1. Bảo đảm việc chủ động, tự nguyện, phù hợp với quyền và
lợi ích của các cặp vợ chồng, của cá nhân và từng gia đình với lợi ích của
cộng đồng và toàn xã hội, thực hiện xây dựng gia đình ít con, no ấm, bình
đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững.
2. Phối hợp chặt chẽ trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành
của các ngành, các cấp; củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác
DS-KHHGĐ để nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý, tổ chức thực hiện công tác
DS-KHHGĐ; tổ chức tuyên truyền vận động kết hợp chặt chẽ với cung cấp dịch vụ
CSSKSS - KHHGĐ; thực hiện tốt chính sách, chế độ và tăng nguồn lực đầu tư.
|
4,
Trách nhiệm của các cặp vợ chồng và cá nhân trong việc thực hiện chính sách
Dân số - Kế hoạch hóa gia đình
|
1. Mỗi cặp vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện đúng
quy định pháp luật về dân số, chỉ sinh 1 hoặc 2 con. Trừ những trường hợp
được quy định tại Điều 2, Nghị định số 20/2010/NĐ-CP ngày 8/3/2010 và Điều 1,
Nghị định số 18/2011/NĐ-CP ngày 17/3/2011 của Chính phủ, cụ thể như sau:
a) Cặp vợ
chồng sinh con thứ ba, nếu cả hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có
số dân dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân (tỷ lệ
sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết) theo công bố chính thức của Bộ Kế hoạch và
Đầu tư;
b) Cặp vợ chồng sinh lần thứ nhất mà sinh ba con
trở lên;
c) Cặp vợ chồng đã có một
con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên;
d) Cặp vợ chồng sinh lần
thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con
đẻ đã cho làm con nuôi;
đ) Cặp vợ chồng sinh con
thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc
bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được Hội đồng Giám định Y khoa
cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận;
e) Cặp vợ chồng đã có con riêng (con đẻ)
- Sinh một hoặc hai con,
nếu một trong hai người đã có con riêng (con đẻ)
- Sinh một con hoặc hai con
trở lên trong cùng một lần sinh, nếu cả hai người đã có con riêng (con đẻ).
Quy định này không áp dụng cho trường hợp hai người đã có hai con chung trở
lên và các con hiện đang còn sống.
g) Phụ nữ chưa kết hôn,
sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh.
2. Khoảng cách giữa 2 lần sinh nên từ 3 - 5 năm.
3. Tuổi sinh
con đầu lòng: Nữ nên từ 22 tuổi, nam nên từ 24 tuổi trở lên.
4. Những cặp vợ chồng mà bản thân vợ, chồng hoặc
cả hai người mắc bệnh tâm thần, mắc bệnh di truyền ảnh hưởng đến nòi giống và
không đảm bảo sức khoẻ cho con sau khi sinh ra, bị nhiễm chất độc hóa học, bị
nhiễm HIV/AIDS,... sinh con khả năng để lại hậu quả xấu, nếu có nhu cầu sinh
con thì cần phải qua sự kiểm tra và tư vấn của ngành Y tế
để có sự chỉ dẫn thích hợp.
5.
Thực hiện các biện pháp CSSKSS-KHHGĐ
Các cặp vợ chồng tự nguyện lựa chọn và áp dụng các biện
pháp chăm sóc sức khỏe sinh sản - kế hoạch hóa gia đình thích hợp, góp phần
nâng cao thể chất, trí tuệ, tinh thần của bản thân và các thành viên trong
gia đình, với việc tôn trọng lợi ích của nhà nước và cộng đồng xã hội.
6. Nghiêm cấm thực hiện
các hành vi trái quy định pháp luật về dân số như:
a) Tuyên truyền phổ biến
hoặc đưa ra nội dung trái với chính sách DS-KHHGĐ làm ảnh hưởng xấu đến công
tác DS-KHHGĐ và đời sống xã hội;
b) Lựa chọn giới tính thai
nhi dưới mọi hình thức;
c) Cản trở, cưỡng bức, ép
buộc vợ hoặc chồng và các thành viên khác trong gia đình thực hiện kế hoạch
hóa gia đình.
|
1. Mỗi cặp vợ chồng chỉ sinh một hoặc hai con, trừ các trường hợp sau đây:
a) Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu cả hai hoặc một
trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc
có nguy cơ suy giảm số dân (tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết) theo
công bố chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
b) Cặp vợ chồng sinh lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên;
c) Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà
sinh hai con trở lên;
d) Cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời
điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi;
đ) Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu đã có hai con đẻ
nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính
di truyền theo danh mục dị tật, bệnh hiểm nghèo do Bộ Y tế ban hành, đã được Hội đồng Giám định Y khoa cấp tỉnh hoặc cấp
Trung ương xác nhận;
e) Cặp vợ chồng đã có con riêng (con đẻ)
- Sinh một hoặc hai con, nếu một trong hai người đã có
con riêng (con đẻ)
- Sinh một con hoặc hai con trở lên trong cùng một lần
sinh, nếu cả hai người đã có con riêng (con đẻ). Quy định này không áp dụng
cho trường hợp hai người đã có hai con chung trở lên và các con hiện đang còn
sống.
g) Phụ nữ chưa kết hôn, sinh một hoặc hai con trở lên
trong cùng một lần sinh.
2. Khoảng cách giữa 2 lần sinh nên từ 3 - 5 năm.
3. Những
người có tiền sự gia đình có người mắc bệnh tâm thần, bệnh di truyền, người
có nguy cơ bị khuyết tật về gen; người bị nhiễm chất độc hóa học; người
thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại và các bệnh lây nhiễm cần được vận động đi kiểm tra sức khỏe trước khi có ý định sinh con.
4. Thực hiện các biện pháp KHHGĐ và DVCSSKSS: Các cặp vợ
chồng tự nguyện lựa chọn và áp dụng các biện pháp kế hoạch hóa gia đình và
dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản có chất lượng, góp phần nâng cao thể chất,
trí tuệ, tinh thần của bản thân và các thành viên trong gia đình, phù hợp với
lợi ích của nhà nước và cộng đồng xã hội.
5. Nghiêm cấm
thực hiện các hành vi trái quy định pháp luật về dân số theo quy định của
Pháp lệnh Dân số.
|
5, Ký cam kết thực hiện chính sách Dân số - Kế hoạch hóa
gia đình
|
1. Các cơ quan, tổ chức và chính quyền nơi cư
trú có trách nhiệm tuyên truyền, vận động, tổ chức cho các thành viên trong
cơ quan, tổ chức, địa phương mình ký cam kết thực hiện các quy định về
DS-KHHGĐ (có mẫu cam kết kèm theo Quy định này) và có trách nhiệm cam kết với
ngành cấp trên, chính quyền địa phương về tổ chức thực hiện cam kết. Khi làm
thủ tục đăng ký kết hôn, khi tuyển dụng, tiếp nhận cán bộ công chức, viên
chức đều phải tuyên truyền, vận động và ký cam kết với những người này về
thực hiện các quy định về DS-KHHGĐ.
2. Các cặp vợ chồng
trong độ tuổi sinh đẻ có trách nhiệm ký cam kết thực hiện các quy định về
DS-KHHGĐ với chính quyền địa phương nơi cư trú và cơ quan, đơn vị mình đang
công tác.
|
1. Các cơ quan, tổ chức và chính quyền nơi cư trú có
trách nhiệm tuyên truyền, vận động, tổ chức cho các thành viên trong cơ quan,
tổ chức, địa phương mình ký cam kết thực hiện các quy định về chính sách DS-KHHGĐ (có mẫu cam kết kèm theo Quy định này) và có
trách nhiệm cam kết với ngành cấp trên, chính quyền địa phương về tổ chức
thực hiện cam kết. Khi làm thủ tục đăng ký kết hôn, khi tuyển dụng, tiếp nhận
cán bộ công chức, viên chức đều phải tuyên truyền, vận động những người này
ký cam kết thực hiện các quy định về chính sách DS-KHHGĐ.
2. Các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ có trách nhiệm
ký cam kết thực hiện các quy định về chính sách DS-KHHGĐ với chính quyền địa
phương nơi cư trú và cơ quan, đơn vị mình đang công tác.
3. Cán bộ, đảng
viên phải gương mẫu đi đầu trong việc thực hiện chính sách DS-KHHGĐ; đồng
thời tích cực tuyên truyền, vận động gia đình và quần chúng nhân dân thực
hiện chính sách DS-KHHGĐ.
|
6,
Một số chính sách Dân số - Kế hoạch hóa gia đình
|
1. Chính sách khuyến khích, khen thưởng đối với các xã, phường, thị trấn:
a) Xã, phường, thị trấn một năm không có người sinh con thứ 3 trở lên
được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen, kèm theo mức thưởng 5 triệu đồng;
b) Xã, phường, thị trấn hai năm liên tục không có người sinh con thứ 3
trở lên được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen, kèm theo mức thưởng 10 triệu đồng;
c) Xã, phường, thị trấn ba năm liên tục không có người sinh con thứ 3 trở
lên được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen, kèm theo mức thưởng 15 triệu đồng;
d) Xã, phường, thị trấn bốn năm liên tục không có người sinh con thứ 3
trở lên được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen, kèm theo mức thưởng 20 triệu đồng;
đ) Xã, phường, thị trấn từ năm năm liên tục trở lên không có người sinh
con thứ 3 trở lên được Chủ tịch UBND tỉnh thưởng 30 triệu đồng và đề nghị Thủ tướng Chính phủ
tặng Bằng khen.
|
1. Chính sách khuyến khích, khen thưởng đối với các xã,
phường, thị trấn:
a) Xã, phường, thị trấn một năm không có người sinh con
thứ 3 trở lên được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen, kèm theo mức thưởng 20 triệu đồng;
b) Xã, phường, thị trấn hai năm liên tục không có người sinh
con thứ 3 trở lên được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen, kèm theo mức thưởng
40
triệu đồng;
c) Xã, phường, thị trấn ba năm liên tục không có người
sinh con thứ 3 trở lên được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen, kèm theo mức
thưởng 60
triệu đồng;
d) Xã, phường, thị trấn bốn năm liên lục không có người
sinh con thứ 3 trở lên được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen, kèm theo mức
thưởng 80
triệu đồng;
đ) Xã, phường, thị trấn từ năm năm liên tục trở lên không
có người sinh con thứ 3 trở lên được Chủ tịch UBND tỉnh thưởng 100 triệu đồng và
đề nghị Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen.
e) Xã, phường,
thị trấn thực hiện giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên từ 50% so với năm trước
được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen và thưởng theo quy định hiện hành.
|
|
2. Việc khen thưởng đối với khối, xóm, bản không có người sinh con thứ 3
trở lên do HĐND các huyện, thành, thị quy định.
|
2. Việc khen thưởng đối với khối, xóm, bản không có người
sinh con thứ 3 trở lên do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các huyện,
thành, thị quy định.
|
|
3. Chính sách khuyến khích, khen thưởng đối với cá nhân:
a) Khuyến khích các hoạt động nâng cao chất
lượng và cơ cấu dân số: Nam, nữ trước khi kết hôn (trừ trường hợp kết hôn có
yếu tố nước ngoài) thực hiện khám sức khỏe và tư vấn tiền hôn nhân; trẻ sơ
sinh thực hiện xét nghiệm lấy mẫu máu gót chân để phát hiện sớm một số bệnh
lý bẩm sinh được miễn phí tại các cơ sở y tế nhà nước trên địa bàn tỉnh, nơi
triển khai các Đề án về nâng cao chất lượng dân số được UBND tỉnh phê duyệt
kinh phí hàng năm;
b) Những người trong độ
tuổi sinh đẻ đã có từ 1 - 2 con trở lên sử dụng biện pháp tránh thai triệt
sản được phẫu thuật miễn phí, được cấp một cơ số thuốc và 1 thẻ bảo hiểm chăm
sóc sức khỏe theo mức quy định của Bộ Y tế (thời hạn 2 năm). Ngoài ra, được
bồi dưỡng một khoản tiền có giá trị 5 triệu đồng (đối với nam) và 2 triệu
đồng (đối với nữ) từ ngân sách tỉnh;
c)
Người sử dụng biện pháp tránh thai (dụng cụ tử cung), được các cơ sở y tế
khám phụ khoa, cấp dụng cụ và một số thuốc theo quy định của Bộ Y tế;
d)
Người sử dụng biện pháp tránh thai khác thì được hưởng các dịch vụ, các
phương tiện tránh thai theo quy định của Bộ Y tế thông qua cộng tác viên, cán
bộ chuyên trách dân số cấp xã;
đ)
Những người thực hiện tốt kế hoạch hóa
gia đình và trong một năm vận động được 15 cặp vợ chồng thực hiện các biện pháp tránh
thai (đình sản, đặt dụng cụ tử cung) được thưởng 500.000 đồng và nếu trên 15 cặp, cứ
thêm 10 cặp thì được thưởng thêm 200.000 đồng. Nguồn kinh phí từ ngân sách
tỉnh.
|
3. Chính sách khuyến khích, khen thưởng đối với cá nhân:
a) Những người trong độ tuổi sinh đẻ đã có từ 01 - 02 con
trở lên tự nguyện sử dụng biện pháp tránh thai triệt sản (kể cả triệt sản
khi mổ kết hợp), ngoài các chế độ, chính
sách được hưởng theo quy định của Trung ương, thì mỗi trường hợp triệt sản
được bồi dưỡng 5 triệu đồng (đối với nam) và 3 triệu đồng (đối với nữ).
b) Những người thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình và
trong 01 năm vận động được 10 cặp vợ chồng (trong phạm vi
một khối, xóm, thôn, bản) thực
hiện các biện pháp tránh thai (đình sản; đặt vòng) được thưởng 1.000.000
đồng và nếu trên 10 cặp, cứ thêm 5 cặp
thì được thưởng thêm 500.000 đồng.
|
|
|
4. Chính sách hỗ trợ đối với phụ nữ thuộc hộ nghèo là người
dân tộc thiểu số khi sinh con đúng chính sách dân số thực hiện theo quy định
tại Nghị định số 39/2015/NĐ-CPngày 27/4/2015 của Chính phủ quy định chính
sách hỗ trợ cho phụ nữ thuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu số khi sinh con
đúng chính sách dân số.
|
|
|
5. Hồ sơ, trình tự thủ tục khen thưởng thực hiện theo quy định của
pháp luật hiện hành về thi đua, khen thưởng
|
|
4. Xử lý vi phạm.
Xử lý nghiêm các tập thể,
cá nhân vi phạm chính sách DS-KHHGĐ theo quy định của pháp luật hiện hành và
bản cam kết đã ký với cơ quan, tổ chức hoặc chính quyền địa phương nơi cư
trú, cụ thể như sau:
a) Đối với cán bộ, công
chức, viên chức (kể cả hợp đồng lao động), cán bộ chiến sỹ thuộc lực lượng vũ
trang:
- Sinh con thứ ba trở lên (trừ những trường hợp
pháp luật có quy định khác) thì bị xử lý kỷ luật bằng các hình thức: bị khiển
trách, làm đơn rút tên khỏi chức danh lãnh đạo (nếu có chức vụ); thuyên chuyển vị trí công tác khác; không đưa vào
xem xét quy hoạch bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo trong 5 năm kể từ ngày vi phạm,
nếu có trong quy hoạch thì xem xét đưa ra khỏi chức danh quy hoạch hiện tại;
không xem xét thi nâng ngạch, chuyển ngạch, không xét nâng bậc lương trong
3 năm kể từ ngày vi phạm.
- Trường hợp đã bị xử lý kỷ luật, nếu tiếp tục sinh con thứ tư trở lên
thì tiến hành xử lý kỷ luật với các hình thức cao hơn.
b) Các
đối tượng khác sinh con thứ ba trở lên thì khiển trách và phê bình công khai
trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương và xử lý theo quy
định của hương ước, quy ước nơi cư trú; không được xét danh hiệu Gia đình văn
hóa và phải đóng góp một khoản kinh phí theo cam
kết cho Ban DS-KHHGĐ xã, phường, thị trấn có giá trị từ 1 - 2 triệu đồng cho
1 lần vi phạm. Mức cụ thể do UBND trình HĐND huyện, thành, thị quy định;
c) Tập thể và cá nhân Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có thành viên thuộc
cấp quản lý trực tiếp vi phạm chính sách DS-KHHGĐ thì bị hạ loại thi đua và không xem xét danh hiệu
đơn vị văn hoá trong năm có vi phạm.
|
6. Xử lý vi phạm.
Xử lý nghiêm các tập thể, cá nhân vi phạm chính sách
DS-KHHGĐ theo quy định của pháp luật hiện hành và bản cam kết đã ký với cơ
quan, tổ chức hoặc chính quyền địa phương nơi cư trú, cụ thể như sau:
a) Đối với cán bộ, công chức, viên chức (kể cả hợp đồng
lao động); cán bộ chiến sỹ thuộc lực lượng vũ trang; công nhân, người
lao động có hưởng lương (bao gồm nhà nước và tư nhân):
- Sinh con thứ ba trở lên (trừ những trường hợp pháp luật
có quy định khác) thì bị xử lý kỷ luật bằng các hình thức: khiển trách; làm
đơn rút tên khỏi chức danh lãnh đạo (nếu có chức vụ); thuyên chuyển vị
trí công tác khác hoặc thuyên chuyển đến địa bàn công tác khác có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hơn; không đưa vào xem xét quy hoạch bổ nhiệm chức vụ lãnh
đạo trong 5 năm kể từ ngày vi phạm, nếu có trong quy hoạch thì xem xét đưa ra
khỏi chức danh quy hoạch hiện tại; không xem xét thi nâng ngạch, chuyển
ngạch; kéo
dài thời gian xét nâng bậc lương trong thời gian 3 - 6 tháng.
- Trường hợp đã bị xử lý kỷ luật, nếu tiếp tục vi phạm
chính sách DS- KHHGĐ thì tiến hành xử lý kỷ luật với các hình thức cao hơn.
b) Các đối tượng khác vi phạm trong trường hợp sinh con
thứ ba (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác) thì bị xử lý theo bản cam kết, quy chế, nội quy của cơ quan, đơn vị; quy định
của hương ước, quy ước nơi cư trú; không được xét danh hiệu Gia đình văn hóa.
c) Tập thể và cá nhân Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có
thành viên thuộc cấp quản lý trực tiếp vi phạm chính sách DS-KHHGĐ thì không xét danh
hiệu thi đua và không xem xét danh hiệu
đơn vị văn hóa trong năm có vi phạm.
|
7,
Hỗ trợ Cộng tác viên Dân số - Kế hoạch hóa gia đình
|
Cộng tác viên DS-KHHGĐ kiêm nhiệm ở xóm, khối,
bản được hỗ trợ hàng tháng bằng 0,1 mức lương tối thiểu từ ngân sách tỉnh
(ngoài mức thù lao theo quy định của Trung ương).
|
Cộng tác viên DS-KHHGĐ kiêm nhiệm ở xóm, khối, bản được
hỗ trợ hàng tháng bằng 0,1 mức lương cơ sở từ ngân sách tỉnh (ngoài mức thù
lao theo quy định của Trung ương).
|
8, Kinh phí đảm bảo thực hiện cho công tác Dân số - Kế
hoạch hóa gia đình
|
1. Hàng năm, Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí một
khoản ngân sách địa phương theo kế hoạch
để đảm bảo thực hiện mục tiêu về DS-KHHGĐ.
2. Ngoài kinh phí chương trình mục tiêu và ngân
sách tỉnh cấp, hàng năm, các huyện, thành, thị bố trí một khoản ngân sách bổ
sung cho công tác DS-KHHGĐ của địa phương và giao cho Trung tâm DS-KHHGĐ cùng
cấp quản lý, sử dụng theo kế hoạch đã
được duyệt.
3. Xã, phường, thị trấn được tiếp tục quản lý và
huy động nguồn lực đầu tư cho công tác DS-KHHGĐ từ các khoản xử lý vi phạm chính sách DS-KHHGĐ, khen thưởng,
hỗ trợ của Nhà nước, đóng góp của các tổ chức, cá nhân theo quy định của Luật
Ngân sách nhà nước. Giao cho Ban DS-KHHGĐ xã, phường, thị trấn trực tiếp quản
lý, sử dụng đúng mục đích quy định.
4. Nguồn kinh phí thưởng cho các tập thể được
trích từ nguồn Quỹ thi đua, khen thưởng của UBND các cấp hàng năm. Nguồn kinh
phí thưởng, khuyến khích, hỗ trợ cho cá nhân được UBND tỉnh bố trí trong dự
toán hàng năm của Sở Y tế (giao Chi cục Dân số - Kế hoạch hoá gia đình thực
hiện).
|
1. Hàng năm, Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối ngân sách địa
phương đảm bảo thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ về
DS-KHHGĐ.
2. Ngoài kinh phí chương trình mục tiêu và ngân sách tỉnh
cấp, hàng năm, UBND các huyện, thành, thị bố trí một khoản ngân sách cho
công tác DS-KHHGĐ của địa phương và giao cho Trung tâm DS-KHHGĐ cùng cấp quản
lý, sử dụng theo kế hoạch đã được duyệt.
3. UBND xã, phường, thị trấn quản lý và huy động nguồn
lực đầu tư cho công tác DS-KHHGĐ từ các khoản xử phạt vi phạm hành chính về chính
sách DS-KHHGĐ, khen thưởng, hỗ trợ của
Nhà nước, đóng góp của các tổ chức, cá nhân
theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
Ngoài ra, hàng năm, UBND các xã, phường, thị trấn bố trí một khoản ngân sách
cho công tác DS-KHHGĐ và giao cho Ban DS-KHHGĐ xã, phường, thị trấn trực tiếp
quản lý, sử dụng đúng quy định.
4. Nguồn kinh phí thưởng cho các tập thể được trích từ
nguồn Quỹ thi đua, khen thưởng của UBND các cấp hàng năm. Nguồn kinh phí
thưởng, khuyến khích, hỗ trợ cho cá nhân được UBND tỉnh bố trí trong dự toán
hàng năm của Sở Y tế (giao Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh thực
hiện).
|
9,
Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia
đình
|
Cơ quan và tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ quyền
hạn của mình có trách nhiệm:
1. Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật
về dân số.
a) Xây dựng và tổ chức
thực hiện quy chế, điều lệ của cơ quan, tổ chức phù hợp với quy định của pháp
luật về DS-KHHGĐ;
b)
Tạo điều kiện để các thành viên của cơ quan, tổ chức thực hiện quy chế, điều
lệ; các hương ước, quy ước của cộng đồng về dân số; tạo điều kiện thuận lợi
để cá nhân thực hiện mục tiêu chính sách dân số phù hợp với lứa tuổi, tình
trạng sức khỏe, điều kiện học tập, lao động, công tác, thu nhập, nuôi dạy
con, phù hợp với chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương và Nhà nước. Ưu tiên đối với người nghèo, đồng bào các dân tộc thiểu
số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc thù;
c)
Tăng cường các hoạt động thông tin, tuyên truyền, giáo dục vận động về lĩnh
vực dân số và phát triển, các chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế
hoạch hóa gia đình, nâng cao chất lượng dân số; đảm bảo mọi người dân đều
được cung cấp đầy đủ các thông tin về DS-KHHGĐ và cung cấp các loại dịch vụ
dân số đa dạng, chất lượng, thuận tiện và an toàn đến tận người dân;
d)
Lồng ghép các nội dung DS-KHHGĐ vào trong quy hoạch, kế hoạch và chương trình
phát triển kinh tế – xã hội. Đối với khối, xóm, thôn, bản, khi xây dựng, sửa
đổi, bổ sung hương ước, quy ước phải có nội dung DS-KHHGĐ, không có người
sinh con thứ 3 trở lên.
Đưa
các chỉ tiêu về công tác DS -KHHGĐ bao gồm: chỉ tiêu giảm sinh; chỉ tiêu giảm
tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên; chỉ tiêu người chấp nhận các biện pháp tránh
thai; chỉ tiêu giảm tỷ số mất cân bằng giới tính khi sinh và chỉ tiêu sàng
lọc trước sinh và sơ sinh vào kế hoạch kinh tế - xã hội hàng năm và đây là
những chỉ tiêu quan trọng để xem xét và công nhận hoàn thành kế hoạch kinh tế
xã hội của các địa phương, cơ quan, tổ chức;
đ)
Kiểm tra, đánh giá và định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện các mục
tiêu dân số.
2.
Thực hiện xã hội hóa công tác dân số.
|
Cơ quan và tổ
chức trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn của mình có trách nhiệm:
1. Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về dân
số.
a) Đẩy mạnh công
tác tuyên truyền, giáo dục và vận động thực hiện các chính sách DS-KHHGĐ, đảm
bảo mọi người dân đều được cung cấp thông tin về DS-KHHGĐ đầy đủ, kịp thời.
b) Đưa nội dung thực hiện chính sách DS-KHHGĐ vào quy
chế, nội quy của cơ quan, đơn vị; kết quả thực hiện chính sách DS-KHHGĐ là
một trong những tiêu chí để bình xét thi đua, khen thưởng đối với tập thể, cá
nhân trong cơ quan, đơn vị.
c) Tạo điều kiện để các thành viên của cơ quan, tổ chức
thực hiện quy chế, điều lệ; các hương ước, quy ước của cộng đồng về dân số;
tạo điều kiện thuận lợi để cá nhân thực hiện mục tiêu chính sách dân số phù
hợp với lứa tuổi, tình trạng sức khỏe, điều kiện học tập, lao động, công tác,
thu nhập, nuôi dạy con, phù hợp với chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế
- xã hội của địa phương và Nhà nước. Ưu tiên đối với người nghèo, đồng bào
các dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng đặc
thù có mức sinh cao;
d) Lồng ghép các nội dung DS-KHHGĐ vào trong quy hoạch,
kế hoạch và chương trình phát triển kinh tế - xã hội. Đối với khối, xóm,
thôn, bản, khi xây dựng, sửa đổi, bổ sung hương ước, quy ước phải có nội dung
DS-KHHGĐ, không có người vi phạm chính sách DS-KHHGĐ.
đ) Kiểm tra, đánh giá và định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết
việc thực hiện các mục tiêu DS-KHHGĐ.
2. Thực hiện tốt cơ chế phối hợp liên ngành trong tổ chức
triển khai các hoạt động thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu về DS-KHHGĐ.
3. Có chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu
tư các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi, người tàn tật, tổ chức
phục hồi chức năng cho trẻ em và người khuyết tật, người dân dễ bị thương
trong thiên tai.
4. Thực hiện xã hội hóa công tác DS-KHHGĐ; đặc biệt là xã
hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức
khỏe sinh sản nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
|
10,
Trách nhiệm của công dân Việt Nam cư trú trên địa bàn tỉnh Nghệ An
|
1. Thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật;
quy chế, điều lệ của cơ quan, tổ chức; quy ước, hương ước của cộng đồng về
dân số.
2. Mọi người có trách nhiệm thực hiện và vận
động con, cháu, anh em, đồng nghiệp, những người khác trong cộng đồng thực
hiện nghiêm các quy định về DS-KHHGĐ.
|
1. Thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật; quy chế,
điều lệ của cơ quan, tổ chức; quy ước, hương ước của cộng đồng về dân số.
2. Mọi người có trách nhiệm thực hiện và tuyên truyền,
vận động con, cháu, anh em, đồng nghiệp, những người khác trong cộng đồng
thực hiện nghiêm các quy định về DS-KHHGĐ.
|
11,
Trách nhiệm thi hành
|
1. Giao Sở Y tế chủ trì phối hợp với các ngành,
các tổ chức liên quan tuyên truyền, phổ biến, tổ chức thực hiện, kiểm tra,
giám sát và và định kỳ hàng năm báo cáo kết quả thực hiện Quy định này.
2. Sở Tài chính chủ trì phối hợp với các ngành
liên quan hướng dẫn việc lập dự toán và bố trí nguồn kinh phí thực hiện theo
Quy định này.
3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp, Thủ trưởng
các cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện nghiêm chính sách
DS-KHHGĐ; hàng năm, tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Quy định
này.
4. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các
tổ chức thành viên tuyên truyền vận động các hội viên, đoàn viên, nhân dân và
phối hợp với chính quyền các cấp tổ chức thực hiện tốt chính sách DS-KHHGĐ./.
|
1. Giao Sở Y tế chủ trì phối hợp với các ngành, các tổ
chức liên quan tuyên truyền, phổ biến, tổ chức thực hiện kiểm tra, giám sát
và và định kỳ hàng năm báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện Quy định này.
2. Sở Tài chính chủ trì phối hợp với các ngành liên quan
hướng dẫn việc lập dự toán và bố trí nguồn kinh phí thực hiện theo Quy định
này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, Thủ trưởng các cơ
quan, đơn vị chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện nghiêm chính sách DS-KHHGĐ;
hàng năm, tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Quy định này.
4. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các tổ chức
thành viên tuyên truyền vận động các hội viên, đoàn viên, nhân dân và phối
hợp với chính quyền các cấp tổ chức thực hiện tốt chính sách DS-KHHGĐ./.
|