[6] [dansohungnguyen] [slider-top-big] []
You are here: Home / , QUY ĐỊNH MỘT SỐ CHÍNH SÁCH DÂN SỐ - KHHGĐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN CÓ HIỆU LỰC KỂ TỪ NGÀY 01/01/2016

QUY ĐỊNH MỘT SỐ CHÍNH SÁCH DÂN SỐ - KHHGĐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN CÓ HIỆU LỰC KỂ TỪ NGÀY 01/01/2016

Ông Nguyễn Kim Bảng, Giám đốc Trung tâm Dân số-KHHGĐ
huyện quán triệt nội dung NQ170 và QĐ43 tại lới tập huấn
cho Viên chức và CTV dân số-KHHGĐ cơ sở
Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết số 52/2012/NQ-HĐND, ngày 13/7/2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An quy định một số chính sách Dân số-kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn tỉnh Nghệ An và Quyết định số 76/2012/QĐ-UBND, ngày 19/10/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An về việc Ban hành Quy định một số chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn tỉnh Nghệ  An; cùng với  các văn bản pháp quy nói trên thì BTV tỉnh ủy cũng đã có Chỉ thị 09-CT/TU, ngày 19/9/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Nghị quyết 20-NQ/TU ngày 26/6/2009 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác Dân số-KHHGĐ trong tình hình mới, với một thái độ kiên quyết nên việc thực hiện chính sách Dân số-KHHGĐ trên địa bàn tỉnh có những chuyển biến rõ nét tích cực thấy được. Cụ thể nhất huyện Hưng Nguyên chúng tôi năm 2015: Từ mức sinh, tỷ lệ sinh con thứ trở lên, tỷ số giới tính khi sinh giảm, số xóm, khối không có người sinh con thứ 3 trở lên tăng…..
Điều may mắn nhất mà những tỉnh bên cạnh ta cũng chưa có được là người làm công tác Dân số-KHHGĐ xã, phường, thị trấn được hưởng chế độ như viên chức Nhà nước. Họ rất biết ơn sự quan tâm chế độ chính sách của người làm công việc gian nan vất vả này.
Đồng thời, điều vui mừng nhất của những người trực tiếp làm công tác Dân số-KHHGĐ là tỉnh ta cũng đã thấy được những mặt hạn chế nhất định trong việc thực thi NQ52 và QĐ76.
Vì vậy, Tỉnh ta đã kịp thời, điều chỉnh, bổ sung, thay thế Nghị quyết số 52/2012/NQ-HĐND, ngày 13/7/2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An quy định một số chính sách Dân số-kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn tỉnh Nghệ An bằng Nghị quyết số 170/2015/NQ-HĐND, ngày 10/7/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An quy định một số chính sách Dân số-kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn tỉnh Nghệ An và Quyết định số 76/2012/QĐ-UBND, ngày 19/10/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An về việc Ban hành Quy định một số chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn tỉnh Nghệ  An bằng Quyết định số 43/2015/QĐ-UBND, ngày 21/8/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An về việc Ban hành Quy định một số chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn tỉnh Nghệ  An.
Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi muốn nêu cụ thể những nội dung cơ bản Quyết định số 43/2015/QĐ-UBND, ngày 21/8/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An về việc Ban hành Quy định một số chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn tỉnh Nghệ  An:
I. PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH
Quy định này quy định một số chính sách về Dân số-KHHGĐ (viết tắt là DS-KHHGĐ) để triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
II. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
Quy định này áp dụng đối với các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, đơn vị lực lượng vũ trang (gọi chung là cơ quan, tổ chức) thuộc tỉnh Nghệ An và công dân Việt Nam cư trú thực tế trên địa bàn tỉnh Nghệ An
III. NGUYÊN TẮC THỰC HIỆN
1. Bảo đảm việc chủ động, tự nguyện, phù hợp với quyền và lợi ích của các cặp vợ chồng, của cá nhân và từng gia đình với lợi ích của cộng đồng và toàn xã hội, thực hiện xây dựng gia đình ít con, no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững.
2. Phối hợp chặt chẽ trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các ngành, các cấp; củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác DS-KHHGĐ để nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý, tổ chức thực hiện công tác DS-KHHGĐ; tổ chức tuyên truyền vận động kết hợp chặt chẽ với cung cấp dịch vụ CSSKSS - KHHGĐ; thực hiện tốt chính sách, chế độ và tăng nguồn lực đầu tư.
IV TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG VÀ CÁ NHÂN TRONG VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN SỐ-KHHGĐ
1. Mỗi cặp vợ chồng chỉ sinh một hoặc hai con, trừ các trường hợp sau đây:
a) Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu cả hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân (tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết) theo công bố chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
b) Cặp vợ chồng sinh lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên;
c) Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên;
d) Cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi;
đ) Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền theo danh mục dị tật, bệnh hiểm nghèo do Bộ Y tế ban hành, đã được Hội đồng Giám định Y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận;
e) Cặp vợ chồng đã có con riêng (con đẻ)
- Sinh một hoặc hai con, nếu một trong hai người đã có con riêng (con đẻ)
- Sinh một con hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh, nếu cả hai người đã có con riêng (con đẻ). Quy định này không áp dụng cho trường hợp hai người đã có hai con chung trở lên và các con hiện đang còn sống.
g) Phụ nữ chưa kết hôn, sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh.
2. Khoảng cách giữa 2 lần sinh nên từ 3 - 5 năm.
3. Những người có tiền sự gia đình có người mắc bệnh tâm thần, bệnh di truyền, người có nguy cơ bị khuyết tật về gen; người bị nhiễm chất độc hóa học; người thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại và các bệnh lây nhiễm cần được vận động đi kiểm tra sức khỏe trước khi có ý định sinh con.
4. Thực hiện các biện pháp KHHGĐ và DVCSSKSS: Các cặp vợ chồng tự nguyện lựa chọn và áp dụng các biện pháp kế hoạch hóa gia đình và dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản có chất lượng, góp phần nâng cao thể chất, trí tuệ, tinh thần của bản thân và các thành viên trong gia đình, phù hợp với lợi ích của nhà nước và cộng đồng xã hội.
5. Nghiêm cấm thực hiện các hành vi trái quy định pháp luật về dân số theo quy định của Pháp lệnh Dân số.
V. KÝ CAM KẾT THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN SỐ-KHHGĐ
1. Các cơ quan, tổ chức và chính quyền nơi cư trú có trách nhiệm tuyên truyền, vận động, tổ chức cho các thành viên trong cơ quan, tổ chức, địa phương mình ký cam kết thực hiện các quy định về chính sách DS-KHHGĐ (có mẫu cam kết kèm theo Quy định này) và có trách nhiệm cam kết với ngành cấp trên, chính quyền địa phương về tổ chức thực hiện cam kết. Khi làm thủ tục đăng ký kết hôn, khi tuyển dụng, tiếp nhận cán bộ công chức, viên chức đều phải tuyên truyền, vận động những người này ký cam kết thực hiện các quy định về chính sách DS-KHHGĐ.
2. Các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ có trách nhiệm ký cam kết thực hiện các quy định về chính sách DS-KHHGĐ với chính quyền địa phương nơi cư trú và cơ quan, đơn vị mình đang công tác.
3. Cán bộ, đảng viên phải gương mẫu đi đầu trong việc thực hiện chính sách DS-KHHGĐ; đồng thời tích cực tuyên truyền, vận động gia đình và quần chúng nhân dân thực hiện chính sách DS-KHHGĐ.
VI. MỘT SỐ CHÍNH SÁCH DÂN SỐ-KHHGĐ
1. Chính sách khuyến khích, khen thưởng đối với các xã, phường, thị trấn:
a) Xã, phường, thị trấn một năm không có người sinh con thứ 3 trở lên được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen, kèm theo mức thưởng 20 triệu đồng;
b) Xã, phường, thị trấn hai năm liên tục không có người sinh con thứ 3 trở lên được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen, kèm theo mức thưởng 40 triệu đồng;
c) Xã, phường, thị trấn ba năm liên tục không có người sinh con thứ 3 trở lên được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen, kèm theo mức thưởng 60 triệu đồng;
d) Xã, phường, thị trấn bốn năm liên lục không có người sinh con thứ 3 trở lên được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen, kèm theo mức thưởng 80 triệu đồng;
đ) Xã, phường, thị trấn từ năm năm liên tục trở lên không có người sinh con thứ 3 trở lên được Chủ tịch UBND tỉnh thưởng 100 triệu đồng và đề nghị Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen.
e) Xã, phường, thị trấn thực hiện giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên từ 50% so với năm trước được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen và thưởng theo quy định hiện hành.
2. Việc khen thưởng đối với khối, xóm, bản không có người sinh con thứ 3 trở lên do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các huyện, thành, thị quy định.
3. Chính sách khuyến khích, khen thưởng đối với cá nhân:
a) Những người trong độ tuổi sinh đẻ đã có từ 01 - 02 con trở lên tự nguyện sử dụng biện pháp tránh thai triệt sản (kể cả triệt sản khi mổ kết hợp), ngoài các chế độ, chính sách được hưởng theo quy định của Trung ương, thì mỗi trường hợp triệt sản được bồi dưỡng 5 triệu đồng (đối với nam) và 3 triệu đồng (đối với nữ).
b) Những người thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình và trong 01 năm vận động được 10 cặp vợ chồng (trong phạm vi một khối, xóm, thôn, bản) thực hiện các biện pháp tránh thai (đình sản; đặt vòng) được thưởng 1.000.000 đồng và nếu trên 10 cặp, cứ thêm 5 cặp thì được thưởng thêm 500.000 đồng.
4. Chính sách hỗ trợ đối với phụ nữ thuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu số khi sinh con đúng chính sách dân số thực hiện theo quy định tại Nghị định số 39/2015/NĐ-CPngày 27/4/2015 của Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ cho phụ nữ thuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu số khi sinh con đúng chính sách dân số.
5. Hồ sơ, trình tự thủ tục khen thưởng thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về thi đua, khen thưởng
6. Xử lý vi phạm.
Xử lý nghiêm các tập thể, cá nhân vi phạm chính sách DS-KHHGĐ theo quy định của pháp luật hiện hành và bản cam kết đã ký với cơ quan, tổ chức hoặc chính quyền địa phương nơi cư trú, cụ thể như sau:
a) Đối với cán bộ, công chức, viên chức (kể cả hợp đồng lao động); cán bộ chiến sỹ thuộc lực lượng vũ trang; công nhân, người lao động có hưởng lương (bao gồm nhà nước và tư nhân):
- Sinh con thứ ba trở lên (trừ những trường hợp pháp luật có quy định khác) thì bị xử lý kỷ luật bằng các hình thức: khiển trách; làm đơn rút tên khỏi chức danh lãnh đạo (nếu có chức vụ); thuyên chuyển vị trí công tác khác hoặc thuyên chuyển đến địa bàn công tác khác có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hơn; không đưa vào xem xét quy hoạch bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo trong 5 năm kể từ ngày vi phạm, nếu có trong quy hoạch thì xem xét đưa ra khỏi chức danh quy hoạch hiện tại; không xem xét thi nâng ngạch, chuyển ngạch; kéo dài thời gian xét nâng bậc lương trong thời gian 3 - 6 tháng.
- Trường hợp đã bị xử lý kỷ luật, nếu tiếp tục vi phạm chính sách DS- KHHGĐ thì tiến hành xử lý kỷ luật với các hình thức cao hơn.
b) Các đối tượng khác vi phạm trong trường hợp sinh con thứ ba (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác) thì bị xử lý theo bản cam kết, quy chế, nội quy của cơ quan, đơn vị; quy định của hương ước, quy ước nơi cư trú; không được xét danh hiệu Gia đình văn hóa.
c) Tập thể và cá nhân Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có thành viên thuộc cấp quản lý trực tiếp vi phạm chính sách DS-KHHGĐ thì không xét danh hiệu thi đua và không xem xét danh hiệu đơn vị văn hóa trong năm có vi phạm.
VII. HỖ TRỢ CỘNG TÁC VIÊN DÂN SỐ-KHHGĐ
Cộng tác viên DS-KHHGĐ kiêm nhiệm ở xóm, khối, bản được hỗ trợ hàng tháng bằng 0,1 mức lương cơ sở từ ngân sách tỉnh (ngoài mức thù lao theo quy định của Trung ương).
VIII. KINH PHÍ ĐẢM BẢO THỰC HIỆN CHO CÔNG TÁC DÂN SỐ-KHHGĐ
1. Hàng năm, Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối ngân sách địa phương đảm bảo thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ về DS-KHHGĐ.
2. Ngoài kinh phí chương trình mục tiêu và ngân sách tỉnh cấp, hàng năm, UBND các huyện, thành, thị bố trí một khoản ngân sách cho công tác DS-KHHGĐ của địa phương và giao cho Trung tâm DS-KHHGĐ cùng cấp quản lý, sử dụng theo kế hoạch đã được duyệt.
3. UBND xã, phường, thị trấn quản lý và huy động nguồn lực đầu tư cho công tác DS-KHHGĐ từ các khoản xử phạt vi phạm hành chính về chính sách DS-KHHGĐ, khen thưởng, hỗ trợ của Nhà nước, đóng góp của các tổ chức, cá nhân theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước. Ngoài ra, hàng năm, UBND các xã, phường, thị trấn bố trí một khoản ngân sách cho công tác DS-KHHGĐ và giao cho Ban DS-KHHGĐ xã, phường, thị trấn trực tiếp quản lý, sử dụng đúng quy định.
4. Nguồn kinh phí thưởng cho các tập thể được trích từ nguồn Quỹ thi đua, khen thưởng của UBND các cấp hàng năm. Nguồn kinh phí thưởng, khuyến khích, hỗ trợ cho cá nhân được UBND tỉnh bố trí trong dự toán hàng năm của Sở Y tế (giao Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh thực hiện).
IX. TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC TRONG CÔNG TÁC DÂN SỐ-KHHGĐ
Cơ quan và tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn của mình có trách nhiệm:
1. Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về dân số.
a) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục và vận động thực hiện các chính sách DS-KHHGĐ, đảm bảo mọi người dân đều được cung cấp thông tin về DS-KHHGĐ đầy đủ, kịp thời.
b) Đưa nội dung thực hiện chính sách DS-KHHGĐ vào quy chế, nội quy của cơ quan, đơn vị; kết quả thực hiện chính sách DS-KHHGĐ là một trong những tiêu chí để bình xét thi đua, khen thưởng đối với tập thể, cá nhân trong cơ quan, đơn vị.
c) Tạo điều kiện để các thành viên của cơ quan, tổ chức thực hiện quy chế, điều lệ; các hương ước, quy ước của cộng đồng về dân số; tạo điều kiện thuận lợi để cá nhân thực hiện mục tiêu chính sách dân số phù hợp với lứa tuổi, tình trạng sức khỏe, điều kiện học tập, lao động, công tác, thu nhập, nuôi dạy con, phù hợp với chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và Nhà nước. Ưu tiên đối với người nghèo, đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng đặc thù có mức sinh cao;
d) Lồng ghép các nội dung DS-KHHGĐ vào trong quy hoạch, kế hoạch và chương trình phát triển kinh tế - xã hội. Đối với khối, xóm, thôn, bản, khi xây dựng, sửa đổi, bổ sung hương ước, quy ước phải có nội dung DS-KHHGĐ, không có người vi phạm chính sách DS-KHHGĐ.
đ) Kiểm tra, đánh giá và định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện các mục tiêu DS-KHHGĐ.
2. Thực hiện tốt cơ chế phối hợp liên ngành trong tổ chức triển khai các hoạt động thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu về DS-KHHGĐ.
3. Có chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi, người tàn tật, tổ chức phục hồi chức năng cho trẻ em và người khuyết tật, người dân dễ bị thương trong thiên tai.
4. Thực hiện xã hội hóa công tác DS-KHHGĐ; đặc biệt là xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
X. TRÁCH NHIỆM CỦA CÔNG DÂN VIỆT NAM CƯ TRÚ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
1. Thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật; quy chế, điều lệ của cơ quan, tổ chức; quy ước, hương ước của cộng đồng về dân số.
2. Mọi người có trách nhiệm thực hiện và tuyên truyền, vận động con, cháu, anh em, đồng nghiệp, những người khác trong cộng đồng thực hiện nghiêm các quy định về DS-KHHGĐ.
XI. TRÁCH NHIỆM THI HÀNH
1. Giao Sở Y tế chủ trì phối hợp với các ngành, các tổ chức liên quan tuyên truyền, phổ biến, tổ chức thực hiện kiểm tra, giám sát và và định kỳ hàng năm báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện Quy định này.
2. Sở Tài chính chủ trì phối hợp với các ngành liên quan hướng dẫn việc lập dự toán và bố trí nguồn kinh phí thực hiện theo Quy định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện nghiêm chính sách DS-KHHGĐ; hàng năm, tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Quy định này.
4. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các tổ chức thành viên tuyên truyền vận động các hội viên, đoàn viên, nhân dân và phối hợp với chính quyền các cấp tổ chức thực hiện tốt chính sách DS-KHHGĐ.
Với tinh thần, trách nhiệm cao của các cơ quan, tổ chức và chính quyền nơi cư trú có trách nhiệm tuyên truyền, vận động, tổ chức cho các thành viên trong cơ quan, tổ chức, địa phương mình; Cán bộ, đảng viên  gương mẫu đi đầu trong việc thực hiện chính sách DS-KHHGĐ; đồng thời tích cực tuyên truyền, vận động gia đình và quần chúng nhân dân thực hiện chính sách DS-KHHGĐ tạo thành một sự đồng thuận, thống nhất thì chính sách Dân số-KHHGĐ trên địa bàn tỉnh Nghệ An nói chung và Hưng Nguyên nói riêng sẽ đạt hiệu quả tốt./.


Kim Bảng-Trung tâm Dân số-KHHGĐ huyện Hưng Nguyên