[6] [dansohungnguyen] [slider-top-big] []
You are here: Home / , HƯNG NGUYÊN HƯỚNG TỚI CÔNG TÁC DÂN SỐ - KHHGĐ GIAI ĐOẠN 2016-­2020

HƯNG NGUYÊN HƯỚNG TỚI CÔNG TÁC DÂN SỐ - KHHGĐ GIAI ĐOẠN 2016-­2020

Để thực hiện Nghị quyết 47­NQ/TW về việc "Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số­kế hoạch hóa gia đình" của Bộ Chính trị, ngày 14/11/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2013/QĐ­TTg phê duyệt Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011 ­ 2020. Đây là Chiến lược thứ 3 về công tác Dân số­KHHGĐ và là Chiến lược chuyển đổi từ mục tiêu tập trung giảm sinh sang mục tiêu tập trung nâng cao chất lượng dân số. Trên cơ sở đó, Hội đồng Nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh  cũng đã ban hành Nghị quyết số 170/2015/NQ-HĐND, ngày 10/7/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An quy định một số chính sách Dân số-kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn tỉnh Nghệ An  và Quyết định số 43/2015/QĐ-UBND, ngày 21/8/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An về việc Ban hành Quy định một số chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn tỉnh Nghệ  An
Nhìn lại kết quả đã thực hiện trong 5 năm qua và xác định mục tiêu
của công tác Dân số­KHHGĐ trong vòng 5 năm tới 2016­2020, theo định hướng của Chiến lược đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Hội nghị này có ý nghĩa quan trọng, nhất là trong bối cảnh chúng ta bắt đầu triển khai kế hoạch phát triển kinh tế­xã hội của tỉnh giai đoạn 2016­2020 thực hiện Nghị quyết Đại hội Tỉnh Đảng bộ lần thứ VI.
Thực tiễn trong thời gian qua cho chúng ta thấy một số kết quả đáng khích lệ như sau:
­ Nhận thức của cả hệ thống chính trị, đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân trong tỉnh về công tác DSKHHGĐ có nhiều chuyển biến tích cực. Việc xây dựng gia đình ít con khỏe mạnh đã trở thành một chuẩn mực của phần lớn người dân tỉnh Nghệ An nói chung và Hưng Nguyên nói riêng. Thành công nhất của chương trình Dân số­KHHGĐ trong 5 năm qua là đã duy trì được mức sinh thấp, bình quân mỗi cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ có 2,06 con và thấp hơn mức sinh thay thế của cả tỉnh, cả nước.
­ Cùng với sự đầu tư của Trung ương cũng như hỗ trợ thêm của tỉnh, nhu cầu về dịch vụ KHHGĐ của người dân đã được đáp ứng một cách cơ bản; hàng năm chúng ta đã triển khai các đợt Chiến dịch chăm sóc sức khỏe sinh sản nhằm từng bước đưa các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình ngày một thuận lợi cho người dân nhất là các vùng khó khăn.
­ Trong 5 năm qua, chúng ta đã chú trọng và tập trung chuyển dần sang mục tiêu nâng cao chất lượng dân số.
Nếu như trước đây nói đến Dân số­KHHGĐ là nói đến các biện pháp tránh thai như triệt sản, đặt vòng, thuốc tránh thai và bao cao su thì hiện nay người dân còn biết thêm sàng lọc trước sinh và sơ sinh để hạn chế sinh ra những đứa trẻ bị dị tật, can thiệp giảm thiểu mất cân bằng giới tinh khi sinh, chăm sóc sức khỏe cho nhóm vị thành niên và thanh niên, công nhân lao động trong các khu công nghiệp.... Nâng cao chất lượng dân số của huyện, tỉnh đã góp phần chăm sóc sức khỏe bà mẹ­trẻ em ngày càng được cải thiện, nâng cao tuổi thọ của tỉnh trên 75 tuổi…
­
truyền thông đến cácđối tượng trên sồn nước ở Hưng Long

Tăng cường chỉ đạo và thực hiện ký cam kết trách nhiệm
Thành công của công tác Dân số­KHHGĐ không thể không có sự phối hợp chặt chẽ của các ban ngành đoàn thể trong tỉnh: Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn TNCS HCM, Liên đoàn Lao động, các cơ sở Giáo dục & Đào tạo, Văn hóa­Thể thao và Du lịch, Thông tin & Truyền thông v.v… đã phối hợp với ngành y tế để triển khai có hiệu quả công tác này. Đánh giá hiệu quả công tác Dân số­KHHGĐ, chúng ta luôn ghi nhận sự năng nổ, nhiệt tình của lực lượng cán bộ dân số­KHHGĐ cơ sở thôn, ấp, khu phố. Có thể nói, cán bộ Dân số­ KHHGĐ và đội ngũ cộng tác viên là những người gần dân nhất, là mắt xích cuối cùng ­ mắt xích quan trọng của bộ máy làm công tác Dân số-KHHGĐ ở cơ sở. Chúng ta không thể có được những thành quả vừa qua cũng như không thể hạ mức sinh và giảm tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên nếu không có hoạt động tích cực của lực lượng Cán bộ Dân số-KHHGĐ này. Đó là lực lượng đã đã không quản ngày, đêm "đi từng ngõ, gõ từng nhà" vận động người dân thực hiện kế hoạch hóa gia đình, thực hiện các hoạt động nâng cao chất lượng dân số.
Bên cạnh những thành quả trong công tác DS­KHHGĐ thời gian qua, phải nhìn nhận hiện nay công tác Dân số-KHHGĐ trên địa bàn huyện vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức cần phải tập trung giải quyết:
Thứ nhất, mặc dù số con trung bình của mỗi cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ của tỉnh là 2,06 con, thấp hơn mức sinh thay thế 2,1 con nhưng kết quả này không bền vững. Một bộ phận dân cư vẫn quan niệm còn thích sinh nhiều con, hoặc phải sinh được con trai để "có nếp, có tẻ", để nối dõi tông đường, để bằng bạn bè…nhất là nhóm dân cư có mức sống khá giả và tại địa bàn vùng sông nước, vùng có giáo dân.
Thứ hai, huyện chúng ta đang có xu hướng mất cân bằng giới tính khi sinh có nghĩa số trẻ nam sinh ra cao hơn nhiều so với trẻ nữ. Thời gian qua chúng ta đã triển khai một số hoạt động nhưng chưa mạnh, tỷ số giới tính khi sinh mới được khống chế không tăng nhưng vẫn còn ở mức cao 127 nam/100 nữ. Nếu trong thời gian tới chúng ta không có những giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn tình trạng này, tỷ số giới tính khi sinh sẽ có chiều hướng tăng nhanh.
Thứ ba, việc nâng cao chất lượng dân số và công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản còn nhiều hạn chế, nhất là việc thực hiện các mô hình, đề án nâng cao chất lượng dân số còn nhiều khó khăn. Hoạt động sàng lọc trước sinh và sơ sinh đã triển khai tại 100% huyện, thành phố là một cố gắng lớn của ngành y tế nhưng tỷ lệ thực hiện tại các cơ sở y tế nhà nước chưa đạt mức cao. Việc chăm sóc sức khỏe sinh sản cho lứa tuổi vị thành niên/thanh niên để chuẩn bị bước vào tuổi sinh đẻ chưa có chiều sâu.
Thứ tư, hiện nay cơ cấu dân số của chúng ta đang ở giai đoạn "cơ cấu Dân số Vàng", có nghĩa số người trong độ tuổi lao động gấp đôi số người phụ thuộc. Đây là thời kỳ thuận lợi nhất để phát triển kinh tế­xã hội. Nếu chúng ta tận dụng được "lợi thế về nhân khẩu học" này và nguồn lao động dồi dào sẽ tăng cường cho sự phát triển bền vững của tỉnh. Tuy nhiên việc tận dụng "thời kỳ cơ cấu Dân số Vàng" của tỉnh chưa có những hoạt động cụ thể và nếu không chú trọng thì lợi thế này sẽ trở thành thách thức trong việc giải quyết công ăn việc làm, hạn chế đáng kể đến các khả năng phát triển kinh tế­xã hội của tỉnh nhà. Bên cạnh đó, chúng ta đang bước dần vào giai đoạn già hóa dân số. Việc chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi sẽ là một thách thức lớn trong thời gian tới nếu chúng ta không quan tâm từ lúc này.
Để giải quyết những thách thức trong công tác Dân số­KHHGĐ thời gian tới, đặc biệt trong giai đoạn 2016 – 2020, đề nghị các sở, ban, ngành của tỉnh phối hợp với ngành y tế lưu ý một số vấn đề sau:
1. Các ngành, các cấp tiếp tục quán triệt và thực hiện tốt nội dung Kết luận số 44­KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục triển khai Nghị quyết số 47­NQ/TW đẩy mạnh thực hiện chính sách Dân số­KHHGĐ. Phải xem đây là nhiệm vụ chính trị để ổn định mức sinh một cách bền vững và thực hiện nâng cao chất lượng dân số.
2. Ngành Y tế cùng với các ngành chức năng của huyện tiếp tục kiện toàn, củng cố hệ thống tổ chức làm công tác Dân số-KHHGĐ và sức khỏe sinh sản từ tỉnh đến cơ sở. Đào tạo và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác DS­KHHGĐ/Sức khỏe sinh sản; nâng cao cơ sở vật chất, kỹ thuật để thực hiện thành công các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ của Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản giai đoạn 2011­2020.
3. Tăng cường sự phối hợp giữa ngành Y tế và các ban ngành, đoàn thể trong tỉnh để đẩy mạnh hoạt động truyền thông giáo dục về DS­KHHGĐ nhằm chuyển đổi hành vi về dân số­sức khỏe sinh sản. Vận động nhân dân thực hiện tiêu chí "Mỗi gia đình sinh đủ 2 con để nuôi dạy cho tốt" và thích ứng với giai đoạn già hóa dân số.
4. Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Y tế­Dân số giai đoạn 2016­2020; cần phối hợp với các sở ban ngành liên quan tham mưu UBND huyện sớm ban hành Đề án tăng cường công tác Dân số­KHHGĐ của tỉnh giai đoạn 2016­2020. Nội dung chủ yếu của Đề án cần chú trọng đến các hoạt động nâng cao chất lượng dân số như sàng lọc trước sinh và sơ sinh; giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh; nâng cao kiến thức sức khỏe sinh sản và giảm tỷ lệ nạo phá thai trong lứa tuổi vị thành niên/thanh niên, … để góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh trong tương lai.
Có thể nói, công tác Dân số-KHHGĐ là một cuộc vận động lớn và lâu dài, là khâu chuẩn bị rất quan trọng cho đầu vào của nguồn nhân lực có chất lượng, là một trong những yếu tố chủ yếu quyết định sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước. Hiện nay tiêu chí "Mỗi cặp vợ chồng sinh đủ 2 con" là thông điệp về số lượng, song nó sẽ giúp làm chậm quá trình già hóa dân số, kéo dài thời kỳ dân số vàng và giúp giảm tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh.

Trong thời gian tới, dưới sự quan tâm chỉ đạo của Huyện ủy, HĐND và UBND huyện cùng với sự tích cực tham gia phối hợp thực hiện của các ban ngành, đoàn thể các cấp trong tỉnh, tôi tin tưởng rằng công tác Dân số-KHHGĐ của tỉnh trong giai đoạn tiếp theo sẽ đạt nhiều thành quả tốt đẹp, góp phần đưa sự nghiệp dân số của huyện Hưng Nguyên ngày càng phát triển.
                                                                                                      Kim Bảng - TTDSHN