[6] [dansohungnguyen] [slider-top-big] []
You are here: Home / , 40 tuần thai: Muôn điều kỳ thú (P1)

40 tuần thai: Muôn điều kỳ thú (P1)



10 tuần tuổi bé đã có thói quen thuận tay trái hay phải rồi đấy nhé các mẹMang thai, sinh con là một trong nhiều điều kỳ diệu và thiêng liêng nhất của thế giới tự nhiên. Trong khoảng thời gian 9 tháng 10 ngày bầu bí, không chỉ cơ thể của người mẹ phải thay đổi để thích ứng và nuôi dưỡng bào thai phát triển tốt trong tử cung, mà ngay cả em bé trong bụng bạn cũng sẽ trải qua những giai đoạn phát triển khác nhau để hoàn thiện, chờ ngày được cất tiếng khóc chào đời trong vòng tay yêu thương của cha mẹ. Do đó, cũng sẽ có muôn điều kỳ thú về sự thay đổi của mẹ và con trong 40 tuần thai nghén, nhất là những phát triển đáng kinh ngạc của bé mà nhiều khi bạn không ngờ tới.
Có lắm điều thú vị về bé trong bụng mẹ. (hình minh họa)
Có lắm điều thú vị về bé trong bụng mẹ
(Ảnh minh họa)


Các thú vị về quá trình thụ thai
- Cơ hội thụ thai xảy ra khi 1 tinh trùng tiếp xúc được với trứng. Nhưng bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng, “chiến binh” may mắn duy nhất này đã phải chiến đấu với hơn 300 triệu “kẻ cạnh tranh” khác để vượt qua một chặng đường dài từ âm đạo vào đến ống dẫn trứng của người mẹ.
40 tuần thai: Muôn điều kỳ thú (P1) - 1
Có hơn 300 triệu tinh trùng tham gia vào “cuộc đua” tìm “nàng” trứng, nhưng hầu như chỉ có 1 “chiến binh” may mắn được kết hợp với trứng để thụ thai (hình minh họa)
- Chặng đường để tinh trùng kết hợp với trứng cực kỳ gian nan. Trung bình, lượng tinh dịch xuất ra mỗi lần bằng khoảng 2/3 muỗng cà phê (khoảng từ 2 – 6 mm³), trong đó mỗi mm chứa từ 60 – 150 triệu tinh trùng mà trong số này có khoảng 1/4 là loại bất thường, chỉ 3/4 còn lại có thể tham gia vào cuộc đua tìm đến trứng. Trong số 300 triệu tinh trùng trong lượng tinh dịch cho một lần xuất tinh, chỉ có khoảng vài trăm là đến được trứng, và chỉ có 1 tinh trùng chui được vào trong trứng. Số còn lại bị chảy ra ngoài âm đạo, hoặc bị môi trường axit ở âm đạo tiêu diệt. Những tinh trùng khác có thể bị những tế bào dọn dẹp của tử cung nuốt mất, hoặc vào sai ống vòi trứng, hoặc đúng ống như không gặp được trứng.
- 24 giờ là khoảng thời gian cần thiết cho một tinh trùng thâm nhập vào trong trứng, và sự thụ thai xảy ra dù bạn hoàn toàn không hay biết.
- 1 tuần lễ là khoảng thời gian phôi nang (trứng đã thụ tinh và phân bào) di chuyển đến nội mạc tử cung và làm tổ ở đó, thường là 1/3 phía trên thân tử cung. Lá nhau cũng bắt đầu hình thành trong giai đoạn này.
- Việc sinh trai hay gái hoàn toàn thuộc vào tinh trùng X hay Y của người bố. Trứng chỉ chứa 1 loại nhiễm sắc thể X, trong khi tinh trùng chứa X hoặc Y. Nếu trứng thụ tinh với tinh trùng X thì sẽ có bé gái (XX), nếu thụ tinh với tinh trùng mang Y thì sẽ có bé trai (XY). Nếu giao hợp 2 hay 3 ngày trước ngày rụng trứng, cơ hội thụ thai bé gái sẽ tăng lên. Ngược lại, nếu giao hợp 1 ngày sau hay ngay khi trứng rụng thì sẽ có cơ hội sinh bé trai nhiều hơn. Tuy nhiên, cơ hội này chỉ mang tính chất tương đối và xác suất sinh con theo ý muốn bằng cách này không nhiều.
- 2% là cơ hội một sản phụ có thể mang thai song sinh, có thể là song sinh giống hệt nhau xảy ra khi một trứng được thụ tinh bởi 1 tinh trùng, sau đó chia thành 2 hợp tử riêng biệt, thường xảy ra hoàn toàn ngẫu nhiên; hoặc song sinh không giống hệt nhau hình thành khi 2 trứng riêng biệt cùng rụng 1 lần và được thụ tinh bởi 2 tinh trùng riêng biệt, thường sẽ xuất hiện trong những gia đình có tiền sử sinh đôi khác trứng trước đó.
40 tuần thai: Muôn điều kỳ thú (P1) - 2
Chỉ có 2% phụ nữ mang thai song sinh trong mỗi thai kỳ (hình minh họa)

Sự phát triển đáng kinh ngạc của bé yêu trong 3 tháng đầu thai kỳ
- 4 tuần tuổi, phôi thai (em bé tương lai của bạn) có kích thước như 1 hạt giống nhỏ.
- 6 tuần sau thụ thai là thời điểm bé đã bắt đầu có nhịp tim đầu tiên. Lúc này bé nhỏ xíu như 1 hạt đậu lăng. Trong khi đó tử cung của mẹ bắt đầu phát triển từ kích thước 1 quả mận to ra thành 1 quả táo.
- 7 tuần: não bé đã được phân chia thành 3 khu vực riêng biệt sẽ là cơ sở cho việc hình thành tất cả suy nghĩ và hành động trong tương lai: não trước chịu trách nhiệm giải quyết vấn đề, lý luận và lưu giữ những kỉ niệm; não giữa chỉ đạo xung điện từ cơ thể bé cho các khu vực não phải; não sau kiểm soát các hoạt động thể chất như thở, nhịp tim và các cử động cơ. Đây cũng là thời điểm cơ phôi thai đã được hình thành và cử động đầu tiên của bé có thể phát hiện được bằng siêu âm.
- 8 tuần bé của bạn đã chính thức được gọi là 1 bào thai, đã có nhịp tim và nguy cơ sẩy thai chỉ còn 2%.
- 10 tuần: bé của bạn có kích thước như một quả đậu, nhưng bé cũng đã có mắt, mũi và miệng. 4 chồi tay cùng với các ngón tay và ngón chân cũng đã hình thành, thậm chí bé còn có móng tay nhỏ xíu và các chồi cho răng sữa mọc lên sau này.
Thật ngạc nhiên là thói quen thuận tay trái hay thuận tay phải cũng hình thành vào khoảng thời gian này, căn cứ vào thói quen mút ngón tay cái của bé. Theo một nghiên cứu của  trường Đại học Belfast, thai nhi có thói quen mút ngón cái phía tay phải khi lớn lên sẽ thuận tay phải và ngược lại.
40 tuần thai: Muôn điều kỳ thú (P1) - 3
Thói quen thuận tay trái hay phải đã hình thành khi bé được …10 tuần tuổi (hình minh họa)

Đây cũng là thời điểm mà bé yêu của bạn đã có thể đáp ứng để hình thành các liên lạc sau này. Nếu bạn vỗ bụng, bé sẽ luồn lách khỏi khu vực có lực tác động từ tay bạn, dù bạn không thể nhận ra. Tim bé cũng đập từ 110 – 160 lần/phút, nhanh gấp 2 lần nhịp tim của mẹ. Tất cả các cơ quan chính như tim, phổi, não, ruột đã hình thành đầy đủ chức năng và sẽ tiếp tục phát triển thêm để hoàn thiện dần trong các quý sau của thai kỳ.
- 12 tuần: cơ thể bé đã có kích thước như một quả đào và bé đã biết đau ở mọi chỗ trên cơ thể như một em bé sơ sinh. Phản xạ của bé cũng bắt đầu phát triển, nếu bé vô tình cọ khuôn mặt vào tay hoặc chân mình, môi bé sẽ mở ra để mút, còn nếu bé chạm tay vào mí mắt mình, bé sẽ biết nhấp nháy mí. Vào cuối quý 1 của thai kỳ, em bé của bạn đã trông giống hình người rõ rệt, với cằm, trán rộng, có mũi và mí mắt.
Mời các bạn đón đọc Phần 2 tiếp theo
Như Quỳnh (Khampha.vn)
(Nguồn Eva.vn)