[6] [dansohungnguyen] [slider-top-big] []
You are here: Home / , DÂN SỐ BIỂN ĐẢO

DÂN SỐ BIỂN ĐẢO

Chăm sóc sức khỏe sinh sản, nâng cao chất lượng dân số biển đảo vẫn là một trong những vấn đề trọng tâm của công tác dân số hiện nay. Chương trình “Vì chất lượng dân số” của Đài truyền hình Việt Nam đã có cuộc trao đổi với TS.Dương Quốc Trọng – Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số KHHGĐ, Bộ Y tế nhìn nhận lại kết quả đạt được sau 3 năm thực hiện “Đề án kiểm soát dân số biển đảo”, được phát vào ngày 25/5/2013 trên kênh VTV.

 
Những thách thức và trở ngại lớn trong công tác chăm sóc và nâng cao chất lượng dân số biển đảo cho thấy:
-             Điều kiện khách quan về mặt địa lý
-             Dân trí và nhận thức của nhân dân các xã đảo còn nhiều hạn chế so với mặt bằng chung của cả nước
-             Tâm lý, phong tục tập quán muốn sinh nhiều con, đặc biệt là muốn sinh con trai
-             Đặc thù công việc nặng nhọc, thường xuyên tiếp xúc với môi trường có ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe, đi làm trên biển dài ngày. ..
-             Sự biến động thường xuyên của dân số (số lượng ngư dân đến trú bão khi có biến động về thời tiết, khách du lịch tại nơi phát triển về du lịch)
-             Năng lực mạng lưới, cơ sở vật chất và lực lượng cán bộ y tế còn thiếu và hạn chế về mặt chuyên môn.
Một số kết quả ban đầu sau 3 năm triển khai đề án:
-             Thành lập được 169 đội lưu động tuyến huyện là các cán bộ được lựa chọn từ Trung tâm DS-KHHGĐ, khoa sản bệnh viện huyện, trung tâm y tế huyện và một số cán bộ trạm y tế xã trong địa bàn có đề án 52
-             Có 2.188.000 lượt người đã được tư vấn về các nội dung chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình.
-             518.466 bà mẹ mang thai đã được khám thai
-             3.121.063 phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ được khám phụ khoa, trong đó 1.134.784 trường hợp phụ nữ được phát hiện mắc bệnh phụ khoa được cấp thuốc và điều trị. Năm 2012 tại 3 xã của huyện đảo Cô Tô đã khám và điều trị các bệnh phụ khoa cho 50,6 phụ nữ (số mắc bệnh 902/1.781 người khám) và tỷ lệ viêm cổ tử cung chiếm 39,2%.
Mục tiêu của đề án trong những năm tiếp theo: Phấn đấu đạt mức sinh thay thế trong toàn vùng; nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình; thí điểm và nhân rộng một số loại hình, mô hình; tổ chức các hoạt động hỗ trợ cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình.
Tuy nhiên công tác thực hiện Đề án 52 đạt hiệu quả cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, có sự phối hợp tích cực của các ngành các cấp với mục tiêu “Sớm xây dựng chính sách đặc biệt để thu hút và khuyến khích mạnh mẽ nhân dân ra đảo định cư lâu dài và làm ăn dài ngày trên biển, vừa phát triển kinh tế, vừa làm nhiệm vụ bảo vệ vùng biển Tổ Quốc”.

Ngọc Diệp