[6] [dansohungnguyen] [slider-top-big] []
You are here: Home / , Mười năm thực hiện pháp lệnh dân số vẫn luôn là vấn đề nóng

Mười năm thực hiện pháp lệnh dân số vẫn luôn là vấn đề nóng


Pháp lệnh Dân số (PLDS) đã được Ủy Ban Thường vụ Quốc hội thông qua ngày 9-1-2003, Chủ tịch nước công bố ngày 22-1-2003 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1-5-2003. Để bảo đảm thi hành Pháp lệnh này, Nghị định hướng dẫn được Chính phủ ban hành từ ngày 16-9-2003. Như vậy, đã hơn 10 năm đi vào đời sống.
Pháp lệnh Dân số là dấu mốc quan trọng
Trong hơn 40 năm thực hiện công tác dân số, bảo vệ bà mẹ, trẻ em và KHHGĐ ở nước ta đã có những Quyết định, Chỉ thị, Nghị quyết chuyên đề về Dân số-KHHGĐ của Đảng, Nhà nước ban hành. Tuy vậy, PLDS là văn bản pháp lí cao nhất từ trước đến nay đề cập một cách toàn diện vấn đề dân số. Công tác dân số Việt Nam đã gặt hái được những thành tựu to lớn. Năm 1999 Liên Hợp Quốc đã trao giải thưởng dân số cho nước ta. Công tác Dân số-KHHGĐ của nước ta đã đạt được thành công vượt bậc so với kế hoạch đề ra. Dự kiến nước ta sẽ đạt mức sinh thay thế (2 con/cặp vợ chồng) sớm hơn 10 năm so với mục tiêu của chiến lược Dân số-KHHGĐ đã đặt ra trước đây..
Hơn mười năm đầu của thế kỉ 21, công tác Dân số-KHHGĐ ở nước ta vẫn chủ yếu tập trung cho mục đích giảm sinh, trong khi đó, vấn đề dân số không phải chỉ là KHHGĐ mà bao hàm cả mục tiêu nâng cao chất lượng dân số, phân bổ dân cư, an sinh cho người cao tuổi, bảo đảm sự phát triển bền vững của dân số cả nước. Việc điều chỉnh quy mô và cơ cấu dân số của một quốc gia khoảng 90 triệu dân là chính sách lâu dài và phức tạp.
Hưng Nguyên đã góp phần thành công trong thực hiện Pháp lệnh Dân số
Trước đây, khi chưa có văn bản pháp luật về dân số, HĐND đã ban hành Nghị quyết chuyên đề về Dân số-KHHGĐ, lấy vận động, thuyết phục và khen thưởng là chủ yếu. Dù điều kiện kinh tế còn nghèo, dân trí thấp, nhưng tỉ lệ sinh vẫn giảm. Tuy nhiên, nhiều địa phương khác lại áp dụng các biện pháp hành chính trong công tác dân số. Thực ra đây chỉ là các biện pháp giới hạn trong cán bộ, đảng viên.
Dựa trên những kinh nghiệm qua 13 năm thực hiện Nghị quyết của BCH TW Đảng khóa VII, lần thứ 4 về Dân số-KHHGĐ và chiến lược Dân số-KHHGĐ giai đoạn 1993- 2000, nên từ năm 2001, Chiến lược Dân số Việt Nam giai đoạn 2001-2010 đã ra đời, đề cập các vấn đề dân số toàn diện hơn, chuyển từ mục tiêu kiểm soát số lượng sang mục tiêu nâng cao chất lượng dân số.
Bởi thế, trong những năm qua, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện, sự nỗ lực, cố gắng của các cấp, các ngành và nhân dân trong huyện, việc triển khai thực hiện Pháp lệnh Dân số và các văn bản pháp luật liên quan trên địa bàn huyện đã đạt được những kết quả tích cực, nhận thức của nhân dân có chuyển biến tích cực, quy mô gia đình có 1 hoặc 2 con được chấp nhận ngày càng rộng rãi; sự gia tăng quy mô dân số được khống chế và vượt chỉ tiêu chiến lược Dân số giai đoạn 2001-2010 đề ra; tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên luôn giữ ở mức dưới 1%; tỷ suất sinh luôn thấp hơn mức trung bình của tỉnh. Dân cư được phân bố tương đối hợp lý giữa các khu vực, vùng địa lý, góp phần phát huy thế mạnh của từng vùng trong huyện. Chất lượng về dân số ngày càng được nâng lên, người dân được chăm sóc nuôi dưỡng đầy đủ, tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em ngày một giảm. Dịch vụ y tế, chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân ngày càng được quan tâm, nhiều chương trình, dự án về chăm sóc sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình được triển khai thực hiện và phát huy hiệu quả.
Dân số trung bình, sinh, tử Hưng Nguyên từ năm 1999 -2013:
TT

Nội dung

Đơn vị
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
1

Dân số Trung bình

Người

119.981
118.966
119.325
119.639
119.701
120.485
120.447
120.234
2
Số trẻ sinh trong  năm
cháu
1.605
1.570
1.484
1.378
1.357
1.454
1.417
1.375
3
Số trẻ sinh là con thứ 3+
cháu
334
298
257
207
191
282
264
263
5
Số người chết trong năm
Người
624
618
492
555
540
583
537
611
6
Tỷ  Suất  chết    CDR
(%o)
5,20
5,19
4,12
4,64
4,51
4,84
4,46
5,10
7
Tỷ suất sinh     CBR
(%o)
13,38
13,20
12,43
11,51
11,34
12,07
11,76
11,44
8
Tăng Tự nhiên  TTN
(%o)
8,18
8,01
8,31
6,87
6,83
7,23
7,30
6,34

TT

Nội dung

Đơn vị
2007
2008
2009
2010
2011
2012
ước 2013
1

Dân số Trung bình

Người

120.961
111.917
111.478
111.351
109.826
110.457
112.018
2
Số trẻ sinh trong  năm
cháu
1.486
1.321
1.320
1.204
1.559
2.014
1.554
3
Số trẻ sinh là con thứ 3+
cháu
257
263
234
207
239
359
304
4
Tỷ lệ sinh lần 3+
(%)
17,29
19,91
17,73
17,19
15,33
17,83
19,56
5
Số người chết trong năm
Người
668
643
563
589
564
615

6
Tỷ  Suất  chết    CDR
(%o)
5,52
5,74
4,63
5,28
5,13
5,6

7
Tỷ suất sinh     CBR
(%o)
12,30
11,80
11,90
10,81
14,19
18,2
13,9
8
Tăng Tự nhiên  TTN
(%o)
6,78
6,06
6,23
5,52
9,05
13,00

Những con số nói trên cũng phản ánh được Dân số huyện Hưng nguyên qua 10 năm thực hiện Pháp lệnh Dân số khá thành công. Từ quy mô, cơ cấu dân số, phân bố dân cư ổn định và hợp lý, đến chất lượng dân số được cải thiện rõ nét. Kế hoạch hoá gia đình và sức khoẻ sinh sản được chú trọng. Công tác dân số thực hiện khá nổi bật. Mức sinh thay thế trên địa bàn huyện được duy trì. Đăng ký dân số trong việc thu thập và cập nhật những thông tin cơ bản về dân số của mỗi người dân theo từng thời gian kịp thời. Dịch vụ dân số bao gồm các hoạt động phục vụ công tác dân số: cung cấp thông tin, tuyên truyền, giáo dục, vận động, hướng dẫn, tư vấn về dân số (sau đây gọi chung là tuyên truyền, tư vấn); cung cấp biện pháp chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình, nâng cao chất lượng dân số và các hoạt động khác theo quy định của pháp luật thường xuyên được đẩy mạnh. Góp phần thực hiện mục tiêu dân số ổn định, xã hội phồn vinh, gia đình hạnh phúc. Hưng Nguyên là một trong những đơn vị đi đầu trong công tác Dân số-KHHGĐ của tỉnh nhà. Nhiều năm liền được tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh và Bộ trưởng Bộ Y tế. Đặc biệt là 2 lần được Đảng và Nhà nước tặng Huân chương lao động hạng Ba cho nhân dân và cán bộ (năm 2000) và cho ngành Dân số-KHHGĐ ( 2007) về thành tích Dân số-KHHGĐ.
....Nhưng vẫn luôn là vấn đề nóng
Bên cạnh đó, việc thực hiện Pháp lệnh Dân số và các văn bản pháp luật liên quan vẫn đang bộc lộ những khó khăn, vướng mắc, tồn tại đang làm nóng  lên trong quá trình thực thi Pháp lệnh, thể hiện ở một số vấn đề sau:
            Một là, tính logic giữa quyền và nghĩa vụ giữa các cặp vợ chồng, cá nhân trong độ tuổi sinh đẻ thiếu chặt chẽ, do đó không ít người lợi dụng sự sở hở về quyền mà quên đi nghĩa vụ của mình nên sau khi có Pháp lệnh Dân số thì tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên có xu hướng tăng cho thấy như ở bảng thống kê nói trên.
Trước tình hình đó, Pháp lệnh sửa đổi điều 10 của Pháp lệnh Dân số ngày 27/12/2008 đã được làm sáng tỏ  và quy định cụ thể hơn. Tuy vậy, tính pháp lý của Pháp lệnh Dân số vẫn chỉ là " ....thực hiện cuộc vận động dân số và kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản". Từ trước đến nay, công tác Dân số-KHHGĐ luôn luôn được coi là một cuộc vận động lớn của Đảng, Nhà nước và cộng đồng thông qua các điều lệ, quy ước riêng của mình để vận động thực hiện công tác Dân số-KHHGĐ. Cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên phải tuân theo quy định của Pháp lệnh Cán bộ, Công chức, Điều lệ Đảng. Còn người dân phải tuân theo các quy định trong Pháp lệnh và hương ước của địa phương nên việc thực thi pháp luật còn rất hạn chế, đang dừng ở mức độ hạn chế là cuộc vận động.
            Hai là, trong những năm gần đây đã có hiện tượng xuất bản một số sách, báo, tạp chí có nội dung giới thiệu và phổ biến các biện pháp tạo giới tính thai nhi, mặc dù dư luận không đồng tình, nhưng chúng ta chưa có quy định pháp lí  và giải pháp cụ thể để để xử lí vấn đề này.
Trong khi đó vấn đề mất cân bằng giới tính thai nhi đang là vấn đề "báo động đỏ".  Mặc dù, các hành vi nghiêm cấm đã quy định rõ tại điều 7 của Pháp lệnh; trong đó, việc cấm tuyên truyền, phổ biến các phương pháp tạo giới tính thai nhi, nạo hút thai cũng đã được thể hiện rõ trong Pháp lệnh Dân số.
            Ba là, tính nhất quán trong hệ thống văn bản pháp lý, lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện thiếu đồng nhất nên gặp không ít khó khăn trong tổ chức thực hiện.
            Những tồn tại, hạn chế, nhưng đó cũng chính là những bài học kinh nghiệm quý giá để chính quyền, các ngành, đoàn thể từ huyện đến cơ sở nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm để chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện công tác dân số - KHHGĐ hiệu quả hơn ngay trong năm 2013 và những năm tiếp theo.
  Để thực hiện tốt công tác Dân số-KHHGĐ năm 2013 và những năm tiếp theo, cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về Dân số-KHHGĐ; tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, các ban ngành, đoàn thể trong thực hiện Pháp lệnh Dân số và các văn bản pháp luật liên quan, huy động sự tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị trong thực hiện chính sách dân số; khắc phục triệt để tư tưởng chủ quan, thỏa mãn, buông lỏng trong lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác Dân số-KHHGĐ; gắn kết chặt chẽ việc thực hiện công tác Dân số-KHHGĐ với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” và xây dựng nông thôn mới... Tập trung đổi mới nội dung, phương pháp truyền thông về Dân số-KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản nhằm nâng cao hiệu quả công tác truyền thông, thay đổi nhận thức của nhân dân về thực hiện công tác dân số để đông đảo nhân dân tiếp tục chấp nhận và duy trì mô hình gia đình ít con, no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững. Nâng cao vai trò gương mẫu của cán bộ, đảng viên trong thực hiện chính sách dân số./.
Nguyễn Kim Bảng
Giám đốc Trung tâm Dân số-KHHGĐ

huyện Hưng Nguyên