[6] [dansohungnguyen] [slider-top-big] []
You are here: Home / , CÔNG TÁC DÂN SỐ-KHHGĐ THỊ TRẤN HƯNG NGUYÊN 16 NĂM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN (1998 – 2014)

CÔNG TÁC DÂN SỐ-KHHGĐ THỊ TRẤN HƯNG NGUYÊN 16 NĂM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN (1998 – 2014)

Bản đồ vệ tinh Thị trấn Hưng Nguyên
Thị trấn Hưng Nguyên được thành lập ngày 15 tháng 9 năm 1998 theo Nghị định 73/1998/NĐ – CP của chính phủ về việc thành lập Thị trấn Hưng Nguyên thuộc huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An, trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của xã Hưng Thái và một xóm của xã Hưng Đạo. Là vùng đồng bằng chiêm trũng thuộc khu vực trung tâm huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An, Thị trấn Hưng Nguyên cách trung tâm thành phố Vinh 5 km về phía Tây theo quốc lộ 46 (tức đường 49 trước đây).
- Phía Bắc giáp xã Hưng Tây
-Phía Nam giáp xã Hưng Tân
- Phía đông giáp xã Hưng Chính và Hưng Mỹ
- Phía Tây giáp xã Hưng Đạo     
Tổng diện tích đất tự nhiên toàn Thị là 782,8 ha, có 2.137 hộ và 8.176 nhân khẩu được bố trí trên 17 đơn vị khối, từ khối 1 đến khối 17.

- Thuận lợi:  Thị Trấn Hưng Nguyến là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của cả huyện, có địa hình rộng, trình độ dân trí đồng đều. Giao thông thuận tiện, tình hình an ninh trật tự được giữ vững. Nền kinh tế ở đây khá phát triển, cơ sở hạ tầng ngày càng được xây dựng khang trang, bình quân thu nhập đầu người tăng đều hàng năm.
Người dân Thị trấn Hưng Nguyên có lối sống giản dị, cần cù, chăm chỉ. Đất đai ở đây hàng năm đều được bồi đắp bởi phù sa sông Lam nên phì nhiêu và màu mỡ, tạo điều nền kinh tế nông nghiệp phát triển. Ở đây có khoảng hơn 50% người dân sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp, 45% sống bằng nghề dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp.
Về tôn giáo tín ngưỡng: Người dân nơi đây vốn có truyền thống yêu nước nồng nàn với nhiều phong trào cách mạng tiêu biểu và đây cũng là cái nôi của phong trào cách mạng 1930-1931 trong thời kỳ chống Pháp. Hiện nay, trên địa bàn Thị trấn Hưng Nguyên vẫn còn dấu tích của phong trào, đó là khu di tích lịch sử văn hoá “Đài liệt sỹ cách mạng 1930-1931” là nơi yên nghỉ của các liệt sỹ đã hy sinh trong cao trào Xô Viết năm 1930.
Nơi đây, có di tích Đền Ngọc Điền được nhân dân xây dựng ngay trung tâm của làng Ngọc Điền thuộc khối 4, Thị trấn Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Đền được xây dựng từ thời Tiền Lê. Trải qua các thời kỳ lịch sử địa danh đã thay đổi nhưng những di tích vẫn ở vị trí ban đầu. Đền Ngọc Điền là nơi thờ Thành hoàng Cao Sơn, Cao Các và Thánh mẫu Liễu Hạnh, nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh của nhân dân làng Ngọc Điền ở Thị trấn Hưng Nguyên và các vùng lân cận. Ngoài ra, trong tiềm thức của người dân Thị trấn Hưng Nguyên còn tồn tại nhiều tín ngưỡng khác nhau như tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng thờ thần, hay tín ngưỡng vạn vật hữu linh….Những tín ngưỡng này nó cùng tồn tại song song với nhau và không hề có sự bài xích lẫn nhau.
- Khó khăn:  Thị trấn Hưng Nguyên thuộc tiểu vùng khí hậu nhiệt đới ở vùng ven biển Bắc miền Trung, quanh năm ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam, do vậy có sự khác biệt giữa hai mùa nóng và lạnh rõ rệt. Mùa hè, khí hậu nắng nóng, khô hạn. Mùa đông thì giá rét. Hàng năm, lại phải gánh chịu nhiều hậu quả nặng nề của thiên tai, lũ lụt, hạn hán nên gặp nhiều khó khăn trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, do nằm trong vùng có đặc điểm khí hậu, thời tiết khắc nghiệt nên nhân dân Thị trấn Hưng Nguyên luôn thường trực ý thức chủ động chống lại thiên tai, tìm cách khắc phục khó khăn để xây dựng cuộc sống.
Là địa bàn giáp ranh với Thành Phố Vinh, cư dân ở đây không hoàn toàn là người bản địa, có nhiều thành phần dân cư nhập cư vào địa bàn. Vì vậy, nhận thức cũng như việc tuyên truyền phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng về Dân số - KHHGĐ gặp nhiều khó khăn.
II. TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ, KINH TẾ - XÃ HỘI:
Thị trấn Hưng Nguyên  là vùng có tiềm năng tài nguyên đất đai màu mỡ, bằng phẳng, hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng cơ bản hoàn thiện đáp ứng nhu cầu tưới, tiêu chủ động cho toàn bộ diện tích đất nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế khá tốt trong sản xuất: Năm 2008, tổng sản lượng lương thực đạt 3.881 tấn, bình quân lương thực đạt 450kg/người/năm; Diện tích lúa là 368 ha, đạt 100% kế hoạch. Năng suất lúa đạt 10,7 tấn/ha. Diện tích trồng rau màu các loại đạt 20 ha. Thu nhập bình quân đầu người đến nay là 25 triệu đồng/người/năm.
Bên cạnh đó, ngành nghề dịch vụ phát triển mạnh đã thu hút lực lượng lao động tham gia hoạt động trên lĩnh vực này ngày một tăng. Đảng bộ chủ trương mở rộng các nghành nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và thương mại, tạo điều kiện để các doanh nghiệp và nhân dân mở các nhà hàng, các ốt kinh doanh, bán hàng tạp hóa nhằm cung ứng các mặt hàng thiết yếu cho bà con ở địa phương.
Đặc biệt, Thị trấn Hưng Nguyên đã làm tốt công tác xóa đói, giảm nghèo, tăng cường làm giàu, đến nay toàn Thị trấn chỉ còn còn lại khoảng 5% hộ nghèo.
Đảng bộ Thị Trấn có 21 chi bộ cơ sở trong đó có 17 chi bộ khối, 4 chi bộ khối trường học. Hàng năm, Đảng bộ xã được công nhận là Đảng bộ trong sạch vững mạnh; chính quyền, Mặt trận và các tổ chức đoàn thể được xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Dưới sự lãnh đạo của BCH Đảng bộ, quản lý điều hành của chính quyền và công tác vận động quần chúng của Mặt Trận Tổ Quốc và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội, cùng với sự nỗ lực cố gắng của đội ngũ cán bộ và toàn thể nhân dân; Trong nhiều năm liền, Chính quyền và các ban ngành liên quan đến Mặt trận luôn nằm trong tốp đầu của huyện Hưng Nguyên.
Thị trấn là nơi có phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao chuyển biến rõ rệt. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá khu dân cư đã và đang thu được những kết quả tích cực. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, TDTT đã trở thành các sinh hoạt thường xuyên trong mỗi địa bàn dân cư, các trường học; Các thiết chế văn hóa tại cơ sở như Nhà văn hóa, cổng làng, sân chơi thể thao, hệ thống truyền thanh kỹ thuật số không dây, các cụm cổ động, panô áp phích.v.v..đã được đầu tư nâng cấp cơ bản đạt chuẩn từ Thị đến khối; các hoạt động y tế, giáo dục luôn được quan tâm chú trọng..Từng bước đưa đời sống văn hoá, tinh thần của nhân dân ngày càng nâng cao.
Toàn Thị trấn hiện có 10 khối đạt danh hiệu Làng văn hoá và 4 trường học đạt đơn vị văn hoá; tỷ lệ gia đình văn hoá đạt gần 80%, trên toàn Thị trấn có 3 trường học đã được công nhận là trường học đạt chuẩn quốc gia mức độ I. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội luôn được giữ vững.
Hệ thống cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật của địa phương được chú trọng đầu tư; 100% hệ thống giao thông trong toàn Thị trấn đã được bê tông hóa; các công trình như: Trụ sở làm việc của Thị trấn, hệ thống các trường học, trường mầm non Trạm y tế,… đều được xây dựng khang trang.
III. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TÁC DÂN SỐ - KHHGĐ:
1. Quá trình hình thành:
Năm 1998, Ban Dân số - KHHGĐ Thị trấn Hưng Nguyên được thành lập theo điều 6 của Nghị Định số 42/CP, ngày 21/6/1993 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức bộ máy và lề lối làm việc của Uỷ ban Quốc gia Dân số và Kế hoạch hóa gia đình do ông Nguyễn Văn Hảo - Chủ tịch UBND Thị trấn làm Trưởng ban từ năm 1998 – 2005. Bà Trần Thị Nhỏ làm cán bộ chuyên trách Dân số - KHHGĐ từ năm 1998 - 2005. Đến năm 2006, Ông Ngô Văn Đông, Phó Chủ tịch UBND Thị Trấn làm Trưởng ban Dân số - KHHGĐ Thị trấn, Bà Cao Thị Nhung làm cán bộ chuyên trách Dân số từ 2006 - 2010. Đến năm 2011, bà Hồ Thị Lê Na làm cán bộ chuyên trách Dân số - KHHGĐ. Đến tháng 9 năm 2013 bà Lương Thị Quỳnh – cán bộ Trung tâm Dân số - KHHGĐ huyện Hưng Nguyên được điều động tăng cường về Thị trấn làm công tác Dân số và đến ngày 14/3/2014, bà Nguyễn Thị Bình An trở thành viên chức Dân số - KHHGĐ xã theo Hợp đồng số 20 ngày 14/3/2014 của Chi cục Dân số/KHHGĐ tỉnh Nghệ An. Ông Ngô Văn Đông tiếp tục làm Trưởng ban Dân số cho đến nay. Các ông, bà trưởng các ban ngành, đoàn thể có liên quan và mạng lưới Cộng tác viên của 17 khối làm thành viên .
BCĐ thực hiện công tác Dân số-KHHGĐ thị trấn Hưng Nguyên
Ban chỉ đạo thực hiện công tác Dân số - KHHGĐ Thị trấn Hưng Nguyên từ năm 2012 đến ­nay, gồm các ông bà sau:
TT
Họ và tên
Chức vụ
Nhiệm vụ
1
Ngô Văn Đông
 Phó chủ tịch UBND Thị trấn
Trưởng ban
2
Lê Chí Tâm
Trạm trưởng trạm y tế
Phó  ban
3
Nguyễn Thị Bình An
Chuyên trách DS-KHHGĐ
Phó ban trực
4
Cao Việt Thương
Cán bộ Tư pháp -Hộ Tịch
Ban viên
5
Hồ Xuân Thời
Chủ tịch Hội CCB
Ban viên
6
Lê Đình Cát
Chủ tịch MTTQ
Ban viên
7
Nguyễn Văn Sinh
CB Văn hoá
Ban viên
8
Đàm Thị Bích Hạnh
CB Tài chính
Ban viên
9
Dương Xuân Tình
Văn phòng - Thống kê
Ban viên
10
Nguyễn Thị La
Chủ tịch Hội ND
Ban viên
11
Cao Thị Mai
Chủ tịch Hội LHPN
Ban viên
12
Hà Huy Thọ
Bí thư ĐTN
Ban Viên

Về mạng lưới cộng tác viên Dân số - KHHGĐ hiện nay như sau:
TT
Họ và tên
Khối
1
Lê Thị Mai
1
2
Hồ Thị Liên
2
3
Cao Thị Hà
3
4
Nguyễn Thị Hoàn
4,5
5
Hồ Thị Hảo
6
6
Hà Thị Hợi
7A
7
Võ Thị Oanh
7B
8
Nguyễn Thị Hoa
8
9
Nguyễn Thị Thái
9
10
Võ Thị Minh
10
11
Nguyễn Thị Cúc
11
12
Đinh Thị Cúc
12
13
Trần Thị Vinh
13
14
Trần Thị Xoan
14
15
Lê Thị Đông
15
16
Lương Thị Thơm
16
17
Cao Thị Lý
17
2. Tình hình phát triển Dân số qua các năm
2.1. Giai đoạn hình thành
Ngay từ đầu mới thành lập toàn Thị trấn có gần 2.000 hộ và khoảng gần 7.000 nhân khẩu, tỷ suất sinh thô 19,8%o, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên là 19%, tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai là hơn 60%. Ở thời điểm này, công tác Dân số - KHHGĐ Thị trấn còn gặp nhiều khó khăn, số cộng tác viên ít nên khó khăn trong công tác tuyền truyền vận động, chất lượng dân số còn thấp, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng trên 18%.
2.2. Giai đoạn 2006 đến 2010
Đây là thời kỳ đặt ra đặt ra nhiều vấn đề cấp bách cho ngành Dân số - KHHGĐ, mục tiêu cụ thể đặt ra là:
Thực hiện mục tiêu giảm sinh và giảm sinh con thứ 3, tiếp tục đạt mức sinh thay thế vào năm 2010.
Nâng cao hiểu biết, kiến thức, thái độ góp phần chuyển đổi hành vi về Dân số - KHHGĐ theo hướng có lợi và bền vững cho các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, kể cả người chưa kết hôn.
Tăng cường sự ủng hộ và cam kết mạnh mẽ của lãnh đạo Đảng, chính quyền, tổ chức xã hội các cấp, những người có uy tín trong cộng đồng với công tác Dân số - KHHGĐ.
Nhờ những chính sách đúng đắn của Đảng và nhà nước, Được sự quan tâm của chính quyền và ý thức giác ngộ của đại bộ phận quần chúng nhân dân trong việc thực hiện chính sách Dân số - KHHGĐ nên đã có những bước tiến mạnh mẽ và đạt được nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực:
2.2.1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo quản lý và điều hành
- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt đẩy mạnh thực hiện các văn bản như:
Pháp lệnh Dân số, ngày 9/1/2003 của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Nghị định số 104/2003/NQ-CP, ngày 16/9/2003 của chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của pháp lệnh Dân số; Chỉ thị chỉ đạo của cấp ủy Đảng đối với công tác Dân số, gia đình và trẻ em trong tình hình mới; Nghị quyết 47 - NQ -TW ngày 23/3/2005 của Bộ chính trị về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách Dân số - KHHGĐ. Quyết định số 09/2006/QĐ -TTg, ngày 10/1/2006 của thủ tướng chính phủ ban hành chương trình hành động thực hiện nghị quyết 47 NQ/TW ngày 22/3/2005 của Bộ chính trị về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách Dân số - KHHGĐ. Chương trình hành động số 145 ngày 14/11/2006 của UBND huyện Hưng Nguyên thực hiện Nghị quyết 47/NQ-TW của Bộ chính trị, chỉ thị số 49 - CT/TW của ban bí thư về lĩnh vực Dân số gia đình và trẻ em giai đoạn 2005 - 2010. Nghị quyết số 122/2005/NQ –HĐND - XV ngày 17/7/2005 của Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An khóa XV, kỳ họp thứ tư về một số chính sách Dân số - KHHGĐ. Quyết định số 105/2005/ QĐ - UBND ngày 19/12/2005 của UBND tỉnh Nghệ An ban hành một số chính sách Dân số - KHHGĐ trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Quyết định số 16/2006/QĐ - UBND ngày 21/7/2006 của UBND huyện Hưng Nguyên về việc quy định cụ thể một số chế độ chính sách Dân số - KHHGĐ trên địa bàn huyện Hưng Nguyên và một số văn bản khác của ngành Dân số - KHHGĐ từ Trung ương đến địa phương được triển khai hiệu quả bằng nhiều hình thức như: Đảng ủy triển khai sinh hoạt xuống các chi bộ, lồng ghép vào sinh hoat thường kỳ của Đảng bộ, sinh hoạt giao ban tổ chức đoàn thể, sinh hoạt khối, truyền thông trên các hệ thống truyền thanh…
- Công tác chỉ đạo điều hành
Đưa các chỉ tiêu giảm sinh, giảm sinh thứ 3 trở lên vào các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của UBND và các kỳ họp của Hội đồng nhân dân Thị trấn, đồng thời đề ra các biện pháp tổ chức thực hiện giao chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vị khối.
Ra quyết định thành lập ban chỉ đạo thực hiện chiến dịch “ Tuyên truyền, vận động lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ”.
Đôn đốc thường xuyên, giám sát việc thực hiện ký cam kết thực hiện chính sách Dân số KHHGĐ theo quyết định 105 của UBND tỉnh Nghệ An.
 2.2.2. Về công tác truyền thông vận động
Đây là một nội dung quan trong trong chương trình hoạt động của Dân số - KHHGĐ. Do đó, ban DS-KHHGĐ đã chủ động phối hợp với các ban ngành, đoàn thể làm đa dạng các loại hình tuyên truyền, phối hợp với đài truyền thanh Thị trấn viết tin bài đưa tin hoạt động  công tác Dân Số trên địa bàn Thị trấn. Đặc biệt là đội ngũ CTV Dân Số ở các khối đã tổ chức tư vấn trực tiếp đối tượng tại hộ gia đình với phương châm “ Đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng” đã góp phần nâng cao nhận thức cho từng cặp vợ chồng trong việc xây dựng gia đình ít con, bình đẳng, ấm no, hạnh phúc.
Trên địa bàn Thị trấn hàng năm thường xuyên duy trì trên 30 câu khẩu hiệu, Pano, áp phích từ Thị đến khối có nội dung về Dân số - KHHGĐ.
Các câu lạc bộ thường xuyên được duy trì và sinh hoạt đều đặn thu hút được nhiều cặp vợ chồng tham gia.
2.2.3. Về lĩnh vực Dân số - KHHGĐ.
 a, Dân số
- Tổng số trẻ sinh ra năm 2005 toàn thị trấn là 103 cháu trong đó 41 cháu là nữ, 62 cháu là nam, tỷ lệ sinh  con thứ 3+ là 11,6%. Năm 2006, tổng số cháu sinh ra là 89 cháu, trong đó 36 cháu là nữ, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên là 7,8% . Giảm so với năm 2005 cả tổng sinh và sinh con thứ 3+. Năm 2007, toàn thị trấn có 106 sinh ra trong đó có 56 cháu là nữ, 6 cháu sinh ra là con thứ 3+. Năm 2008, có 89 cháu được sinh ra , trong đó 50 cháu là nữ, 2 cháu sinh ra là con thứ 3+.
-  Năm 2009, tổng số dân là 7.840 khẩu với 2.069 hộ; tỷ suất sinh thô 12,6%0; tăng 1,4%0 so với năm 2008 (năm 2008 là 11,2%0). Tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên năm 2008 là 2,3%; năm 2009 là 9,1%.
-  Tỷ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi năm 2009 là 0%0.
- Thị trấn Hưng nguyên có 17 khối, trong đó năm 2008 có 15 khối không có người sinh con thứ 3 trở lên; Năm 2009, có 11 khối không có người sinh con thứ 3+
b, Về kế hoạch hóa gia đình.
Năm 2009, tổng số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có chồng là 1.243 người. Trong đó tổng số người sử dụng biện pháp tránh thai hiên đại đạt gần 90%;
Tính đến năm 2009, Thị trấn Hưng Nguyên đã có 1.238 cặp vợ chồng ký cam kết thực hiện chính sách Dân số - KHHGĐ theo Quyết định 105-QĐ/UBND của UBND tỉnh, đạt 99,1%.
Nhìn chung, công tác Dân số - KHHGĐ đã đạt được nhiều kết quả quan trọng như kịp thời chỉ đạo thực hiện các văn bản của cấp trên, triển khai hiệu quả các hoạt động như ký cam kết; tổ chức chiến dịch; công tác truyền thông, vận động….Tuy nhiên, giai đoạn vẫn còn nhiều tồn tại như tỷ lệ sinh con thứ 3 ngày càng tăng nhanh; việc xử lý vi phạm chính sách Dân số - KHHGĐ chưa kịp thời; công tác truyền thông tổ chức chưa thực sự rộng khắp….
2.3. Giai đoạn từ 2010 đến 2013
Đây là giai đoạn thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về Dân số - KHHGĐ (2012 -2015) với mục tiêu chung là giảm sinh và sinh con thứ 3 trở lên; Thực hiện tốt các nội dung chăm sóc SKSS/KHHGĐ; Duy trì mức sinh thay thế từng bước ổn định quy mô dân số, củng cố và phát huy quy mô gia đình ít con, ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và phát triển bền vững.
2.3.1. Công tác truyền thông vận động
-  Thực hiện các đề án : Sàng lọc trước sinh, sơ sinh và mất cân bằng giới tính khi sinh. Hàng năm, ban Dân số - KHHGĐ đã tổ chức ít nhất một cuộc tư vấn cộng đồng, trên 10 cuộc tư vấn nhóm; thường xuyên đôn đốc CTV tổ chức tư vấn cho các hộ gia đình.
-  Hàng tháng cán bộ chuyên trách viết bài truyền thông để tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng ( Phát thanh được 8 lượt/tháng).
-  Duy trì và sinh hoạt đều đặn các câu lạc bộ. Hiện nay, Thị trấn Hưng Nguyên có 6 câu lạc bộ đang sinh hoạt.
- Hệ thống khẩu hiệu hiện nay đảm bảo mỗi khối 5 câu của 17/17 khối, đảm bảo chất lượng.
2.3.2. Lĩnh vực Dân số
Năm 2010, tổng số dân là 7.915; Đến năm 2013, dân số Thị trấn có 8.176 nhân khẩu với 2137 hộ.
- Tổng số sinh trong năm 2010 là 75 cháu; Năm 2011 là 121 cháu; Năm 2012 là 94 cháu, năm 2013 là 130 cháu. Trong đó con thứ 3 trở lên năm 2010 chiếm  5,3%; Năm 2013 là chiếm 13% , tăng 8,77% so với cùng kỳ năm 2012.
- Tỷ suất sinh năm 2012 là 8,7%0; năm 2013 là 15,5%0.
- Tỷ số giới tính là 106 bé trai/100 bé gái.
-  Số cặp vợ chồng đã ký cam kết thực hiện chính sách Dân số-KHHGĐ theo Quyết định số 76/2012/QĐ - UBND hiện nay đạt 98,6%. Tỷ lệ các cặp vợ chồng sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại đạt trên 90%.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công tác Dân số - KHHGĐ giai đoạn này vẫn tồn tai nhiều vấn đề đó là : Việc tổ chức cho các cặp vợ chồng ký cam kết theo quyết định 76/2012 của UBND tỉnh Nghệ An đạt tỷ lệ cao. Nhưng ý thức chấp hành như đã ký là chưa đạt, tỷ lệ sinh con thứ 3 vẫn còn cao; Công tác thi đua ở các xóm, các đoàn thể là chưa rầm rộ. kinh phí đầu tư cho công tác còn nhiều hạn chế.
3. Số khối không có người sinh con thứ 3
Năm 2013, có 7 khối không có người sinh con thứ 3+, chiếm 41,1%.
Trong đó:
Khối đạt 1 năm không có người sinh con thứ 3: Khối 3; khối 14; khối 15.
Khối đạt 2 năm không có người sinh con thứ 3: Khối 2; khối 10.
Khối đạt 13 năm không có người sinh con thứ 3: Khối 17.
Khối đạt 16 năm không có người sinh con thứ 3: Khối 16.
IV. KẾT LUẬN
Thị trấn Hưng Nguyên là trung tâm kinh tế - chính trị - xã hội của huyện Hưng Nguyên, là vùng đất vốn giàu truyền thống cách mạng và nét đẹp văn hóa dân tộc. Trong những năm qua, Thị trấn Hưng Nguyên đã đạt được nhiều thành tích quan trọng trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội; quốc phòng – an ninh. Trong đó, công tác Dân số - KHHGĐ đạt được nhiều thành tích xuất sắc góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện. Công tác Dân số - KHHGĐ đạt được nhiều thành quả to lớn đó là nhờ có đường lối đúng đắn của Đảng; sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, kịp thời của các cấp ủy chính quyền; Sự tham gia tích cực của các tổ chức đoàn thể và sự hưởng ứng nhiệt tình của toàn thể nhân dân… Trong đó, phải kể đến sự hy sinh tận tụy của đội ngũ làm công tác Dân số - KHHGĐ từ Thị đến Khối. Đây là những yếu tố đảm bảo cho sự thành công của công tác Dân số - KHHGĐ mà chúng ta cần tiếp tục giữ vững và phát huy trong thời gian tới.

Nguồn: Ban chỉ đạo thực hiện công tác Dân số - KHHGĐ Thị trấn Hưng Nguyên