(Dansohungnguyen.com). Ngày 10/6/2014, Chi cục Dân số-KHHGĐ tỉnh Nghệ An đã
có Công văn số 95/CCDS, thông báo Thể lệ " Giải báo chí toàn quốc
về Dân số-KHHGĐ năm 2014" gửi Trung tâm Dân số-KHHGĐ các huyện, thành, thị tổ chức thực hiện văn bản số 184/CV-HNBVN, ngày 19/5/2014 quy định thể lệ giải báo
chí toàn quốc về công tác Dân số-KHHGĐ năm 2014 do Ông Hà Minh Huệ, Phó Chủ
tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam làm Trưởng ban chỉ đạo giải ký ban hành.
Trung tâm Dân số-KHHGĐ huyện Hưng Nguyên xin trân trọng
giới thiệu toàn văn Thể lệ " Giải
báo chí toàn quốc về Dân số-KHHGĐ năm 2014"
Thể lệ giải báo chí toàn quốc
về công tác DS-KHHGĐ năm 2014
Nhằm nâng cao số lượng và chất lượng các
tác phẩm báo chí truyền thông về dân số, sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia
đình trên các phương tiện thông tin đại chúng trong cả nước; động viên kịp thời
đội ngũ cán bộ, phóng viên, cộng tác viên các cơ quan báo chí Trung ương và địa
phương có tác phẩm báo chí có chất lượng tốt về Dân số - KHHGĐ.
Tổng Cục Dân số - Kế hoạch hoá gia đình (Bộ Y
tế), phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Giải báo chí toàn quốc
về công tác Dân số - KHHGĐ năm 2014.
I.
NỘI DUNG VÀ YÊU CẦU CÁC TÁC PHẨM THAM DỰ GIẢI:
A.
Nội dung:
Tham
dự Giải báo chí toàn quốc về Dân số - KHHGĐ năm 2014 là những tác phẩm phản ánh
thực trạng, phân tích nguyên nhân, hiệu quả và các giải pháp hữu hiệu,với các
nội dung sau:
1. Nâng
cao chất lượng dân số
Lợi
ích của khám sức khoẻ tiền hôn nhân, địa điểm cung cấp dịch vụ và lợi ích của
khám sức khỏe tiền hôn nhân, chăm sóc sức khoẻ sinh sản vị thành niên và thanh
niên. Sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh; mô hình tư vấn và khám sức khỏe
tiền hôn nhân; mô hình phát huy vai trò trong chăm sóc sức khỏe người cao
tuổi dựa vào cộng đồng; mô hình tư vấn, chăm sóc sức khỏe đồng bào các dân tộc
thiểu số.
Với
các tỉnh miền núi: tác hại của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đối với sức
khoẻ bà mẹ, trẻ em và nòi giống. Truyền thông vận động kết hôn theo đúng
tuổi luật định.
2. Kiểm
soát tỷ số giới tính khi sinh
Phản
ánh tỷ lệ giới tính khi sinh tại địa phương; nguyên nhân và hệ luỵ của mất cân
bằng giới tính khi sinh. Thực thi và hoàn thiện hệ thống pháp luật về các
nội dung liên quan đến giới tính khi sinh. Khuyến khích hỗ trợ phụ nữ và trẻ em
gái trong học tập, chăm sóc SKSS, phát triển sản xuất. Nhận thức của các
nhóm đối tượng về bình đằng giới, phê phán những hủ tục lạc hậu trọng nam hơn
nữ, những hành vi bạo hành trong gia đình, nêu gương những gia đình, dòng
họ tạo mọi điều kiện cho con gái học tập và vươn lên trong cuộc sống...
các mô hình giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.
3. Phát
huy lợi thế cơ cấu dân số vàng và già hóa dân số
Phán
ảnh thông tin, số liệu về dân số trong độ tuổi lao động, tình hình di biến động
dân cư, dự báo số lượng dân số bước vào tuổi lao động cho năm tiếp theo, số
người bước vào tuổi 60 trên tổng dân số của từng vùng, từng địa phương. Việc
hoạch định chính sách, xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội
lồng ghép với công tác dân số tại các địa phương để tận dụng cơ hội cũng như
những thách thức đối với thời kỳ cơ cấu dân số “vàng” và già hóa dân số.
4. Kiểm
soát mức sinh hợp lý
Phản
ảnh công tác kiểm soát mức sinh hợp lý: những thách thức về chênh lệch mức sinh
qua các vùng miền, cung ứng các dịch vụ KHHGĐ, chăm sóc SKSS, lợi ích của
KHHGĐ, các biện pháp tránh thai và tác hại của phá thai. Thực hiện hiệu quả
chương trình mục tiêu Dân số-KHHGĐ.
Phản
ánh những khó khăn, bất cập, hiệu quả trong quá trình tổ chức triển khai công
tác DS-KHHGĐ tại các địa phương và cơ sở, cụ thể là: công tác lãnh đạo,
chỉ đạo; công tác tổ chức bộ máy và nâng cao năng lực cán bộ; công tác truyền
thông giáo dục. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và
sự tham gia của các ban, ngành, đoàn thể đối với công tác Dân số - KHHGĐ của
từng cấp, đặc biệt là Ban Tuyên giáo Trung ương và địa phương với công tác
DS-KHHGĐ.
Chú
trọng việc biểu dương các địa phương, đơn vị, tập thể và cá nhân có những kinh
nghiệm, cách làm hay, sáng tạo đạt hiệu quả tốt, có thành tích xuất sắc trong
công tác Dân số-KHHGĐ.
B.
Yêu cầu:
Các
loại hình báo chí được tham dự là: báo, tạp chí (báo in), báo nói (phát thanh)
và báo hình (truyền hình), báo điện tử, báo ảnh.
Bao
gồm các thể loại: bài phản ánh, phỏng vấn, ghi chép, bình luận, chuyên luận,
phóng sự, điều tra, bút ký báo chí…
Tác
phẩm phải đảm bảo tính chính xác, có tính thuyết phục cao.
II.
ĐIỀU KIỆN DỰ THI CỦA TÁC PHẨM:
- Tác
phẩm dự Giải báo chí về Dân số - KHHGĐ năm 2014 phải là các tác phẩm được các
cơ quan thông tấn báo chí trong nước sử dụng kể từ ngày 11/7/2013 (ngày Dân số Thế giới
năm trước) đến hết ngày 15/10/2014.
- Những
tác phẩm này đã tham dự các cuộc thi khác, ở Trung ương và địa phương vẫn được
quyền dự Giải Dân số - KHHGĐ, nhưng phải ghi rõ mức giải và cuộc thi do đơn vị
nào tổ chức.
Một
số vấn đề cần lưu ý:
a. Tác phẩm báo in có
thể gửi nguyên bản gốc hoặc photo, ghi rõ tên báo và thời gian đăng tải.
b. Tác phẩm báo điện tử phải in ra giấy khổ A4, ghi rõ tên báo
và thời gian đăng tải.
c. Tác phẩm báo phát thanh, truyền hình đều phải gửi băng, đĩa
ghi tiếng, ghi hình (CD, VCD, DVD) có lời viết và lời bình in trên giấy A4 kèm
theo.
d. Không xét các tác phẩm mang
tính hư cấu (thơ, tranh vẽ, tiểu phẩm, câu chuyện văn nghệ, kịch truyền thanh).
e. Tác
phẩm dự Giải không trả lại tác giả. Ban tổ chức được quyền sử dụng tác phẩm
đoạt giải để tuyên truyền.
III.
ĐỐI TƯỢNG THAM DỰ GIẢI BÁO CHÍ
- Tất
cả các nhà báo chuyên nghiệp hoặc không chuyên, các cộng tác viên, thông tin
viên của các cơ quan thông tấn báo chí có tác phẩm báo chí với nội dung nêu
trên được đăng, phát trong thời gian nêu ở mục II trên các phương tiện thông
tin đại chúng do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp phép đều có thể gửi dự
Giải.
- Mỗi
tác giả, nhóm tác giả được gửi tối đa 03 tác phẩm tham dự Giải phù hợp với yêu cầu và
điều kiện đã nêu.
- Các
cơ quan báo chí, các cấp Hội Nhà báo, ngành y tế và các cơ quan DS - KHHGĐ các
cấp tạo điều kiện động viên, khuyến khích cộng tác viên, đội ngũ cán bộ, phóng
viên, hội viên lựa chọn tác phẩm gửi về dự giải.
IV.
THỜI GIAN, GIẢI THƯỞNG VÀ ĐỊA CHỈ NHẬN TÁC PHẨM DỰ GIẢI:
1. Thời gian nhận tác phẩm dự Giải:
Từ
ngày 20/5/2014 đến hết ngày 15/10/2014 (tính theo dấu Bưu điện).
2. Giải thưởng:
3. Địa
chỉ nhận tác phẩm:
Ban
Thư ký Giải báo chí toàn quốc về công tác DS - KHHGĐ
Nhà
Văn hóa Hội Nhà báo Việt Nam
59
Lý Thái Tổ - Hà Nội
ĐT:
04.39343100
(Ngoài bì ghi rõ: Dự Giải báo chí về Dân số - KHHGĐ năm
2014)./.