Hoạt
động truyền thông vận động là giải pháp cơ bản để thực hiện thành công công tác
Dân số-KHHGĐ. Với nhiệm vụ đó, viên chức Dân số - KHHGĐ phải có kỹ năng nói
chuyện trước đám đông thì mới có thể thực hiện được những hoạt động truyền
thông hiệu quả là thay đổi hành vi của đối tượng.
Để
thành công trong việc nói trước công chúng, chúng ta phải tuân thủ 3 nguyên tắc.
Đặc biệt là “tiêu diệt” cái tôi sợ hãi của chính mình.
1. Xác
định nỗi sợ của bạn
Bạn
cần đối mặt với nỗi sợ, chỉ có như vậy, bạn mới thấy rằng thật ra không có một
nỗi sợ thật sự nào cả. Các bước để xác định và loại bỏ nỗi sợ:
+ Xác
định rõ bạn sợ điều gì khi đứng trước đám đông:
Bạn sợ
bị cười nhạo? Bạn sợ người ta đánh giá vẻ ngoài của bạn, bạn sợ giọng bạn không
hay, bạn sợ mình sẽ nói sai? bạn sợ… Bước đầu tiên: viết ra điều bạn sợ.
Ảnh Internet
|
+ Xác
định liệu nỗi sợ mà bạn nghĩ có thật không?
Dù bạn
có rất nhiều nỗi sợ khi đứng trước đám đông, nhưng liệu nó có phải là nỗi sợ
thật sự hay chỉ là do bạn tưởng tượng? Hãy xác định lại thật kỹ và chọn nỗi sợ
thật sự mà bạn cho là căn nguyên của nỗi sợ.
+ Lập
kế họach đương đầu với nỗi sợ
Dù đó
là điều gì thì đều có cách để giải quyết. Lên một kế họach cụ thể để giải quyết
nỗi sợ này. Nếu bạn sợ giọng bạn không thuyết phục, hãy tập luyện giọng, nếu
bạn sợ ngoại hình của mình, hãy mua cho mình một bộ cánh khiến bạn đủ tự tin…
hãy giải quyết ngay điều bạn lo sợ bằng một hành động cụ thể.
+ Đánh
giá và khẳng định với bản thân là đã giải quyết được nỗi sợ
Bước
này rất quan trọng, khi bạn thực hiện việc đánh giá và tự khẳng định “tôi đã
hết sợ” thì dường như điều bạn sợ không còn tồn tại nữa. Một mặt nó đã được “xử
lý” ở bước 2, một mặt bạn đã chuẩn bị đủ tinh thần để đương đầu với nó.
Khi đã
xác định và giải quyết được điều gì làm bạn lo sợ, bước tiếp theo là bắt đầu
chuẩn bị cho buổi nói chuyện.
2. Ôn
lại “bài” theo phương pháp hình ảnh và logic:
Ôn lại
bài thuyết trình, tư vấn không cần thiết là phải học thuộc lòng. Hãy vẽ một sơ
đồ trình tự và các lập luận trên một mảnh giấy nhỏ và đưa nó và “đầu” của bạn.
Một hình ảnh sẽ dễ dàng giúp bạn nhập tâm.
Khi
bạn đạt đến kỹ năng chuyên nghiệp, bạn không còn cần phải tập luyện một cách
vất vả. Chỉ cần làm bước này thật kỹ, khi nói trên thực tế, kết hợp với các kỹ
năng khác của bạn, bạn sẽ làm chủ một cách hoàn hảo bài nói với sự chắc chắn và
nghệ thuật.
3. Thực hành, nhưng không cần quá nhiều:
Liệt kê ra những gì bạn sẽ nói và tập nói 1 hay 2
lần. Sẽ rất hay nếu như bạn canh thời gian trong khi tập, việc đó sẽ
giúp bạn kiểm soát được thời gian nói.
Đừng
quá phụ thuộc vào công nghệ, cái bảng và cây viết là đủ. Bạn nghĩ rằng các hiệu
ứng trên Powerpoint sẽ giúp bạn nhanh làm chủ nội dung cần thuyết trình. Bạn
chỉ cần dùng sức mạnh của tấm bảng và viên phấn (cây viết bảng) để giúp bạn nhớ
lâu hơn.
(Bài viết hưởng ứng Hội thi
kiến thức chuyên môn nghiệp vụ công tác Dân số-KHHGĐ năm 2014 dành cho Viên
chức Dân số-KHHGĐ cấp xã).
Diep
Sunmellow (TTDS)