I. Vị trí địa lý và đặc
điểm.
Hưng Trung là
xã nằm cách trung tâm huyện Hưng Nguyên 20km. Ranh giới hành chính: Phía Đông
giáp với tòa giám mục Xã Đoài và xã Nghi Diên huyện Nghi Lộc. Phía Tây giáp với
các xã Nghi Công, Nghi Phương của huyện Nghi Lộc. Phía Nam giáp xã Hưng Yên Nam . Phía Đông giáp xã Nghi Diên
huyện Nghi Lộc.
Hưng Trung có đường chiến lược Nguyễn Văn Trỗi. Có sông
Chợ Cầu là đoạn kênh có từ thời nhà Lê do nhà cải cách yêu nước Nguyễn Trường
Tộ thiết kế. Sông Chợ Cầu chảy theo chiều Bắc Nam nối liền sông Cầu Cấm giúp lưu
thông với các huyện Nghi Lộc, Diễn Châu, Thanh Hóa. Phía Nam nối với sông Lam qua ba ra Bến Thủy và ba ra
Nam
Đàn. Phía Tây Bắc có con sông chảy từ xã Nghi Lâm huyện Nghi Lộc về hợp tại
sông Chợ Cầu ở địa phận ngã ba xóm 3 xã Hưng Trung.
Hưng Trung
có di tích lịch sử quốc gia: nhà thờ danh tướng Đinh Bạt Tụy. Là danh tướng tài ba ở thế kỷ 16 dưới thời vua
Lê Trung Tông. Bên cạnh đó, có danh nhân Nguyễn Trường Tộ một trí thức lỗi lạc,
một nhà cải cách yêu nước ở thế kỷ 19. Ông đã viết nhiều bản điều trần gửi vua
Tự Đức đề nghị canh tân đất nước. Lăng mộ nhà canh tân yêu nước Nguyễn Trường
Tộ hiện ở làng Bùi Chu. Đây là niềm tự hào cho quê hương Hưng Trung. Hứa hẹn là
một điểm đến tâm linh cho du khách đến
thăm quan.
Bên cạnh đó
Hưng Trung giáo xứ Bùi Ngọa và bốn nhà thờ họ giáo là nơi sinh hoạt tín ngưỡng của
bà con giáo dân.
* Thuận lợi
Tổng diện tích đất tự nhiên là 968,82 ha. Trong đất nông nghiệp là 706,67
ha. Đất phi nông nghiệp 262,68 ha. Đất ở 34,54 ha. Đất vườn 227,64 ha. Kết cấu
đất thuận lợi cho việc phát triển các
loại cây trồng, vật nuôi. Trong đó cây chanh là loại cây trồng chủ đạo và có ưu thế cao của địa bàn Hưng Trung.
Xã
Hưng Trung nằm trên đường Nguyễn Văn Trỗi và tiếp giáp với huyện Nghi Lộc. Với
lợi thế vị trí đó, xã Hưng Trung có điều kiện giao lưu, thông thương, mở rộng
dịch vụ, thương mại với một số xã thuộc các huyện lân cận.
Người dân Hưng Trung vốn có lối sống cần cù,
giản dị. Các thế hệ người Hưng Trung anh dũng kiên cường, bất khuất trong các
cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc. Thông minh sáng tạo, xây
dựng quê hương.
* Khó khăn
Bên
cạnh những thuận lợi nói trên, cũng gặp những khó khăn nhất định. Hưng Trung là vùng
chiêm trũng. Thời tiết khắc nghiệt chịu ảnh hưởng mạnh của gió Lào về mùa khô
và chịu cường độ mưa bão lớn.
Tổng số
người dân theo đạo Thiên chúa là 6160
người của 1121 hộ chiếm hơn 60%. Có 9
xóm có đồng bào theo đạo Thiên chúa: xóm
5, xóm 6, xóm 7, xóm 8, xóm 9A, xóm 9B, xóm 1, xóm 2, xóm 3, xóm 4. Trong đó có
4 xóm giáo toàn tòng: xóm 1, xóm 2, xóm
3, xóm 4. Do đặc thù đông đồng bào theo đạo Thiên chúa nên việc vận động trong
việc giảm sinh còn hạn chế. Tỉ lệ
sinh và sinh con thứ 3 trở lên còn ở mức cao so với mặt bằng chung toàn huyện.
II. Tình hình
chính trị, kinh tế, xã hội
Dân số trung bình của xã tính đến thời điểm
31/3/2014 là 9.492 người, với tổng
số 2.154 hộ phân bổ trên 15 xóm với mật độ 1.562,66 người/km².
Về lĩnh vực chính trị:
Trước cách mạng tháng 8
năm 1945 Hưng Trung được gọi là xã Bùi Khổng thuộc tổng Hải Đô, phủ Hưng
Nguyên. Xã Hưng Trung có 5 làng: làng Trung Ái, làng Trung Liệt, làng
Trung Dũng, làng Trung Trinh và làng Trung Nghĩa. 4 trường học và 2 Hợp Tác Xã:
HTX Trung Đông và HTX Vạn Hồng.
Sau cách mạng tháng
8/1945 xã thành lập Uỷ ban Hành chính lâm thời ở các làng. Đưa những người tích cực cách mạng và lý
trưởng hương hào của chế độ cụ cải tổ sang làm chủ tịch lâm thời.
Tháng 3 năm 1953 xã Hưng Trung được tách thành
2 xã Hưng Yên và Hưng Trung. Gồm 5 làng theo tên mới như hiện nay làng Bùi Chu,
làng Thanh Phong, làng Bùi Ngọa, làng Tùng Thôn, làng Bùi Thôn. 15 xóm theo thứ
tự từ 1 đến xóm 14. Riêng xóm 9 được chia tách thành 2 xóm 9A và xóm 9B.
Hiện nay, Đảng
bộ xã Hưng Trung có 18 chi bộ cơ sở
trong đó có 15 chi bộ nông thôn, 3 chi bộ khối trường học. Tổng số đảng viên
trong toàn Đảng bộ là 247 đảng viên. Dưới sự lãnh đạo của BCH Đảng bộ, quản lý
điều hành của chính quyền và công tác vận động quần chúng của Mặt trận Tổ quốc
và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội. 100% chi bộ trong sạch vững mạnh,
không có chi bộ yếu kém. Tăng cường sự lãnh đạo các cấp uỷ đảng, chính quyền. Đồng thời luôn quan
tâm tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo và vận động mọi đảng viên, quần chúng giữ mối
liên kết khối đại đoàn kết. Phát huy vai trò các tổ chức quần chúng, nâng cao
hiệu lực quản lý nhà nước. Làm tốt công tác xây dựng Đảng. Ổn định chính trị,
xây dựng Đảng bộ vững mạnh.
Thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo, quản lý, sử dụng, luân chuyển
và đánh giá cán bộ, gắn đánh giá cán bộ với công tác nhiệm vụ được giao. Nâng
cao trình độ chính trị, trình độ chuyên môn, năng lực lãnh đạo và vai trò trách
nhiệm đội ngũ cán bộ. Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đặc biệt là
cán bộ trẻ, tiếp tục ổn định tổ chức cán bộ giai đoạn tiếp theo. Để luôn đáp
ứng tiêu chuẩn cán bộ theo quy định. Tiếp tục thực hiện việc chuẩn hóa đội ngũ
cán bộ đảng, chính quyền các đoàn thể từ xã đến các thôn, xóm. Các tổ chức đoàn
thể chính trị của xã luôn đạt danh hiệu tiên tiến trở lên.
Cùng với sự nỗ lực cố gắng của đội ngũ cán bộ
và toàn thể nhân dân, xã Hưng Trung đang tích cực phấn đấu tận dụng các tiềm
năng lợi thế của địa phương, phát huy tinh thần tự lực, tự cường cùng chung tay
phát động phong trào xây dựng nông thôn mới. Hưng Trung đạt 7/19 tiêu chí xây
dựng nông thôn mới, phấn đấu đến năm 2020 xã đạt 11/19 tiêu chí xây dựng nông
thôn mới.
Về
lĩnh vực kinh tế:
Trải qua một chặng đường hơn 60 năm 1953 -
2014 xây dựng và phát triển, Hưng Trung
đã có nhiều đối mới và khởi sắc. Kinh tế phát triển ổn định và bền vững. Đời
sống nhân dân được cải thiện. Cơ cấu cây trồng, vật nuôi được chuyển dịch hợp
lý. Các tiến bộ khoa học kỹ thuật được đưa vào ứng dụng kịp thời. Chăn nuôi mở
rộng theo hướng cung cấp hàng hóa cho thị trường: bò thịt, bò sinh sản, lợn
nái, gia cầm. Thu nhập bình quân theo đầu người không ngừng tăng lên đạt 21
triệu đồng/người/năm. Hiện nay, có một số doanh nghiệp tư nhân phát triển thúc
đẩy đời sống của nhân dân trong toàn xã.
Tỷ lệ
hộ nghèo giảm nhanh từ 26,9% năm 2011 xuống còn 17% năm 2014. Tổng giá trị sản
xuất năm 2011 đạt 94.390 triệu đồng dự kiến năm 2014 đạt 103.200.00 triệu
đồng. Đặc biệt, lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản nhiều hạng mục công trình dự
án được triển khai như: Khảo sát xây dựng trạm nước sạch, nâng cấp tuyến
điện hạ thế đảm bảo đủ nguồn điện sinh hoạt cho nhân dân và nâng cấp chợ để
nhân dân giao lưu buôn bán được thuận lợi và phát triển. Cơ sở hạ tầng được
nâng cấp như điện, đường, trường, trạm, trụ sở làm việc của Đảng ủy, HĐND -
UBND - UBMTTQ được làm mới.
Về
lĩnh vực văn hóa - xã hội:
Lĩnh vực văn
hóa - xã hội được chú trọng. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn
hóa ở khu dân cư được mọi người quan tâm thực hiện. Kết quả bình xét gia đình
văn hóa năm 2013 đạt tỷ lệ cao. Trong đó hộ gia đình văn hóa tiêu biểu chiếm
25%. Phong trào văn hóa, văn nghệ,
thể dục, thể thao được mọi người dân quan tâm. Phong trào toàn dân đoàn kết xây
dựng đời sống văn hoá khu dân cư đã và đang thu được những kết quả tích cực. Các
hoạt động văn hóa, văn nghệ, TDTT đã trở thành các sinh hoạt thường xuyên trong
mỗi địa bàn dân cư, chuyển biến rõ rệt.
Các hoạt động
y tế, giáo dục luôn được quan tâm, chú
trọng. Hàng năm, tỷ lệ học sinh đậu vào các trường Đại học, Cao đẳng
cao. Các thiết chế văn hóa tại cơ sở như nhà văn hóa, cổng làng, sân chơi thể
thao, hệ thống truyền thanh kỹ thuật số không dây, các cụm cổ động, panô áp
phích... đã được đầu tư nâng cấp cơ bản đạt chuẩn từ xã đến các xóm. Từng bước
nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần của nhân dân. Hàng năm số lượng trẻ em
được khám chữa bệnh, tiêm chủng mở rộng đạt 100%.
Hoạt động văn hóa, văn nghệ có nhiều chuyển
biến. Mỗi xóm đã thành lập đội văn nghệ quần chúng. Vì vậy đã tạo được không
khí phấn khởi, vui tươi, lành mạnh làm phong phú thêm đời sống tinh thần của
người dân.
Về
lĩnh vực quốc phòng - an ninh:
Tình hình an
ninh chính trị, trật tự an toàn được giữ vững. Các tệ nạn xã hội ma tuý, mại
dâm được đấy lùi. An ninh trên địa bàn được đảm bảo. Chất lượng huấn luyện hàng
năm đạt tốt. Bắn đạn thật đạt giỏi. Cơ sở vật chất chuẩn bị tốt. Khám tuyển
nghĩa vụ quân sự đạt chỉ tiêu đề ra.
II. Quá trình hình thành và phát triển
của công tác Dân số-KHHGĐ
Công
tác Dân số KHHGĐ luôn được xác định là một bộ phận quan trọng trong chiến lược
phát kinh tế- xã hội hàng đầu của địa
phương. Vì thế, Đảng uỷ, UBND xã quan tâm tới công tác Dân số - KHHGĐ. Trong 21
năm qua, công tác Dân số - KHHGĐ trên địa bàn xã Hưng Trung đã giành được nhiều
kết quả quan trọng và đạt được chỉ tiêu giảm sinh tiến tới đạt mức sinh thay
thế. Tỷ suất sinh đặc trưng năm 1993 là
4,5 con/1 phụ nữ đến nay chỉ còn 2,7 con/1 phụ nữ.
Ban Dân số - KHHGĐ tiền thân là Ủy ban
Dân số KHHGĐ được thành lập theo Nghị định số 42/QĐ/TTg ngày 21/06/1993 của Thủ
tướng Chính phủ quyết định chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy Dân số -
KHHGĐ
Năm 1993 tổng nhân khẩu 6674 người, số hộ
1513, tổng sinh 159 cháu tỷ suất sinh 23,8%o; con thứ 3 trở lên 71 cháu chiếm
44,65%, tỷ suất tăng dân số tự nhiên 6,75%o. Số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có
chồng 986. Sử dụng các BPTT hiện đại là
613 ca.
Năm 1996 tổng nhân khẩu 6911 người, số hộ
1516, tổng sinh 137 cháu, tỷ suất sinh 21,8 %o; con thứ 3 trở lên 47 cháu chiếm
33,7%, tỷ suất tăng dân số tự nhiên 5,9%o. Số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ 1036
người. BPTT hiện đại là 724 ca, trong đó đình sản là 9 ca.
Năm 2000 tổng nhân khẩu 7319 người. Số hộ
1781. Tổng sinh 140 cháu. Tỷ suất sinh 20,1 %o. Con thứ 3 trở lên 47 cháu chiếm
33,5%. Tỷ suất tăng dân số tự nhiên 6,1%o. Số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có
chồng là 1095 người. BPTT hiện đại là
760 ca, trong đó đình sản là 16 ca
Năm 2003 thực hiện Nghị định số 94/CP ngày
11/11/2002 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em. Ban Dân số - KHHGĐ xã Hưng Trung
được đổi thành Ban Dân số, Gia đình và Trẻ em.
Năm 2005, tổng nhân khẩu là 7923 người. Số hộ
1813. Tổng sinh 164 cháu, tỷ suất sinh 21,6%o. Con thứ 3 trở lên 61 cháu chiếm
37,1 %. Tỷ suất tăng dân số tự nhiên 10,8%o.
Năm 2006, tổng nhân khẩu 8416 người, số hộ
1867, tổng sinh 141 cháu, tỷ suất sinh 15,7%o; con thứ 3 trở lên 43 cháu chiếm
30,4%. Tỷ suất tăng dân số tự nhiên 9,8%o.
Năm 2007, tổng nhân khẩu 8114 người, tổng
sinh 165 cháu, tỷ suất sinh 14,7%o; con thứ 3 trở lên 44 cháu chiếm 26,5%. Tỷ
suất tăng dân số tự nhiên 8,9%o.
Đến năm 2008, Ban Dân số, Gia đình và Trẻ em
xã Hưng Trung được đổi thành Ban Dân số - Kế hoạch hoá gia đình, theo Thông tư 05/2008/TT-BYT, ngày 14/5/2008
"Về việc hướng dẫn chức năng,
nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy Dân số- KHHGĐ ở địa phương". Năm 2008,
tổng nhân khẩu 8620, tổng hộ 1916 tổng sinh 144 cháu, tỷ suất sinh 16,1%o. Con
thứ 3 trở lên 29 cháu chiếm 25%. Tỷ suất tăng dân số tự nhiên 8,19%o.
Năm
2009, tổng nhân khẩu 8926, tổng hộ 1941 tổng sinh 124 cháu, tỷ suất sinh
12,2%o; con thứ 3 trở lên 27 cháu chiếm 21,7%. Tỷ suất tăng dân số tự nhiên
9,1%o.
Năm 2010, tổng nhân khẩu 9214, tổng hộ 2053,
tổng sinh 146 cháu, tỷ suất sinh 9,5%o; con thứ 3 trở lên 29 cháu chiếm 23,3%.
Tỷ suất tăng dân số tự nhiên 9,1%o.
Năm 2011, tổng nhân khẩu 9352, số hộ 2091,
tổng sinh 146 cháu, tỷ suất sinh 14,4%o; con thứ 3 trở lên 28 cháu chiếm 20 7%.
Tỷ suất tăng dân số tự nhiên 9,7%o.
Năm
2012, tổng khẩu 9317, số hộ 2117, tổng sinh 156 cháu, tỷ suất sinh 24,2%o; con
thứ 3 trở lên 31 cháu chiếm 19,8%. Tỷ suất tăng dân số tự nhiên 6,7%o.
Năm 2013 tổng nhân khẩu. 9376, số hộ 2152, tổng sinh 173 cháu, tỷ suất sinh 18,5%o, con
thứ 3 trở lên 57 cháu chiếm 32,9%. Tỷ suất tăng dân số tự nhiên 6,3%o
Ba tháng đầu năm 2014 tổng nhân khẩu 9492, 2154
hộ. Tổng số trẻ sinh 3 tháng đầu năm
2014 là 58 cháu. Trong đó con thứ 3 trở
lên 12 cháu chiếm tỷ lệ 20,6%.
Tóm lại, sau 21 năm triển khai thực hiện chính sách Dân số - KHHGĐ trên địa bàn xã Hưng Trung đã đạt được nhiều
kết quả đáng ghi nhận; tỷ lệ sinh
con thứ
3 trở lên năm 1993 là 44,6% nay còn 20,6%, Tỷ suất sinh đặc trưng năm 1993 là 4,5 con/1
phụ nữ đến nay chỉ còn 2,7 con/1 phụ nữ. Công tác Dân số-
KHHGĐ góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Do đó,
đã tạo được dư luận xã hội và đã có sự chuyển biến trong nhận thức và hành động
về hôn nhân và sinh đẻ của người dân. Các bà mẹ mang thai được chăm sóc tốt
hơn, tỷ lệ chết mẹ và trẻ sơ sinh giảm dần. Tuổi thọ bình quân được nâng lên,
các mô hình, đề án được triển khai bước đầu phát huy hiệu quả. Các dịch vụ tư
vấn, chăm sóc SKSS/KHHGĐ ngày càng đáp ứng tốt hơn.
Bên cạnh đó, Hưng
Trung vẫn còn những khó khăn trong công tác Dân số- KHHGĐ: Tình
trạng sinh và sinh con thứ 3 trở lên hàng năm vẫn còn cao. Tỷ lệ đồng bào theo
đạo Thiên chúa lớn nên rất khó khăn trong việc tuyên truyền, vận động việc thực
hiện chính sách Dân số - KHHGĐ. Đặc biệt khó khăn trong xử lý được các trường
hợp vi phạm sinh con thứ 3 trở lên.
Với những khó khăn trên, Ban Dân số - KHHGĐ
xã đã đưa ra nhiều giải pháp. Quan tâm
chỉ đạo, lãnh đạo công tác Dân số- KHHGĐ là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu, là
chiến lược của Đảng để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - Văn hóa - Xã hội
- An ninh - Quốc phòng của địa phương. Tạo được dư luận xã hội và sự chuyển
biến trong nhận thức và hành động về hôn nhân và sinh đẻ của người dân. Chăm
sóc tốt hơn các bà mẹ mang thai. Giảm tỷ lệ chết mẹ và trẻ sơ sinh. Xây dựng
các mô hình, đề án về công tác Dân số- KHHGĐ giai đoạn 2013-2015 và những năm
tiếp theo số được triển khai bước đầu phát huy hiệu quả. Các dịch vụ tư vấn,
chăm sóc SKSS/KHHGĐ đáp ứng kịp thời nhu cầu của nhân dân.
IV. Bộ máy của Ban chỉ đạo và mạng lưới cán
bộ Dân số-KHHGĐ ở xã.
Năm
1993 Ban Dân số-KHHGĐ xã Hưng Trung được thành lập theo Nghị định số 42/CP,
ngày 21/61993 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức
bộ máy và lề lối làm việc của Uỷ ban Quốc gia Dân số và kế hoạch hóa gia đình.
Do ông Nguyễn Thanh Tân Chủ tịch UBND xã làm Trưởng ban. Ông Hoàng Đức Cư làm
cán bộ chuyên trách Dân số-KHHGĐ.
Các ông, bà trưởng các ban ngành, đoàn thể có liên quan làm ban viên và mạng
lưới cộng tác viên của 14 xóm. Nhưng
thời điểm đó, Hưng Trung mới chỉ có 9 người làm CTV.
* Từ 1993 đến nay bộ máy làm công tác Dân
số-KHHGĐ có nhiều thay đổi:
- Về
trưởng ban chỉ đạo thực hiện công tác Dân số - KHHGĐ:
Năm 1993 Ông Nguyễn Thanh Tân
Chủ tịch UBND xã làm Trưởng Ban
Năm 1994 Ông Nguyễn Đức
Toàn
Chủ
tịch UBND xã làm Trưởng Ban
Từ năm 1995 đến năm 2003 Ông Hoàng Đăng Ánh
Chủ tịch UBND xã làm Trưởng Ban
Từ
năm 2004 đến năm 2007 Ông Nguyễn Hữu
Kiêu
Chủ tịch UBND xã làm Trưởng Ban
Từ năm 2009 đến năm 2014 Ông Nguyễn Thanh Hải
Phó chủ tịch UBND xã làm Trưởng
ban
BCĐ thực hiện công tác Dân số-KHHGĐ xã Hưng Trung |
Năm 1993 đến
1995 Ông Hoàng Đức Cư
(chuyên
trách Uỷ ban Dân số- Gia Đình- Trẻ em)
Năm 1996 đến 1999 Ông nguyễn Văn Khôi làm chuyên trách
(chuyên trách Uỷ ban Dân số- Gia Đình- Trẻ em)
Năm 2000 đến 2008 Ông Nguyễn Bá Trường làm chuyên trách
(chuyên
trách Uỷ ban Dân số- Gia Đình- Trẻ em)
Năm 2009 đến 2010 Ông Nguyễn Bá Trường
(làm chuyên trách Dân số-KHHGĐ)
Năm 2011 đến 2013 Ông Nguyễn Bá Hiếu
(làm chuyên trách Dân số-KHHGĐ)
Năm 2014 đến nay Ông Nguyễn Bá Hiếu
(
làm viên chức Dân số- KHHGĐ)
Căn
cứ vào Thông tư 05/ 2008/BYT, ngày 14/05/2008 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn
chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy Dân số- KHHGĐ ở địa phương; Quyết
định số: 38/2008/QĐ- UBND, ngày 29/07/2008 của UBND tỉnh Nghệ An Ban hành quy
định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức bộ máy và biên chế của chi
cục dân số- KHHGĐ tỉnh Nghệ An; Căn cứ Quyết Định số 496/ QĐ-SYT, ngày 07/07/2008
về việc phê duyệt đề án thành lập các đơn vị trực thuộc Chi cục Dân số- KHHGĐ
tỉnh Nghệ An; căn cứ Công văn hướng dẫn liên ngành số 527/HD-SYT, ngày
10/04/2009 về việc thành lập ban chỉ đạo thực hiện công tác Dân số- KHHGĐ ở các
cấp, đã quy định rõ vị trí, chức năng, nhiệm vụ, về quyền hạn tổ chức bộ máy từ
huyện đến cơ sở như sau:
*Ban
chỉ đạo thực hiện công tác Dân số-KHHGĐ xã:
1. Vị trí
chức năng.
Ban chỉ đạo
thực hiện công tác Dân số- KHHGĐ cấp xã là một tổ chức do UBND xã thành lập có
chức năng tham mưu giúp UBND xã trong lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện công
tác Dân số- KHHGĐ trên địa bàn xã.
2. Nhiệm vụ
quyền hạn.
a. Tham
mưu, phối hợp chỉ đạo, quản lý về quy mô Dân số, cơ cấu Dân số, chất lượng dân số
trên địa bàn. Xem xét đề xuất các chỉ tiêu kế hoạch, các dự án về công tác Dân
số- KHHGĐ thuộc phạm vi quản lý để trình cấp trên có thẩm quyền phê duyệt.
b. Tham mưu
xây dựng kế hoạch hoạt động, xây dựng các Quyết định, Nghị quyết, chỉ thị, các
chủ trương, chính sách của Đảng bộ, HĐND, UBND, về công tác Dân số- KHHGĐ trên
địa bàn xã; Xây dựng các chương trình, biện pháp, giải pháp huy động, phối hợp
liên ngành trong lĩnh vực Dân số- KHHGĐ.
c. Phối hợp
chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể liên quan trong tổ chức thực hiện các hoạt
động truyền thông, vận động, giáo dục, tư vấn về lĩnh vực Dân số - KHHGĐ.
d. Phối hợp
hướng dẫn, kiểm tra, tạo điều kiện và hỗ trợ hoạt động của các tổ chức trong
ngành và thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực Dân số- KHHGĐ.
3. Thành phần Ban chỉ đạo thực hiện
công tác Dân số-KHHGĐ hiện nay
Thành phần
ban chỉ đạo cấp xã gồm:
TT
|
Họ và tên
|
Chức vụ
|
Ghi chú
|
1
|
Nguyễn Thanh Hải
|
Phó Chủ tịch
UBND xã
|
Trưởng ban
|
2
|
Nguyễn Văn Đào
|
Trạm trưởng trạm
y tế
|
Phó ban
|
3
|
Nguyễn Bá Hiếu
|
Viên chức Dân
số-KHHGĐ
|
Phó ban trực
|
4
|
Hoàng Đức Tùng
|
Cán bộ Tư pháp -
Hộ Tịch
|
Ban viên
|
5
|
Nguyễn Trường Nhân
|
Chủ tịch Hội CCB
|
Ban viên
|
6
|
Nguyễn Đức Toàn
|
Chủ tịch MTTQ
|
Ban viên
|
7
|
Nguyễn Trung Thành
|
Công chức văn hoá xã
|
Ban viên
|
8
|
Nguyễn Thị Hào
|
Kế toán xã
|
Ban viên
|
9
|
Phan Văn Lâm
|
Văn phòng
HĐND-UBND xã
|
Ban viên
|
10
|
Hoàng Hoa Thám
|
Trưởng Công an xã
|
Ban viên
|
11
|
Nguyễn Bá Trí
|
Chủ tịch
|
Ban viên
|
12
|
Đinh Thị Kiên
|
Chủ tịch Hội LH PN xã
|
Ban viên
|
13
|
Nguyễn Văn Vỹ
|
Bí Thư Đoàn xã
|
Ban viên
|
- Về
đội ngũ Cộng tác viên Dân số-KHHGĐ hiện nay:
TT
|
Họ
và tên
|
CTV Xóm
|
Ghi
chú
|
1
|
Phan Thị An
|
Xóm 1
|
|
2
|
Nguyễn Thị Hiền
|
Xóm 2
|
|
3
|
NguyễnThị Thân
|
Xóm 3
|
|
4
|
Trần Thị Vỹ
|
Xóm 4
|
|
5
|
Nguyễn Thị Tuấn
|
Xóm 5
|
|
6
|
CaoThị Mẫn
|
Xóm 6
|
|
7
|
Hoàng Thị Thúy
|
Xóm 7
|
|
8
|
Vương Thị Thanh
|
Xóm 8
|
|
9
|
Nguyễn Thị Hằng
|
Xóm 9A
|
|
10
|
Nguyễn Thị Hùng
|
Xóm 9B
|
|
11
|
Võ Thị Hà
|
Xóm 10
|
|
12
|
Trần Thị Mùi
|
Xóm 11
|
|
13
|
Hoàng Thị Cương
|
Xóm 12
|
|
14
|
Hoàng Thị Hương
|
Xóm 13
|
|
15
|
Nguyễn Thị Thế
|
Xóm 14
|
IV. Thành
tích khen thưởng
* Về tập thể xã:
Năm 1999
Chủ tịch UBND huyện tặng Giấy khen đạt kết quả trong chiến dịch chăm sóc sức
khỏe sinh sản/KHHGĐ.
Năm 2006
Uỷ ban Dân số - Gia đình và Trẻ em tỉnh Nghệ An tặng Giấy khen giảm tỷ lệ sinh.
Năm
2012 Chủ tịch UBND huyện Hưng Nguyên
tặng Giấy khen đạt giải khuyến khích liên hoan tuyên truyền viên năm 2012
* Về xóm:
Năm
2007 Chủ tịch UBND huyện Hưng Nguyên tặng Giấy khen cán bộ và nhân dân xóm 9A
đã có thành tích trong thực hiện công tác Dân số- KHHGĐ.
Năm 2010
Chủ tịch UBND huyện Hưng Nguyên tặng Giấy khen cán bộ và nhân dân xóm
13 đạt 2 năm liên tục xóm không có người
sinh con thứ 3 trở lên.
Năm 2011 Chủ tịch UBND huyện Hưng Nguyên
tặng giấy khen cán bộ và nhân dân xóm 11
đạt 2 năm liên tục xóm không có người sinh con thứ 3 trở lên.
Năm 2011 Chủ tịch UBND huyện Hưng Nguyên
tặng Giấy khen cán bộ và nhân dân xóm 14 đạt 2 năm liên tục xóm không có người sinh
con thứ 3 trở lên.
Phát huy những kết quả đã đạt được trong công
tác Dân số- KHHGĐ, cán bộ và nhân dân Hưng Trung quyết tâm thực hiện tốt các
chỉ tiêu về Dân số- KHHGĐ. Góp phần xây dựng quê hương Hưng Trung ngày càng
giàu đẹp. Xứng đáng với truyền thống anh hùng của người dân Hưng Trung trong đấu
tranh bảo vệ quê hương.
Nguồn: Ban chỉ đạo thực hiện công tác Dân
số- KHHGĐ xã Hưng Trung