Thời điểm sinh con hợp lý là thời điểm mà
cả người vợ và chồng, đặc biệt là đối với người phụ nữ đều đã
có sự phát triển hoàn thiện về thể chất và tâm lý. Có điều kiện về
kinh tế, xã hội để chăm sóc, nuôi dạy con cho tốt.
Y học khuyến khích phụ nữ nên mang thai và sinh con ở
độ tuổi 20 – 35 tuổi. Không nên mang thai và sinh con trước 20 tuổi hoặc sau 35
tuổi để tránh các nguy cơ và rủi ro cho sức khỏe của cả mẹ và con.
Ảnh: Minh họa |
Sinh con quá trẻ hoặc quá muộn; khoảng cách sinh
con không hợp lý là một trong những nguyên nhân dẫn đến:
Tử
vong mẹ và con: tỉ số tử vong mẹ ở
nước ta là 69/100.000 vào năm 2009. Tỉ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi ở
mức 15,4%o năm 2012. Theo tài liệu của WHO, các tổ chức Liên Hợp Quốc và Ngân
hàng Thế giới công bố tháng 10/2010 thì tỉ số tử vong mẹ của Việt Nam đứng thứ
4/10 nước Đông Nam Á (sau Singapore, Malaysia và Thái Lan).
Tỉ số
tử vong mẹ ở khu vực miền núi là 108/100.000, vẫn cao hơn gấp 3 lần so với vùng
đồng bằng 36/100.000 . Điều tra tử vong mẹ tại 14 tỉnh miền núi phía Bắc và Tây
Nguyên do Trường ĐH Y khoa Thái Bình cho thấy tử vong mẹ là 119/100.000, trong
đó cao nhất là vùng Tây Bắc 242/100.000, tiếp đến là Tây Nguyên
108/100.000. Tử vong sơ sinh cũng có sự chênh lệch giữa các vùng miền và nhóm
dân tộc: Tỉ suất này ở nông thôn miền núi cao hơn 2 lần so với nông thôn đồng
bằng, ở các dân tộc ít người cao hơn gấp 2 lần so với người Kinh.
Trẻ dị
tật bẩm sinh: Một số nghiên cứu gần đây cho thấy, tỷ lệ trẻ dị tật bẩm sinh ở
Việt Nam
nằm trong khoảng 1,5 - 2%. Như vậy, ước tính hàng năm nước ta có từ 22.000 -
30.000 trẻ sinh ra bị dị tật bẩm sinh .
Sinh con quá trẻ (dưới 22 tuổi) hoặc quá
muộn (trên 35 tuổi); khoảng cách sinh con không hợp lý (2 con cách nhau
dưới 3 năm hoặc trên 5 năm) để lại hậu quả nặng nề:
Mang
thai và sinh con sau 35 tuổi dễ có tai biến cho cả mẹ và con khi sinh; tỷ lệ
sinh con sinh ra mắc bệnh rối loạn nhiễm sắc thể (VD: bệnh Down) cao hơn mức
bình thường.
Sinh
con đầu lòng khi còn quá trẻ (tảo hôn) sẽ
làm cho cơ thể người phụ nữ VTN không phát triển liên tục được, dễ bị suy dinh
dưỡng; làm tăng nguy cơ thiếu máu khi có thai, thai chậm phát triển, đẻ non,
nhiều biến chứng khi sinh con; mặt khác có thai ở tuổi này, các em thường phải
bỏ học sớm để kết hôn, nuôi con trong khi trình độ học vấn còn thấp,
Hậu quả
của việc sinh con ở độ tuổi VTN thường có nguy cơ sinh non, sinh nhẹ cân, thai
lưu và chết sơ sinh. Nguy cơ tử vong do thai sản đối với các bà mẹ trong nhóm
tuổi từ 15 đến 19 tuổi cao gấp hai lần so với nhóm bà mẹ lớn tuổi hơn, nhất là
các em gái trong độ tuổi 15 cao gấp bốn lần, bởi do các em phải chịu nhiều áp lực
trong sinh nở, chăm sóc con cái và gia đình khi các em chưa đủ trưởng thành. Khoảng
cách sinh con không hợp lý sẽ có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe
người mẹ và trẻ sơ sinh, có thể làm gia tăng các nguy cơ xảy thai, suy dinh
dưỡng bào thai, thiếu máu đối với mẹ.
Để khắc
phục tình trạng trên, chúng ta hãy:
Tuyên
truyền cho người dân hiểu rõ lợi ích của chọn thời điểm sinh con và
khoảng cách sinh con hợp lý.
Các
cặp vợ chồng hãy chủ động lựa chọn thời điểm sinh con hợp lý khi phụ nữ ở độ
tuổi từ 20 – 35 tuổi. Thực hiện giữ khoảng cách giữa hai lần sinh là từ 3-5
năm.
Thanh
Phúc – Trung tâm Dân số - KHHGĐ huyện
(Nguồn từ Tổng cục Dân số -
KHHGĐ Việt Nam )