[6] [dansohungnguyen] [slider-top-big] []
You are here: Home / , Bà lang sở hữu bài thuốc cải tử hoàn sinh

Bà lang sở hữu bài thuốc cải tử hoàn sinh

Nhờ bài thuốc gia truyền, bà Tiến ở Hòa Bình có thể chữa khỏi nhiều bệnh hiểm nghèo như ung thư phổi, viêm phổi, xơ gan cổ trướng.

Nhà bà Bùi Thị Tiến ở xóm Lồ, xã Phong Phú, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình, xung quanh chất đống những cây thuốc và la liệt những chiếc nong, nia phơi thuốc Nam. Gia đình bà gắn bó với nghề bốc thuốc cứu người, tính đến nay là tròn 8 đời. Bà bảo: "Mỗi ngày có hàng chục tin nhắn của người dân bị bệnh gửi đến cảm ơn tôi, họ đều nói là bệnh đã khỏi hoặc đỡ hẳn, không còn đau đớn như trước đây nữa. Điều này càng khiến tôi có thêm động lực để bốc thuốc cứu người".
Nói về bài thuốc "cải tử hoàn sinh" nổi tiếng gần xa của mình, bà Tiến cho biết: "Tôi không dám khẳng định bài thuốc của tôi chữa khỏi cho 100% các bệnh viêm phổi, ung thư phổi, hạch và xơ gan vì tôi không theo dõi hết được tất cả các bệnh nhân. Nhưng những người tìm đến với tôi đều là những người mắc bệnh hiểm nghèo, có người đang nằm chờ chết. Tôi trực tiếp bốc thuốc chữa bệnh cho họ và thấy khỏi bệnh, có người sống thêm cả chục năm không thấy bệnh tái phát".
Bệnh nhân điển hình nhất mà bà Tiến từng chữa khỏi là ông Bùi Văn Phiền, ở cạnh nhà bà Tiến. Cách đây vài tháng, ông bị đau gan, bụng trướng lên như người chửa sắp đẻ, thấy vậy gia đình đưa ông đi bệnh viện khám. Các bác sĩ kết luận ông bị xơ gan giai đoạn cuối. Cách cầm cự duy nhất là đi bệnh viện hút dịch trong bụng ra rồi chờ ngày... chết.
Ngoài ra, ông còn bị hạch. Không rõ đó là dịch hạch hay là u ác tính, nhưng khắp người bỗng dưng nổi những cục hạch to như cái chén uống ước, hạch mọc ở khuỷu tay, nách, cổ, háng. Những cái u này ngày càng phát triển to ra.
Vết sẹo chi chít trên người ông Phiền sau khi những u, hạch được chữa khỏi.
Ông Phiền kể lại: "Sau khi đi bệnh viện về được gần một tháng thì bụng tôi trướng lên như bà chửa, người mệt rã rời, không ăn uống được gì. Tôi nghĩ nếu có cầm cự thì chỉ sống được gần một tháng nữa là kết thúc cuộc đời.
Lúc đó vợ tôi đến nhờ bà Tiến bốc thuốc nam về chữa. Vợ tôi bắt tôi ngày 3 lần uống thuốc chữa gan và hạch, ở ngoài lại phải bó một đống lá thuốc để chữa hạch. Chiều lòng vợ con, tôi uống chứ chẳng hy vọng sống được nữa.
Tôi uống thuốc liên tục khoảng một tuần thì thấy đỡ đau gan và bụng không căng thêm nữa. Tôi dùng thuốc đến hết tháng thứ 2 thì bụng xẹp dần và ăn được cơm, nhưng người vẫn mệt mỏi. Đến tháng thứ 3 thì bụng tôi xẹp hẳn, các cơn đau giảm dần. Đến nay qua 5 tháng dùng thuốc tôi không còn đau bụng nữa.
Còn bệnh hạch thì sau khi đắp thuốc khoảng 2 tháng các hạch bị thối ra và chuyển thành dạng mủ. Mỗi một nhọt sau khi vỡ chảy mủ đến cả tháng rồi mới khỏi hẳn. Đến nay trên người tôi chỉ còn một cái hạch vừa mới vỡ ra, chắc khoảng một tháng nữa thì sẽ lành hẳn".
Ông Phiền không giấu nổi niềm vui khi từ cõi chết trở về, ông cởi phăng chiếc áo khoác phanh người cho chúng tôi xem. Những vết sẹo lỗ chỗ khắp người có mới có cũ, da hồng hào, mắt trắng chứ không vàng như mấy tháng trước đây.
Bà Tiến bộc bạch: "Ngày xưa, trong làng ngoài xóm có ai đau ốm đến kêu cứu thì các cụ trong gia đình bà lại ra tay lấy thuốc cứu người, khi chữa khỏi bệnh người ta tạ ơn bằng cách đem đến một cái vai lợn (đùi trước của con lợn), đùm xôi, con gà. Nhà nào nghèo thì chai rượu, gói thuốc lào.
Thậm chí có nhà chỉ có rổ khoai lang luộc cùng với một nồi nước sôi để nguội mời thầy thuốc... Ấy vậy mà bà thấy rất vui, người nào cũng cười ra rả; vui không chỉ vì thầy thuốc chữa được cho nhiều người mà vì cảm thấy được người dân tôn trọng, đi đến đâu cũng được bà con, hàng xóm tiếp đãi nồng hậu, ra đường từ người già đến trẻ nhỏ đều cúi đầu chào".
Cũng chính vì phải giữ danh dự nghề thầy lang mà từ 8 đời nay trong dòng họ bà Tiến có một nguyên tắc chọn người kế nghiệp rất công phu, khắc nghiệt. Người kế nghiệp không kể con dâu, con trai, người trẻ hay già... Thầy lang sẽ chọn ra 10 người trong dòng họ mà thầy ưng ý nhất, đó là những người sáng dạ, thông minh, nhanh nhẹn và là người điềm tĩnh, biết thương người.
10 người này sẽ được thầy gọi tập trung để dự một khóa học trong vòng 3 ngày. Mỗi ngày, thầy sẽ dạy 2 - 3 bài thuốc, sau đó 10 người này phải tự lên rừng tìm đủ mọi loại cây thuốc mà thầy đã dạy. Nếu ai tìm đúng, đủ và thông thạo cách trộn thuốc thì sẽ là người kế nghiệp thầy lang.
Bà Tiến trộn các loại thuốc với nhau.
Theo đó, người này sẽ được thầy tiếp tục truyền dạy cho những kinh nghiệm bốc thuốc, kinh nghiệm đi rừng, vị trí phân bố của từng loại cây thuốc. Thậm chí, thầy lang còn dạy cả đạo đức người bốc thuốc là phải nhiệt tình với bà con, không được thấy người ta nghèo mà chê, chữa bệnh không nhiệt tình, thấy giàu mà tham...
Theo bà Tiến thì sau cuộc thi chớp nhoáng ba ngày, bà được chọn làm người kế nghiệp thầy lang của dòng họ, bà phải mất thêm 10 năm nữa để tiếp tục học hỏi và nhớ được hàng trăm cây thuốc cũng như cách trộn, pha chế các loại cây thuốc với nhau để có tác dụng chữa bệnh tốt nhất.
Thấy người đến xin thuốc, bà lôi từ trong nhà ra những bao tải thuốc đã trộn sẵn để lấy cho khách. Bà bảo không nhớ hết tên những cây thuốc vì có quá nhiều nhưng kiểu dáng cái cây đó và mùi vị của nó thì bà có thể phân biệt được hết. Ví dụ bệnh phổi phải lấy những loại cây nào, hạch, gan phải lấy những loại cây nào thì bà đều nhớ rất rõ.
Nói về bí quyết chữa các loại bệnh hiểm nghèo, bà Tiến tiết lộ: "Trong số hàng trăm cây thuốc nam, mỗi cây có một tác dụng khác nhau. Có một số loại cây thuốc không thể thiếu trong trị bệnh hiểm nghèo, từ ung thư phổi cho đến xơ gan là cây xạ đen, cây tóp tép, lá quýt đốm núi đá, lá ngón (đây là loại lá ngón lành chứ không phải lá ngón độc), củ chuối...".

Cũng theo bà Tiến thì những loại thảo dược chữa bệnh hiểm nghèo giờ đang bị tận diệt, đặc biệt là cây xạ đen. Nếu cứ đà này thì vài năm tới bà sẽ không biết tìm đâu ra cây thuốc để mà chữa bệnh cho dân làng nữa.
"Hiện tại, cây thuốc ở khu vực Hòa Bình đã bị cạn kiệt, khi có người đến nhờ chữa bệnh tôi phải đi nhờ người dân ở các tỉnh xa như Thanh Hóa, Sơn La đi lấy thuốc rồi mua lại của họ với giá 500.000 đồng cho 10 kg xạ đen, những loại khác thì 100.000 - 200.000 đồng mỗi 10 kg, mỗi một người khi đến lấy thuốc tôi chỉ lấy 50.000 đồng một thang. Như trường hợp của ông Phiền tôi định không lấy tiền, nhưng khi ông ấy khỏi bệnh gia đình ông cứ nhất quyết đưa tiền tạ ơn, thế là tôi chỉ nhận 50.000 đồng đặt lên bàn thờ", bà Tiến cho biết.
Ông Bùi Văn Bình (Chủ tịch UBND xã Phong Phú) nói: "Bà Tiến đã bốc thuốc chữa bệnh gần 30 năm nay. Hàng ngày vẫn có người từ khắp nơi trong và ngoài huyện đến nhà bà xin thuốc. Việc bà Tiến có chữa khỏi bệnh ung thư hay không thì xã tôi không biết vì không để ý".
Theo Kiến Thức