(Dansohungnguyen.com). Đảng và Nhà nước ta luôn xác định đảm bảo hậu cần
phương tiện tránh thai là chiến lược quan trọng ngang với chiến lược quốc gia
về an ninh lương thực. Là giải pháp
trực tiếp làm giảm mức sinh; giảm tỷ lệ
tử vong ở bà mẹ, trẻ em; ổn định và
nâng cao chất lượng Dân số.
Đảm bảo hậu cần phương tiện tránh thai (PTTT)
là đảm bảo cung cấp phương tiện tránh thai đủ số
lượng, đảm bảo chất lượng, đúng thời gian trong điều kiện tốt với chi phí hợp
lý. Từ đó, từng bước giải quyết các vấn đề phòng tránh mang thai ngoài ý
muốn; hạn chế các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục trong đó có
HIV.
Hiện nay, trước thực
tế nhu cầu sử dụng phương tiện tránh thai
ngày càng tăng mạnh do số người trong độ tuổi sinh đẻ và số người sử
dụng biện pháp tránh thai (BTTT) lớn. Mỗi năm có khoảng 1,2 triệu phụ nữ bước
vào độ tuổi sinh đẻ và có khoảng hơn 13 triệu cặp vợ chồng sử dụng các BPTT.
Phương thức cung cấp phương tiện tránh thai được chuyển dần từ miễn phí và trợ
giá sang khách hàng tự chi trả. Nhà nước chỉ đảm bảo bao cấp PTTT miễn phí cho người dân ở các
vùng sâu, vùng xa, các hộ nghèo, cận nghèo. Mạng lưới cung cấp PTTT là Chuyên trách
Dân số, Cộng tác viên Dân số và các cơ
sở Y tế .
Cán bộ chuyên trách nhận phương tiện tránh thai tại Trung Tâm Dân số- KHHGĐ huyện. Ảnh Lương Quỳnh |
Để đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu của nhân
dân, Trung tâm Dân số -KHHGĐ huyện Hưng Nguyên thường xuyên đẩy mạnh cung
cấp hậu cần phương tiện tránh thai. Mở rộng tiếp thị xã hội các loại
PTTT ở 23 xã, thị trấn. Các PTTT tiếp
thị xã hội bao gồm: bao cao su, thuốc
uống tránh thai, thuốc tiêm tránh thai, dụng cụ tử cung, thuốc cấy tránh thai. Ngoài các cặp vợ chồng
trong độ tuổi sinh đẻ, mô hình còn chú trọng đến tất cả đối tượng có nhu cầu sử
dụng. Hàng năm, phối hợp chặt
chẽ với Trung tâm Y tế huyện phát động Chiến dịch “ Tăng cường tuyên truyền,
vận động, lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ” tại 23 xã, thị trấn. Bên cạnh đó, cán bộ dân
số cơ sở tích cực “đi ngõ, gõ từng nhà” tuyên truyền, vận động và cung cấp các
biện pháp tránh thai. Giúp người dân có nhiều cơ hội lựa chọn biện pháp tránh
thai phù hợp.
Do vậy, tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai
hiện đại khá cao. Kết quả thực hiện các BPTT toàn huyện từ tháng
1 đến tháng 8 năm 2013: Dụng cụ tử cung 1.205/1.000 ( đạt tỷ lệ 120,5%),
Thuốc uống tránh thai: 859/1000 (đạt tỷ lệ 85,9% ), Thuốc tiêm tránh
thai: 441/400 (đạt tỷ lệ 110,25%) , Bao cao su: 927/1.200 (đạt tỷ lệ
77,25%).
Tiếp thị xã hội đợt I năm 2013: Bao cao su: 18.485/ 20.500 KH
đạt 90%, Thuốc uống tránh thai: 1.552/1.72520KH đạt 90%
Trong đó:
có 18/23 đơn vị hoàn thành 100% tiếp thị XH bao cao su, thuốc uống tránh thai:
Hưng Lĩnh, Hưng Xá, Hưng Xuân, Hưng Lam, Hưng Khánh, Hưng Nhân, Hưng Châu, Hưng
Lợi, Hưng Thịnh, Hưng Mỹ, Hưng Tân, Thị Trấn, Hưng Đạo, Hưng Tây, Hưng Yên Bắc,
Hưng Yên Nam
Bên cạnh những kết quả đạt được,
việc cung cấp dịch vụ KHHGĐ vẫn còn những khó khăn đặt ra: Tỷ lệ các cặp vợ
chồng sử dụng biện pháp tránh thai vẫn còn sự
chênh lệch giữa các địa phương trong toàn huyện. Tỷ lệ còn thấp ở các
vùng có đông đồng bào theo đạo Thiên Chúa giáo, vùng sông nước.
Trong thời gian tới, để nâng cao chất lượng cung
cấp dịch vụ Kế hoạch hóa gia đình Trung tâm Dân số- KHHGĐ huyện phối hợp với Ban Dân số- KHHGĐ các xã, thị
trấn tiếp tục đẩy mạnh
các hoạt động tuyên truyền, vận động các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ thực
hiện các biện pháp KHHGĐ. Không
ngừng nâng cao chất lượng các dịch vụ đang có, đảm bảo sẵn sàng hậu cần để cung
cấp cho người dân. Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ phân phối ở cơ sở để họ
thực sự là những người cung cấp dịch vụ có chất lượng. Làm tốt hoạt động tư
vấn, vận động, thuyết phục người dân thực hiện các dịch vụ chăm sóc SKSS/ KHHGĐ
Vì
sức khoẻ của bản thân, vì lợi ích của cộng đồng và toàn xã hội. Các cá nhân, cặp
vợ chồng hãy chủ động và tự nguyện sử
dụng các BPTT để quyết định thời điểm
sinh con, khoảng cách giữa các lần sinh hợp lý và phòng tránh mang thai ngoài ý
muốn.
Lương Quỳnh
Trung tâm Dân
số- KHHGĐ