[6] [dansohungnguyen] [slider-top-big] []
You are here: Home / , Tư vấn về Tiếp thị xã hội các Phương tiện tránh thai

Tư vấn về Tiếp thị xã hội các Phương tiện tránh thai



Đ/c Nguyễn Kim Bảng, Giám đốc Trung tâm Dân số-KHHGĐ
(Dansohungnguyen.com). Ngày 13/8/2013 Chi cục Dân số-KHHGĐ tỉnh Nghệ An làm việc với Giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Đình Cử, Đại học Kinh tế quốc dân và ddoongf chí Mai Trung Sơn, Phó giám đốc Trung tâm cung ứng và tư vấn dịch vụ về nội dung tiếp thị xã hội các phương tiện tránh thai (TTXHPTTT), để giúp mọi người dân hiểu rõ hơn về vấn đề này, Trung tâm Dân số-KHHGĐ huyện Hưng Nguyên xin giới thiệu nội dung tư vấn TTXHPTTT và đối tượng cần TTXHPTTT;
TTXH PTTT là gì?
Mỗi năm nước ta có khoảng 1,2 triệu phụ nữ bước vào độ tuổi sinh đẻ và có khoảng hơn 13 triệu cặp vợ chồng sử dụng các BPTT nên nhu cầu sử dụng PTTT ngày càng tăng mạnh.
TTXH là gì?
Trả lời: TTXH là những nỗ lực thúc đẩy các hành vi xã hội mang lại lợi ích cho một nhóm đối tượng đích hoặc cả xã hội (không nhằm lợi nhuận cho những người tham gia thương trường).
 PTTT là gì?
Trả lời : PTTT là thuốc, sinh phẩm, dụng cụ y tế được sử dụng với mục đích tránh thai, bao gồm: bao cao su, thuốc tiêm tránh thai, thuốc cấy tránh thai, dụng cụ tử cung, màng phim tránh thai, viên uống tránh thai liều thấp kết hợp, viên uống tránh thai khẩn cấp.
TTXH PTTT là gì?
Trả lời: TTXH PTTT là một kênh phân phối trung gian giữa miễn phí và thị trường thương mại, tạo ra sự chuyển đổi hành vi của khách hàng từ sử dụng PTTT miễn phí sang sử dụng PTTT có giá trị thương mại để phòng, tránh mang thai ngoài ý muốn và phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường sinh sản, HIV/AIDS nhằm thực hiện mục tiêu gia đình ít con, khỏe mạnh do nhà nước đề ra.
Tại sao phải TTXH PTTT ?
Trả lời: Mỗi năm nước ta có khoảng 1,2 triệu phụ nữ bước vào độ tuổi sinh đẻ và có khoảng hơn 13 triệu cặp vợ chồng sử dụng các BPTT nên nhu cầu sử dụng PTTT ngày càng tăng mạnh.         
Trong khi đó, nguồn ngân sách đầu tư cho PTTT ngày càng giảm. Nhà nước chỉ cấp miễn phí PTTT cho một bộ phận người dân thực sự khó khăn, không có khả năng chi trả. Mặt khác, đời sống người dân ngày càng được cải thiện, nhận thức và khả năng chi trả các dịch vụ y tế ngày càng nâng cao. TTXH PTTT là một giải pháp góp phần đảm bảo sự công bằng xã hội trong tiếp cận dịch vụ DS-KHHGĐ.
 Hoạt động TTXH PTTT là gì?
Trả lời: Hoạt động TTXH PTTT là việc sử dụng kỹ thuật thương mại (các hoạt động dựa vào thị trường) kết hợp với các hoạt động phi thị trường nhằm tạo ra nhu cầu sử dụng của khách hàng, tạo ra sự sẵn có và khả năng tiếp cận dễ dàng đến sản phẩm TTXH PTTT trong chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ.
Đối tượng nào cần TTXH PTTT?
Đối tượng của TTXH chính là khách hàng mục tiêu, các nhóm đối tượng KHHGĐ.
Hãy cho biết cơ quan quản lý nhà nước về TTXH PTTT ở Trung ương?
Trả lời:  Ở Trung ương, Bộ Y tế là cơ quan quản lý nhà nước về TTXH PTTT. Tổng cục DS-KHHGĐ là một trong những đơn vị có trách nhiệm tham mưu Bộ Y tế quản lý nhà nước về TTXH PTTT theo chức năng, nhiệm vụ.
Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình có trách nhiệm gì trong việc quản lý nhà nước về TTXH PTTT?
Trả lời:  Trong quản lý nhà nước về TTXH PTTT, Tổng cục DS-KHHGĐ có trách nhiệm sau đây:         
1. Tham mưu cho Bộ Y tế thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về TTXH các PTTT         
2. Quyết định danh mục nhãn sản phẩm TTXH được sử dụng trong chương trình dân số và KHHHGĐ trong từng giai đoạn.         
3. Mua, vận chuyển, bảo quản và bàn giao sản phẩm TTXH cho Tổ chức thực hiện TTXH, bảo đảm số lượng, chủng loại và chất lượng sản phẩm TTXH theo quy định và yêu cầu của Tổ chức thực hiện TTXH.         
4. Quyết định phê duyệt kế hoạch hàng năm của Tổ chức thực hiện TTXH, bao gồm số lượng nhãn sản phẩm TTXH, tổng kinh phí thực hiện đề án TTXH theo tiêu chuẩn, định mức do Bộ Y tế thực hiện.         
5. Quyết định mức chi phí các hoạt động thúc đẩy sản phẩm TTXH cho phù hợp với yêu cầu thực tế, nhưng phải bảo đảm tỷ lệ trợ giá đối với nhãn sản phẩm TTXH không vượt quá mức tối đa theo quy định của Bộ Y tế.         
6. Ký hợp đồng, cấp kinh phí thực hiện đề án TTXH, thu tiền bán sản phẩm TTXH hàng quý và quyết toán việc sử dụng kinh phí hàng năm với Tổ chức thực hiện TTXH.
Hiện nay, Tổng cục DS-KHHGĐ đang triển khai thực hiện TTXH PTTT gì?
Trả lời: Trong giai đoạn 2012-2014, Tổng cục DS-KHHGĐ triển khai thực hiện  Đề án TTXH Bao cao su và viên uống tránh thai liều thấp kết hợp NightHappy, với hai mục tiêu:         
- Xây dựng và quảng bá rộng rãi thương hiệu NightHappy, trong chương trình tiếp thị xã hội Bao cao su và Viên uống tránh thai liều thấp kết hợp hoàn toàn mới trên thị trường.         
 - Cung cấp 30 triệu Bao cao su và 6 triệu vỉ viên uống tránh thai liều thấp kết hợp thông qua phương thức tiếp thị xã hội.
Đối tượng nào cần TTXH PTTT?
Trả lời: Đối tượng của TTXH chính là khách hàng mục tiêu, các nhóm đối tượng KHHGĐ. Có thể chia họ thành các nhóm như sau:
1. Nhóm đối tượng tiềm năng:
- Các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ chưa áp dụng các BPTT. Họ có thể là các cặp vợ chông mới cưới chưa hoặc mới có 1 con nhưng có nguy cơ đẻ dày (cách nhau chưa đầy 36 tháng). Cũng có thể, họ là những cặp vợ chồng có 2 con nhưng chưa áp dụng BPTT, đặc biệt là các cặp vợ chồng sinh con một bề;
- Đối tượng vị thành niên và thanh niên chưa kết hôn.
2. Nhóm các cặp vợ chồng đang sử dụng BPTT Đây là nhóm đã và đang sử dụng nên việc thuyết phục họ tiếp tục sử dụng rất dễ dàng.         
Bên cạnh đó, còn có các nhóm đối tượng khác.
Khách hàng thực hiện dịch vụ KHHHGĐ có những quyền cơ  bản gì?
Trả lời: Khách hàng thực hiện dịch vụ KHHHGĐ có 10 quyền cơ bản sau:
- Quyền được thông tin; - Quyền được tiếp cận dịch vụ và thông tin;
- Quyền tự do lựa chọn BPTT và từ chối hoặc chấm dứt BPTT;
- Quyền được nhận dịch vụ an toàn;
- Quyền được bảo đảm bí mật;
- Quyền được bảo đảm kín đáo;
- Quyền được thoải mái khi tiếp nhận dịch vụ;
- Quyền được tôn trọng;
- Quyền được tiếp nhận dịch vụ;
- Quyền được bày tỏ ý kiến.
KIM BẢNG
Trung tâm Dân số-KHHGĐ