[6] [dansohungnguyen] [slider-top-big] []
You are here: Home / , Chăm sóc SKSS Vị thành niên (P1)

Chăm sóc SKSS Vị thành niên (P1)



   (Dansohungnguyen.com). Chuyển đổi hành vi trong chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình, với bao gồm các nội dung cơ sản: Làm mẹ an toàn; Kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ); Phòng bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS; Chăm sóc SKSS vị thành niên/ thanh niên;  Bình đẳng giới trong CSSKSSvà thực hiện KHHGĐ; Cân bằng giới tính; Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.
  Chúng tôi sẽ giới thiệu lần lượt các nội dung nói trên, trong phạm vi bài nay xin giới thiệu nội dung về chuyển đổi hành vi trong Chăm sóc SKSS vị thành niên/ thanh niên ( phần 1)
Vị thành niên là những người ở giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ con sang người trưởng thành. Tuổi Vị thành niên là giai đoạn từ 10-19 tuổi (theo tổ chức y tế Thế giới). Căn cứ vào mức độ phát triển thể chất, tâm lý xã hội và nhu cầu, tuổi Vị thành niên được chia làm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn đầu tuổi Vị thành niên (10-13)
- Giai đoạn giữa tuổi Vị thành niên (14-16)
- Giai đoạn sau tuổi Vị thành niên (17-19)
Tuổi dậy thì bắt đầu từ 10 – 13 tuổi và kết thúc vào 17 – 19 tuổi (trẻ em gái thường dậy thì sớm hơn trẻ em trai 1 – 2 năm).
Tuổi dậy thì là một giai đoạn chuyển tiếp của sự phát triển con người từ trẻ con thành người lớn. Đặc trưng của giai đoạn này là sự phát triển đặc biệt và mạnh mẽ cả về thể chất, tinh thần, tình cảm và khả năng hoà nhập xã hội, cộng đồng.
Sức khỏe sinh sản VTN là 1 trong 7 nội dung ưu tiên của sức khoẻ sinh sản, sức khoẻ sinh sản vị thành niên không nằm ngoài những nội dung của sức khoẻ sinh sản nh¬ưng đ¬ược ứng dụng phù hợp cho lứa tuổi vị thành niên.
Tâm sinh lý tuổi Vị thành niên:
a.  Một số thay đổi về thể chất:
• Những biến đổi về thể chất: Đặc điểm phát triển cơ thể rõ nhất của VTN là các dấu hiệu dậy thì. Tuổi dậy thì ở trẻ em trai diễn ra trong khoảng từ 12 - 17 tuổi. Trẻ em gái bắt đầu phát triển sớm hơn trẻ em trai chừng 2 năm. Tuổi dậy thì ở trẻ em gái diễn ra trong khoảng từ 10 - 15 tuổi. Đây là giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ con sang người lớn trưởng thành, thể hiện ở sự phát triển của cơ quan sinh dục và cơ thể chuẩn bị sẵn sàng cho hoạt động sinh sản.
Nồng độ của các nội tiết tố sinh dục (Estrogen và Testosteron) tăng dần lên từ tuổi dậy thì đến khi trưởng thành. Ở con gái hiện tượng chính là kinh nguyệt, ở con trai là xuất tinh. Nồng độ nội tiết tố sinh dục tăng làm tăng nội tiết tố tăng trưởng và gây ra hàng loạt biến đổi của tính sinh dục phụ và sự lớn lên của cơ thể và của riêng  bộ máy sinh sản.
Có thể nhận thấy những biến đổi sau đây ở tuổi dậy thì:
Ở em gái:
Ngay trước khi bước vào tuổi dậy thì, cơ thể bắt đầu phát triển nhanh hơn mức bình thường. Các em gái cao rất nhanh và khi 18 tuổi các em có thể cao bằng một người phụ nữ trưởng thành.
Ngoài thay đổi về chiều cao, vú bắt đầu phát triển, mọc lông ở bộ phận sinh dục và cơ thể xuất hiện trứng cá.
Giai đoạn dậy thì chính thức được đánh dấu bằng lần hành kinh đầu tiên, báo hiệu trứng đã bắt đầu rụng và có khả năng có thai. Giai đoạn này diễn ra những biến đổi quan trọng cho việc chuẩn bị làm mẹ sau này: Tử cung lớn và dày hơn, tuyến vú phát triển, xương hông rộng ra.
  Ở em trai:
Khi các em trai bước vào tuổi dậy thì, đặc điểm rõ rệt nhất là sự phát triển mạnh mẽ về chiều cao và đến 17-18 tuổi hầu hết các em đã đạt chiều cao tối đa. Cùng với sự phát triển chiều cao, dần dần xuất hiện lông mu, ria mép và mọc trứng cá. Đồng thời dương vật và tinh hoàn cũng bắt đầu phát triển về kích thước. Thanh quản mở rộng, vỡ giọng nói. Tiếp đó là sự phát triển của các cơ bắp ở ngực, vai và đùi và con trai bắt đầu có hình dáng đặc trưng của nam giới.
Lưu ý: Ở tuổi dậy thì không phải tất cả các em cùng tuổi hoặc cùng giới đều phát triển như nhau. Có em có một số biểu hiện thay đổi sớm hơn một số em khác và một số biểu hiện thay đổi chậm hơn các em khác.
Một số thay đổi  về thể chất ở tuổi Vị thành niên
Nữ
Cả nữ và nam
Nam
-         Giọng trở nên trong và the thé cao
-         Lớn nhanh, cả về chiều cao và cân nặng
-         Vỡ giọng
-         Vú phát triển
-         Da trở nên mỡ màng, mọc trứng cá ở mặt
-         Ria mép phát triển
-         Hông nở rộng, vòng co thu hẹp
-         Mọc lông ở vùng mu
-         Vai rộng hơn, cơ bắp phát triển
-         Bộ phận sinh dục ngoài phát triển
-         Các tuyến nội tiết phát triển
-         Tinh hoàn và dương vật to ra
-         Bắt đầu có kinh nguyệt

-         Xuất tinh lần đầu
Một số thay đổi tâm lý ở tuổi Vị thành niên:
Cùng với sự biến đổi về thể chất, đời sống tinh thần, tâm lý, tình cảm của vị thành niên cũng trải qua những biến đổi sâu sắc.
Khi bước vào tuổi dậy thì, các em đang bước tới ngưỡng cửa của người lớn. Các em thường có những cảm giác sâu sắc rằng mình không còn là trẻ con nữa.
Các em muốn được đối xử như người lớn, muốn thoát khỏi những ràng buộc của cha mẹ và gia đình. Ở giai đoạn này thường xảy ra những xung đột giữa vị thành niên và cha mẹ họ, vì họ vẫn coi các em là trẻ con.
Các em muốn được độc lập trong suy nghĩ và hành động, muốn thử sức mình và khám phá những cái mới để khẳng định mình là người lớn. Các em thích giao tiếp với bạn bè cùng lứa hay người lớn hơn và dễ dàng bộc bạch tâm sự với bạn bè. Đây là những đặc điểm người lớn cần biết để hiểu rõ những nhu cầu, những mối quan tâm, những vướng mắc và những khát khao trong các em để có thể có những lời khuyên và cách giải quyết.
Cũng chính trong giai đoạn này, các em bắt đầu quan tâm đến bạn khác giới và xuất hiện những cảm xúc giới tính mới lạ. Điều này khiến các em rất có ý thức về cơ thể và giới của mình và  có những rung cảm khi nghĩ tới một người bạn khác giới. Có lúc những rung cảm này trở nên quá mãnh liệt, khi lý trí chưa đủ để giúp các em làm chủ được mình, khiến các em có thể có những hành vi chưa đúng mực, có hại cho sức khỏe trong quan hệ với bạn khác giới. Mặc dù giai đoạn dậy thì có tầm quan trọng, nhưng ít người có hiểu biết về kiến thức, thái độ và hành vi liên quan đến sức khoẻ cùng với nhu cầu hỗ trợ xã hội của lứa tuổi này. Nói chung tuổi dậy thì là một thời kỳ phức tạp và ngay cả bản thân các em và người lớn đều không hiểu thật sự rõ ràng. Các hậu quả của những thiếu hiểu biết cần thiết không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đối với bản thân các em, mà còn gián tiếp ảnh hưởng tới nguồn lực xã hội, sự phát triển kinh tế - xã hội và tương lai của đất nước.
Con người ta từ lúc sinh ra đến lúc trưởng thành ai cũng phải trải qua gia đoạn tuổi dậy thì (tuổi VTN) với những thay đổi của cơ thể cũng như những thay đổi về tâm lý, tình cảm... nhưng thường được xem là chuyện riêng tư, kín đáo, không dễ chia sẻ, bày tỏ, tạo ra tâm lí ngại ngùng, xấu hổ và im lặng. Thực tế cho thấy hành trình của tuổi dậy thì không phải đơn giản như vậy.
Các em cần được cung cấp, được hướng dẫn để hiểu quá trình thay đổi của bản thân để chấp nhận và có thái độ tích cực về những thay đổi đó và về chính bản thân mình. Đồng thời các em cần được người lớn thông cảm, khuyến khích, tạo điều kiện nói lên những băn khoăn, thắc mắc của các em. Các em cần được người lớn giúo đỡ, hướng dẫn những lời khuyên, giải đáp thắc mắc, chia sẻ những cảm xúc để các em vượt qua được gia đoạn chuyển tiếp này của cuộc đời và vững bước tới tương lai.
Một số thay đổi về tâm lý ở tuổi dậy thì
- Có thể có biểu hiện buồn, vui quá độ; dễ cảm thấy bị xúc phạm; thích ngồi một mình suy nghĩ vẩn vơ,…
- Quan tâm đến bản thân nhiều hơn; thích trang điểm, ngắm vuốt …
- Có thể có những cảm xúc khác nhau như ngượng ngùng, lo lắng, bối rối hoặc vui thích về những thay đổi của bản thân….
- Quan tâm nhiều hơn đến người khác giới, thích tâm sự với bạn bè cùng lứa, ghi nhật kí,…
- Dành nhiều thời gian cho bạn bè hơn cho những người trong gia đình.
- Tò mò, ham hiểu biết cái mới.
- Thích tự mình giải quyết vấn đề.
- Muốn được đối xử như người lớn.
- -…
• Một số thay đổi theo giai đoạn:
 Giai đoạn đầu 
- Các em ý thức được rằng mình không còn là trẻ con nữa. Các em muốn được người lớn tôn trọng, muốn được đối xử bình đẳng như người lớn, muốn được độc lập trong suy nghĩ và hành động, muốn thử sức mình và khám phá những cái mới để khẳng định mình là người lớn.
- Tuy nhiên tuổi này vẫn còn mang nhiều đặc trưng của một đứa trẻ, phụ thuộc nhiều vào gia đình.
- Các em quan tâm nhiều đến hình dáng và những thay đổi của cơ thể, dễ băn khoăn lo lắng, buồn rầu về những nhược điểm của cơ thể.
- Chú ý và coi trọng các mối quan hệ bạn bè.
- Thích khám phá, tò mò, thử nghiệm những hành vi liên quan đến tính dục.
- Bắt đầu phát triển tư duy trừu tượng một cách rõ rệt.
Giai đoạn giữa
- Tiếp tục quan tâm nhiều hơn đến vóc dáng, hình ảnh cơ thể.
- Tỏ ra độc lập, muốn tách khỏi sự kiểm soát của cha mẹ, thích tự mình quyết định, ít để ý đến hậu quả của hành vi.
- Chịu nhiều ảnh hưởng của nhóm bạn bè đồng trang lứa, đặc biệt là bạn khác giới.
- Phát triển mạnh cá tính và chịu ảnh hưởng từ các yếu tố xã hội.
- Thích hò hẹn, khám phá bạn khác giới.
- Phát triển mạnh xúc cảm yêu đương, nhưng hay lầm lẫn, ngộ nhận giữa xúc cảm bạn bè khác giới với tình yêu.
- Tiếp tục phát triển mạnh tư duy trừu tượng. Phát triển nhiều kỹ năng phân tích hơn, có nhận thức cao hơn về hành vi của mình.
- Muốn khám phá năng lực trong quan hệ tình dục.
- Chưa phát triển đầy đủ khả năng tự đánh giá bản thân.
Giai đoạn sau: giống người lớn về nhiều phương diện.
- Đã có cách suy nghĩ, nhận xét, ứng xử chín chắn của người lớn trong công việc và trong quan hệ với người khác.
- Tạo dựng được hình ảnh bản thân tương đối ổn định.
- Khẳng định được sự độc lập.
- Bắt đầu có khả năng giải quyết vấn đề.
- Ảnh hưởng của nhóm bạn bè giảm bớt, yếu tố gia đình lại được coi trọng hơn.
- Tình yêu thực tế hơn, biết phân biệt tình bạn và tình yêu.
- Cách suy nghĩ, ra quyết định đánh giá về mình và cách cư xử giống người lớn hơn. Các giá trị đạo đức, mục đích sống thực tế hơn.
- Quan hệ tin cậy giữa hai người được coi trọng hơn quan hệ theo nhóm bạn.
- Định hướng nghề nghiệp trở nên rõ ràng hơn, thực tế hơn.
- Được thừa nhận về mặt xã hội như người lớn (có quyền bầu cử, có quyền nhận bằng lái xe...), nhưng vẫn cần một khoảng thời gian nữa để thực sự thành người lớn.
Hơn ai hết, VTN rất cần hiểu biết và có kiến thức về SKSS. Chỉ có hiểu biết và có kiến thức về sức khoẻ sinh sản, các bạn mới có hành vi đúng để chủ động bảo vệ sức khoẻ sinh sản cho chính bản thân các bạn hôm nay và chuẩn bị hành trang cho cuộc sống ngày mai.
- Có hiểu biết đầy đủ về sức khoẻ sinh sản vị thành niên sẽ có hành động đúng đắn để bảo vệ sức khoẻ sinh sản cho bản thân và bạn mình.
Tình dục tuổi vị thành niên:
a.Tình yêu là gì?
Mỗi người có một quan niệm về tình yêu của mình, nhưng nói chung, tình yêu thường được cho là một loại tình cảm đặc biệt thúc đẩy hai người hiểu nhau, có nhu cầu mong muốn đi đến sự hoà hợp với nhau về tâm hồn, thể xác, trên nguyên tắc bình đẳng và tự nguyện gắn bó với nhau. Có sự chân thành, tin cậy, tôn trọng và trách nhiệm với nhau.
Theo tâm lý học: Tình yêu là sự rung cảm của một tâm hồn khi bắt gặp một tâm hồn hoà hợp. Nó là sự hoà điệu của hai trái tim, làm người ta say sưa và nhìn thấy mọi vật đều tươi đẹp hơn.
b.Tình dục:
Tính dục là xung lực nội tại, là bản năng tự nhiên và có sẵn ở mỗi động vật. Con người là một động vật có vú cao cấp, nên tính dục cũng phát triển đa dạng và phong phú hơn các loài động vật có vú cấp thấp khác.
Tình dục là sự phát triển tất yếu và là nhu cầu tự nhiên của con người từ khi bước vào tuổi dậy thì. Mối quan hệ tình dục này nảy nở trên cơ sở tình cảm tốt đẹp và tình yêu nam nữ, cần thiết cho sự duy trì nòi giống.
Vậy, Tình dục là hành vi nhằm tìm kiếm khoái cảm hoặc với mục đích sinh sản, không chỉ có nghĩa là giao hợp giữa người nam và người nữ mà còn bao gồm cả nhiều hành vi khác như vuốt ve, âu yếm, hôn... nhằm đem lại khoái cảm, bằng tay hay bằng miệng, ở vùng cơ quan sinh dục hay ở những bộ phận khác của cơ thể. Tình dục bao hàm cả hành vi tìm kiếm sự khoái cảm với bạn tình khác giới hay cùng giới, với một người hay nhiều người, tự mình gây khoái cảm (thủ dâm) hay gây khoái cảm cho nhau, mơ tưởng đến chuyện tình dục hay dùng dụng cụ chuyên dụng .
Hành vi tình dục của con người ngày nay không chỉ mang bản chất sinh học mà còn có bản chất tâm lý, văn hoá và xã hội
Tình dục có những khía cạnh khác nhau.
Khía cạnh sinh học:
Nam giới có khả năng tạo ra tinh trùng, còn phụ nữ tạo ra trứng. Khi giao hợp xảy ra, tinh trùng có thể kết hợp với trứng để hình thành một cá thể sống mới.
Khía cạnh xã hội:
Giữa hai cá nhân thường là nam và nữ có thể xuất hiện sự cuốn hút rất mạnh mẽ về sinh lý (cuốn hút giới tính) và hoặc về tình cảm (tình yêu). Sự lôi cuốn này có thể dẫn đến quan hệ hôn nhân và hình thành một gia đình hạnh phúc. Song tình dục và tình yêu không hoàn toàn giống nhau. Người ta quyết định có quan hệ tình dục vì nhiều lý do khác nhau: quá tò mò, do áp lực về phía người yêu hay do bạn bè xung quanh đã có quan hệ tình dục. Điều quan trọng mà vị thành niên cần hiểu là họ có thể nói “không” trước đòi hỏi quan hệ tình dục. Nếu quyết định “đồng ý”, họ cần phải hiểu thấu đáo về những hậu quả có thể xảy ra.
Giáo dục SKSS VTN là giáo dục VTN về tình dục và sức khoẻ sinh sản cùng với những khía cạnh khác nhau của vấn đề này (như thể chất, tình cảm, quan hệ xã hội v.v...). Giúp nâng cao kiến thức và sự hiểu biết của VTN về các mặt khác nhau của quá trình sinh sản ở loài người và những ảnh hưởng của quá trình này. Hình thức giáo dục này bắt đầu càng sớm càng tốt.
Tình dục an toàn?
Là hoạt động tình dục, kể cả giao hợp mà không có nguy cơ rủi ro như mang thai sớm ngoài ý muốn, nhiễm HIV/AIDS hay những bệnh lây qua đường tình dục, thông qua sử dụng bao cao su.
Thực hiện hành vi tình dục an toàn sẽ bảo vệ bạn không nhiễm hoặc lây bệnh cho người khác như: Viên gan, HIV và các bệnh lây qua đường tình dục và ngăn ngừa có thai ngoài ý muốn.
Ở tuổi vị thành niên nhất là trong tuổi học trò rất không nên có quan hệ tình dục, vì ở lứa tuổi này đang ở giai đoạn phát triển nên chưa hoàn chỉnh về cơ thể và chưa trưởng thành về mặt tâm lý. Nếu có quan  hệ tình dục sớm bạn gái có thể dẫn đến việc có thai ngoài ý muốn hoặc cả hai có nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ. Lúc này công việc chính của chúng ta là tập trung chủ yếu vào học tập cho tốt để ngày mai lập nghiệp.
Tình dục là gì?
Tình dục là một mặt của nhân cách, biểu hiện tất cả những cảm xúc và hành vi giới tính của một con người. Tình dục có thể là biểu hiện cảm xúc và cũng có thể là những hoạt động sinh lý. Tình dục là một hành vi tự nhiên và lành mạnh của cuộc sống.
Khi được sinh ra, con trai và con gái đều có các cơ quan sinh dục. Chúng là cơ sở để phân biệt con trai và con gái. Cơ quan sinh dục chỉ bắt đầu trưởng thành trong giai đoạn dậy thì – giai đoạn đầu của tuổi VTN.
- Về khía cạnh sinh học, nam có khả năng tạo ra tinh trùng, nữ có trứng. Khi giao hợp, dương vật đi vào âm đạo, tinh trùng được phóng ra có thể kết hợp với trứng để hình thành một cá thể mới.
  Về khía cạnh xã hội, giữa hai cá nhân, thường là giữa nam và nữ có thể xuất hiện sự cuốn hút rất mạnh mẽ về sinh lý (cuốn hút giới tính) hoặc về tình cảm (tình yêu). Sự lôi cuốn này có thể dẫn đến một mối quan hệ hôn nhân bền chặt và hình thành một gia đình. Hãn hữu, tình dục có thể nảy sinh giữa hai người cùng giới (đồng tính luyến ái). (còn nữa)
KIM BẢNG (Trung tâm Dân số-KHHGĐ huyện)