Có rất nhiều thứ trong nhà có thể chứa các chất độc hại mà cha mẹ không ngờ tới. Dưới đây là những vật dụng cha mẹ cần lưu ý khi trong nhà có con nhỏ.
Vì lý do này, cha mẹ nên chú ý đến những vật dụng gia đình có thể gây hại cho trẻ để con không gặp phải những nguy hiểm ngay trong chính ngôi nhà của mình. Bên cạnh đó người lớn cũng nên cẩn thận khi sắp xếp, sử dụng đồ đạc trong nhà, tránh những tác hại có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe và sự an toàn của trẻ.
1. Thuốc tẩy Hầu hết các chất tẩy trắng có chứa một chất hóa học gọi là sodium hypochlorite. Đó là chất có tính ăn mòn rất cao và sẽ sản sinh các khí độc hại khi lan ra không khí, tiếp xúc quá nhiều có thể gây thiệt hại cho phổi và tóc. Thuốc tẩy và amoniac (sử dụng trong chất tẩy rửa gia định) rất nguy hiểm khi sử dụng, bởi vì cả hai phản ứng hóa học khi xảy ra đều sản sinh ra clo nguy hại cho sức khỏe. Giải pháp: Quần áo trẻ em vốn bị dính nhiều vết bẩn do tính hiếu động của trẻ. Các mẹ có thể tham khảo và sử dụng nhiều mẹo làm sạch tự nhiên thay vì dùng hóa chất, chẳng hạn như chanh, giấm, muối, baking soda... Cất hóa chất tẩy rửa nguy hại nên bảo quản trong tủ, khóa kỹ hoặc ngoài tầm với của trẻ. Nghiêm cấm trẻ em không được tự ý động đến các sản phẩm này. 2. Các thiết bị điện Nhiều thiết bị điện, chẳng hạn như tivi, máy tính và chăn điện, thường có chứa chất chống cháy brôm. Chất chống cháy brôm khi thải vào không khí, trẻ có thể hít vào mà rất khó bài tiết ra ngoài. Hiện nay, ở các nước phát triển ở Thụy Điển và các nước châu Âu khác, chất chống cháy brom đã bị cấm sử dụng. Giải pháp: Dùng một chai nước nóng để làm ấm chăn đệm cho trẻ trước khi ngủ thay vì dùng chăn điện, di chuyển tivi và máy tính ra khỏi phòng ngủ hay phòng của trẻ để tránh cho chúng hít phải khí độc. 3. Bột làm sạch Nhiều người sử dụng bột làm sạch để làm sạch cửa sổ. Bột này có mùi amoniac đặc biệt. Điều này sẽ kích thích và ăn mòn da, gây khó chịu cho mắt và phổi của trẻ - đối tượng có hệ miễn dịch và đề kháng kém hơn người trường thành. Tiếp xúc lâu dài với amoniac có thể dẫn đến tổn thương gan của trẻ. Giải pháp: Có rất nhiều mẹo làm sạch kính mà không cần dùng hóa chất mà các mẹ có thể học lỏm trên sách báo hay bạn bè. Chẳng hạn như lau kính bằng cách dùng một tấm vải ẩm nhúng ướt bằng hỗn hợp 2 muỗng canh giấm pha với 1 lít nước ấm. 4. Đồ trang sức chứa niken Đồ trang sức có chứa niken có thể gây ra hiện tượng viêm da cho trẻ, nhất là những trẻ có làn da mẫn cảm. Giải pháp: Tốt nhất là không nên đeo đồ trang sức cho em bé, chúng không chỉ dễ gây viêm da mà còn dễ làm trầy xước làn da mỏng manh của trẻ. Chưa kể một số trẻ ngứa răng có thói quen gặm nhấm đồ trang sức. 5. Thuốc viên Trẻ rất dễ ăn nhầm thuốc, nhất là với những loại có màu sắc đẹp và hình dáng giống chiếc kẹo. Giải pháp: Khi dùng thuốc viên, cha mẹ nên cất kỹ trong tủ, không để cho trẻ tiện tay lấy nghịch. Tủ thuốc cũng nên có ngăn riêng biệt dành cho người lớn và trẻ nhỏ để tránh nhầm lẫn. 6. Giường và bộ đồ ga gối Trẻ có thể bị ngã từ trên giường xuống nếu không cẩn thận. Nhiều cha mẹ đặt nhiều ga gối trong nôi, cũi hay trên giường của trẻ để phòng tránh trường hợp trẻ sơ sẩy bị ngã cũng không bị đau. Tuy nhiên, đặt nhiều ga gối ở những khu vực này có thể khiến trẻ tử vong vì ngạt. Bề mặt gối có nhiều sợi lông hay bên trong chứa hạt nhỏ có thể khiến bé bị viêm mũi dị ứng. Giải pháp: Cha mẹ chỉ nên đặt một chiếc đệm, một chăn, một gối trong nôi, cũi hay trên giường. Không dùng gối chặn lưng, đồng thời tránh sử dụng đệm quá mềm, bên trong chứa các hạt nhỏ, kích thích sự tò mò của trẻ. Ngoài ra, không nên để trẻ chơi một mình ở trên giường. 7. Cây cảnh Nhiều loại cây cảnh trong nhà có chứa độc tố mà cha mẹ nếu không để ý đến có thể vô tình gây độc cho trẻ nhỏ. Trẻ đôi khi nghịch ngợm, ăn lá, hoa có thể bị loét niêm mạc, hoa mắt chóng mặt, tiêu chảy, tử vong hoặc viêm mũi dị ứng vì phấn cây. Giải pháp: Trước khi lựa chọn loại cây cảnh trong nhà, cha mẹ nên tìm hiểu kỹ càng đặc điểm của từng loại cây. Đồng thời, nói với trẻ về sự độc hại và nhắc nhở trẻ nên tránh xa các cây đó khi chơi ở môi trường bên ngoài. 8. Ổ cắm, dây điện, thiết bị điện gia dụng Trẻ nghịch ngợm có thể vô tình chạm tay vào ổ cắm, hay vấp ngã bởi dây điện ở trong nhà. Tình huống này sẽ rất nguy hiểm nếu điện giật. Các lý do thường xuất phát từ sự chủ quan của người lớn trong việc thiết kế các thiết bị điện và từ sự hiếu động của trẻ. Giải pháp: Cha mẹ cần đặc biệt chú ý đến hệ thống dây điện trong nhà và tốt nhất không cho trẻ tiếp xúc. Đối với trẻ mới biết đi, cha mẹ nên để các vật dụng và đèn trang trí ở xa trẻ, vì đa số vật trang trí đều dễ vỡ, tạo ra cạnh sắc nhọn, có thể làm bé bị thương. Các dây điện sờn tróc vỏ bọc, các dụng cụ điện không ở tình trạng đang sử dụng thì nên ngắt điện. Với các bóng đèn bàn thờ đặt dưới đất cũng ngắt điện lúc không thờ cúng.
Tai nạn cửa cuốn : tiềm ẩn nguy hiểm cho tính mạng của trẻ
(Nguồn .baomoi.com)
|