[6] [dansohungnguyen] [slider-top-big] []
You are here: Home / , Ảnh hưởng của truyền thống gia đình Việt Nam đối với KHHGĐ

Ảnh hưởng của truyền thống gia đình Việt Nam đối với KHHGĐ



Chúng ta đang sống trong thời đại mà loài người đang xích lại gần nhau hơn và sự giao lưu văn hoá đang diễn ra trên thế giới như một xu hướng tất yếu. Không một cá nhân nào, không một gia đình nào tồn tại và phát triển được nếu không đặt mình trong sự tiến bộ chung. Tuy nhiên ở nước ta, mặc dù đã bước vào thời kỳ hội nhập nhưng những truyền thống gia đình Việt Nam trước đây đang có sức chi phối và ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống của nhiều gia đình trong đó có vấn đề KHHGĐ.

Anh: Minh họa
Bàn về ảnh hưởng truyền thống gia đình Việt Nam đối với KHHGĐ chúng ta không thể không nhắc tới những ảnh hưởng truyền thống đó đối với tâm lý và nhận thức của người phụ nữ từ xưa tới nay.
Vai trò làm vợ làm mẹ là thiên chức cao cả của người phụ nữ ở bất kỳ thời đại nào, tuy nhiên trong xã hội phong kiến người phụ nữ phải chịu đựng hy sinh quá nhiều, họ quá lệ thuộc vào đàn ông, họ bị trói chặt vào lĩnh vực gia đình mà không có điều kiện phát huy tài năng chính đáng của mình. Họ không có quyền quyết định số con và dùng các BPTT nếu chưa đáp ứng được nguyện vọng của gia đình và dòng tộc. Ngày nay, một phần trách nhiệm của người phụ nữ đã được san sẻ, có sự biến đổi theo thời cuộc nhưng nhìn chung vẫn dựa trên nền tảng quan niệm truyền thống của dân tộc. Chính những ảnh hưởng truyền thống đó đã làm cho xã hội hiện nay có sự tồn tại của bất bình đẳng giới cụ thể như sự chia sẻ của nam giới trong thực hiện KHHGĐ còn ít. Tư tưởng muốn có đông con, phải có con trai đang là gánh nặng cho nhiều phụ nữ mà điển hình là thực trạng mất cân bằng giới tính khi sinh.
Anh: Minh họa
Trong thực tế vẫn đang có nhiều người phụ nữ gầy yếu xanh xao phải gồng mình lên để mang thai vì món nợ đứa con nối dõi tông đường. Nhiều phụ nữ âm thầm, chịu đựng đau đớn, phá thai vì không sử dụng biện pháp phòng tránh mà lý do đơn giản là chồng không thích. Tất cả những điều đó cũng do xuất phát từ tư tưởng cam chịu ăn sâu vào tiềm thức của một số phụ nữ. Trong một lần đi truyền thông nói chuyện chuyên đề về “Bình đẳng giới trong chăm sóc SKSS/KHHGĐ” có chị phụ nữ đã không ngần ngại chia sẻ với chúng tôi rằng: “ Tất cả những câu chuyện các chị kể làm ví dụ minh họa, tôi cũng là trường hợp như nhân vật ấy, tôi chưa tìm được cách nào để giải quyết vấn đề đó với chồng chỉ vì chồng nói rằng đó là trách nhiệm của đàn bà…”
  
Để thực hiện được quyền bình đẳng nam nữ trong xã hội cần phải có nhiều yếu tố:
 Trước hết, phụ nữ cần phải tự giải phóng cho mình đặc biệt là sự bình đẳng trong thực hiện KHHGĐ.
Thắng thắn tâm sự cùng chồng để nhận được sự cảm thông và chia sẻ.
Cần những quan điểm đúng đắn của Đảng và chính sách phù hợp của Nhà nước, sự ủng hộ của dư luận xã hội, sự hiểu biết đồng lòng của nam giới. Sự nỗ lực tự khẳng định bản thân trên mọi lĩnh vực của phụ nữ.  
Cần sự tăng cường tuyên truyền về lợi ích của KHHGĐ, chăm sóc SKSS, huy động tối đa sự tham gia của nam giới vào các chương trình này.
Việc gìn giữ và phát huy những truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam là điều cần thiết, tuy nhiên những ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ của con người sự bình đẳng trong xã hội thì cần phải thay đổi để cuộc sống của mỗi người đặc biệt là phụ nữ trở nên tốt đẹp hơn./.
Cao Nhung
Trung tâm Dân số-KHHGĐ