[6] [dansohungnguyen] [slider-top-big] []
You are here: Home / , Công tác thống kê về Dân số - KHHGĐ và những vấn đề cần khắc phục

Công tác thống kê về Dân số - KHHGĐ và những vấn đề cần khắc phục

Thống kê dân số - kế hoạch hóa gia đình là bộ phận quan trọng của công tác Dân số, là yếu tố quyết định để đánh giá các chỉ tiêu về dân số hàng năm. Vì vậy thống kê dân số - KHHGĐ là xương sống làm nên thành công trong công tác dân số-KHHGĐ.

Thống kê dân số - kế hoạch hóa gia đình được hiểu một cách khái quát là việc tổ chức thu thập thông tin về các hiện tượng sinh, tử, kết hôn, li hôn, chuyển đi, chuyển đến, và việc sử dụng các BPTT,cũng như vấn đề thực hiện các đề án nâng cao chất lượng dân số: SLTS, SLSS.

Công tác thống kê về Dân số - KHHGĐ được thực hiện từ các cộng tác viên dân số ở các xóm khối đến viên chức dân số các xã, thị trấn. Mỗi xóm, khối đều có một CTV Dân số-KHHGĐ, cũng như mỗi xã, thị trấn đều có 1 viên chức Dân số - KHHGĐ có nhiệm vụ thu thập mọi thông tin thống kê phát sinh từ các xóm, khối và xã, trong đó chủ yếu thu thập các thông tin liên quan đến Dân số -KHHGĐ.
Ngoài Ban Dân số - KHHGĐ quản lý chung hoạt động thống kê của toàn xã, đội ngũ cộng tác viên dân số - KHHGĐ các xóm, khối, mỗi cộng tác viên đều có sổ nhân khẩu ghi chép, theo dõi sự biến động về Dân số - KHHGĐ của từng hộ thuộc địa bàn nơi họ đảm nhận. Điều đó tạo thuận lợi cho việc nâng cao chất lượng của các thông tin thống kê biến động về dân số-kế hoạch hóa gia đình.
Nhìn chung, số liệu thống kê biến động dân số hiện nay còn thiếu chính xác do những nguyên nhân chủ yếu như: chất lượng đội ngũ công tác viên dân số - KHHGĐ năng lực còn hạn chế, chưa chú tâm vào công việc, chưa cập nhật được các thông  tin một cách kịp thời, có khoảng cách thời gian từ khi sự kiện xẩy ra đến khi cập nhật ( VD: Trẻ sinh vào tháng 3 nhưng đến tháng 5 cộng tác viên mới cập nhật  và nhiều vấn đề khác có sự sai lệch về thời gian), vì thế việc báo cáo thống kê hàng tháng còn nhiều thiếu sót. Vấn đề này xảy ra hầu hết tất cả cộng tác viên các xóm, khối trên địa bàn huyện làm ảnh hưởng đến quản lý về dân số.
Trong hệ thống báo cáo thống kê về lĩnh vực Daân số - KHHGĐ, các chỉ tiêu về tình hình thực hiện KHHGĐ được cập nhật nhiều, nhằm phục vụ cho nhu cầu quản lý KHHGĐ, hạn chế mức sinh. Đây là những số liệu quan trọng nhằm đánh giá kết quả thực hiện công tác KHHGĐ hàng năm, kiểm điểm tình hình thực hiện KHHGĐ của địa phương.
Tuy nhiên trên địa bàn các xã thị trấn việc thông kê các vấn đề về Dân số - KHHGĐ hàng tháng được cập nhật từ công tác viên dân số-KHHGĐ xóm, khối đến viên chức dân số các xã, thị trấn. Công việc này được làm thường xuyên, là công việc chính theo sát những người làm công tác dân số nhưng số liệu hàng tháng vẫn còn nhiều sai sót nhất là việc nắm số trẻ sinh ra, chết, số người sử dụng biện pháp tránh thai… có những trường hợp báo lại nhiều lần làm cho số liệu không thống nhất.
Trong thời gian tới đề công tác thống kê Dân số - KHHGĐ được chính xác kịp thời cần quan tâm đến các vấn đề sau:
- Thứ nhất: Đội ngũ CTV Dân số-KHHGĐ xóm, khối phải nhiệt tình với công việc và cần phải học tập để nâng cao chuyên môn trong việc cập nhật các thông tin biến động. Phải nắm chắc thông tin của đối tượng báo cáo kịp thời chính xác, tránh tình trạng báo cáo trùng lặp.
- Thứ hai: Viên chức dân số -KHHGĐ các xã, thị trấn cần hướng dẫn cho Cộng tác viên mình phụ trách về những vấn đề họ chưa hiểu, ngoài ra hàng tháng cần rà soát lại các thông tin CTV báo cáo và cung cấp kịp thời cho Dân số - KHHGĐ cấp huyện.
- Thứ ba: Trong phiếu thu tin của cộng tác viên cần bổ sung các thông tin phù hợp với báo cáo thông kê, tránh tình trạng trong biểu báo cáo thông kê cấp xã thi hỏi thông tin nhưng trong phiếu thu tin của CTV không có.. ( VD: Chia số phụ nữ theo nhóm tuổi sinh đẻ để dễ cập nhật: chị A sinh con thứ nhất ở tuổi 24…), ngoài ra cần phải thêm vào phiếu thu tin số phụ nữ trong xã là bao nhiêu, có bao nhiêu phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ của xóm. …
Nhìn chung, công tác thống kê có vị trí rất quan trọng trong công tác Dân số - KHHGĐ. Trước hết giúp ta theo dõi được thường xuyên, kịp thời sự biến động dân số do ảnh hưởng của sinh chết và di cư; Cung cấp dữ liệu đánh giá kết quả, sự biến động của các BPTT được thực hiện nói riêng và công tác KHHGĐ nói chung ở từng đơn vi, địa phương; Là nguồn tài liệu quan trọng đánh giá tình hình tái sản xuất dân số; Giúp tính toán được số dân tại các thời điểm khác nhau; Cung cấp dữ liệu để phân tích, đánh giá, ảnh hưởng của các quá trình dân số đến phát triển kinh tế - văn hóa- xã hội và ngược lại; Cung cấp thông tin để thực hiện các dự báo dân số - lao động./.
Thanh Phúc – TTDS-KHHGĐ huyện