Trong những năm qua công tác Dân số-KHHGĐ trên địa bàn xã
Hưng Phúc đã có những kết quả đáng ghi nhận, nhiều gương sáng điển hình trong
việc thực hiện chính sách Dân số-KHHGĐ đã làm nên thành công trong công tác Dân
số -KHHGĐ của địa phương và đã có tác động mạnh mẽ trong quần chúng nhân dân.
Một trong những điển hình về làm kinh tế gia đình, nuôi các con ăn học thành
đạt và đi đầu trong công tác tuyên truyền vận động đạt hiệu quả đó là gia đình
anh Nguyễn Văn Mậu và chị Dương Thị Nghĩa ở xóm 3 xã Hưng Phúc.
Gia đình anh Nguyễn Văn Mậu và chị Dương Thị Nghĩa ở xóm 3 xã Hưng Phúc. |
Sinh năm 1966, học hết
chương trình phổ thông trung học, anh lên đường tham gia nghĩa vụ quân sự. Hoàn
thành nghĩa vụ, anh xuất ngũ về với gia đình và kết hôn với chị Dương Thị
Nghĩa. Cuộc sống nhà nông vất vả và nghèo đói cứ bám riết, quẩn quanh và không
tài nào thoát ra được. Nhưng với nghị lực của người lính cụ Hồ, với những kiến
thức mà anh học được của bạn bè, của những người dân nơi đơn vị anh đóng quân,
từ hai bàn tay trắng anh chị đã vươn lên thoát nghèo nuôi các con ăn học thành
đạt, đến nay gia đình anh đã có cuộc sống khá giả và điều đặc biệt là gia đình
anh chị là một trong những gia đình nông dân đạt “Gia đình văn hóa tiêu biểu”
10 năm liên tục. Không chỉ là gia đình tiêu biểu thực hiện tốt chính sách Dân
số-KHHGĐ mà gia đình anh là một gia đình tích cực trong tất cả các cuộc vận
động. Đặc biệt là cuộc vận động bà con thực hiện tốt chính sách Dân số-KHHGĐ.
Nhớ lại những ngày đầu mới lập gia đình anh tâm sự: “Kết hôn năm 1988, là một
gia đình nông dân thuần túy, để nuôi hai con ăn học thành đạt và phụng dưỡng mẹ
già, cuộc sống vất vả nên vợ chồng tôi phải toan tính nhiều đường và bươn chải
đủ nghề để kiếm sống và vươn lên từ hai bàn tay trắng. Khi phong trào ở xóm vận
động phát triển kinh tế Vườn - Ao - Chuồng, từ những năm 2003 tôi đã nghĩ nếu chỉ làm ruộng thuần túy thôi
thì kinh tế không thể khấm khá lên được, tôi đã mạnh dạn nhận thêm 5 sào ao
nuôi cá, trên bờ trồng rau, làm chuồng nuôi lợn. Mỗi năm thu nhập gần 90.000.000
đồng, không dừng lại ở đó mà tôi phát triển nuôi thêm dê và nhím để tăng thu
nhập. Ngoài ra gia đình tôi còn sắm bàn ghế cho bà con trong xã thuê. Để có
được cơ ngơi như ngày hôm nay vợ chồng tôi cũng phải trải qua không ít khó khăn
vất vả, nhà cửa tương đối khang trang, công trình vệ sinh khép kín, các con
ngoan ngoãn, hiện tại hai con đã học xong chương trình đại học. Cháu đầu Nguyễn
Văn Ngọc nay là cán bộ làm việc tại Ngân hàng Thương Mại cổ phần Sài Gòn ở
thành phố Hồ Chí Minh, cháu thứ 2 là Nguyễn Thị Lan Anh đang là sinh viên Học
Viện Tài chính - Kế toán thành phố Hồ Chí Minh.
Để có điều kiện phát triển
kinh tế gia đình và nuôi các con ăn học nên sau khi sinh cháu thứ 2 vợ chồng
chúng tôi đã thực hiện kế hoạch hóa gia đình, và quyết định dừng lại ở hai con
để có điều kiện nuôi các con khỏe mạnh và tạo mọi điều kiện để các con ăn học
thành đạt và vợ tham gia hoạt động xã hội để mở mang trí tuệ. Không chỉ chăm lo
phát triển kinh tế gia đình mình, mà anh chị thường hay giúp đỡ người khác đặc
biệt là trong công tác tuyên truyền vận động được chị em và xóm làng quý mến. Năm
2000, chị Nghĩa vinh dự được chị em phụ nữ bầu làm chi hội trưởng phụ nữ, từ đó
đến nay vừa là cộng tác viên Dân số -KHHGĐ, vừa là cộng tác viên chăm sóc trẻ
em của xóm.
Gắn bó với công việc được
giao và cũng là chổ tin tưởng của bà con lối xóm. Trong những năm qua chị đã vận động được 6 cặp vợ chồng sinh con
1 bề là gái không sinh con thứ 3 trở lên nữa và chăm lo phát triển kinh tế gia
đình. Phối hợp với các ban ngành tuyên truyền các chủ trương chính sách về công
tác Dân số- KHHGĐ và các nội dung liên quan đến công tác Dân số-KHHGĐ.
Với những thành tích của gia đình anh chị, nên
năm nào cũng được bà con suy tôn gia đình anh chị là “ Gia đình văn hóa tiêu
biểu”.Là tấm gương sáng trong phong trào toàn dân xây dựng đời sống văn hóa ở
khu dân cư.
Bài
và ảnh: Dương Thị Mơ - Viên chức Dân số - KHHGĐ xã Hưng Phúc