GiadinhNet-
"Cháu không phải thần đồng, cũng không phải thiên bẩm sinh ra đã biết
chữ.., đó là nhờ mẹ cháu áp dụng phương pháp chăm sóc “thai giáo” và “đa giác
quan” đấy", bà nội bé Nguyễn Tuệ Nhi 15 tháng tuổi có khả năng biết đọc
sớm trước tuổi chia sẻ.
Bé Tuệ Nhi đang đọc những từ in sẵn trên giấy |
Dạy bé từ trong
bụng mẹ
Theo sự chỉ dẫn của cán bộ phường, phóng viên báo GiadinhNet
đã có mặt tại ngôi nhà cố 3/49/89 Trại Lẻ, phường Kênh Dương, quận Lê Chân, Hải
Phòng để tận mục sở thị bé gái đặc biệt này. Mẹ Tuệ Nhi đi làm, chỉ còn có bà
nội và bé ở nhà. Vừa thấy có khách đến chơi, bé Tuệ Nhi đang được bế trong tay
bà nội, tròn xoe mắt khoanh tay cất giọng ngọng líu “Chào cô ạ”.
Thả bé xuống nền nhà, bà nội bé kể: "Con bé nói suốt
ngày, nghịch ngợm lắm. Chẳng mấy lúc ngồi yên. Nó hay để ý mọi chuyển động xung
quanh nên bắt chước rất giỏi. Có lần đưa cháu đi xem trung thu. Thấy kỳ lân
múa, nó chăm chú xem không bày tỏ một thái độ gì.Tới khi về nhà, mẹ nó hỏi “Đi
chơi Trung thu có thích không? Nó đáp: Thích lắm! Rồi lắc người như múa kỳ lân
diễn tả cho cả nhà xem. Ai nấy cũng buồn cười".
Chạy lên tầng 2 mang xuống đống giấy in sẵn chữ, tên gọi do
mẹ Tuệ Nhi làm, bà Lửng cho biết: "Mỗi ngày tôi được giao nhiệm vụ dạy
cháu nói, kể chuyện, hát bài hát, đọc thơ cho cháu nghe. Mà mỗi ngày, “giáo
trình” đều không trùng nhau. Hôm thì đọc thơ, hôm thì học hát, hôm thì học chữ,
đồ vật, hôfim th dã ngoại….chẳng ngày nào giống ngày nào.
Ví dụ, quyển về các loại rau, củ, quả, tôi đọc cho bé nghe
và dẫn hình ảnh cho cháu xem để dạy cháu tư duy. Hôm dạy cho cháu nhận biết quả
dưa hấu, tôi vừa đọc thơ về quả dưa này lại vừa dẫn giải hình ảnh cụ thể cho
cháu xem. Lúc sau, tôi kiểm tra và hỏi cháu, quả gì mà vỏ ngoài xanh nhưng bên
trong ruột lại có màu đỏ, hạt đen…thì cháu đáp ‘Quả dưa hấu”. Không chỉ ban
ngày học, nghe kể chuyện, mà mỗi tối, trước khi đi ngủ, mẹ cháu lại kể chuyện
cho cháu nghe".
Giáo dục khoa học cho con
Theo lời bà Lửng, mẹ của Tuệ Nhi là chị
Vũ Phương Thảo, SN 1984, hiện đang làm nhân viên kế toán cho một công ty đã vận
dụng phương pháp khoa học để giáo dục, chăm sóc con. Ngay từ khi mang thai, mẹ
Tuệ Nhi đã hay cho bé nghe nhạc, trò chuyện với bé và có những cách chơi với
con qua tiếng động.
Thời điểm mang bầu, chị Thảo đã tìm tòi
các phương pháp nuôi dạy con sao cho tốt trên một số phương tiện thông tin. Chị
Thảo quyết định sẽ giáo dục con bằng phương pháp “Thai giáo”. Rồi khi bé Nhi
lớn dần, căn cứ vào tình hình thực tế và sự tiếp nhận của bé, chị Thảo ứng dụng
phương pháp “Đa giác quan” dạy Nhi khả năng nhận biết thế giới xung quanh bằng
cách “học mà chơi, chơi mà học.
Bé Tuệ Nhi thông minh và phát triển hơn những đứa trẻ
khác nhờ được giáo dục theo phương pháp thai giáo.
Không chỉ chăm sóc con, dạy con qua
hình ảnh, trò chuyện, mẹ Tuệ Nhi và bà nội còn hay đưa bé đi quanh phường chơi.
Có lần, bà Lửng đang đạp xe chở bé ngồi ghế sau đi chơi, qua cổng UBND phường,
bỗng bà Lửng giật bắn mình nghe bé Nhi nói “Phường Kênh Dương”, “Cán bộ và nhân
dân…”. Ở Hải Phòng chưa có sở thú nên thi thoảng mẹ bé lại đưa cháu ra chợ Hàng
chơi, tiếp xúc và nhận biết muôn vật và cây cối ở đây.
Khả năng tư duy, nhận biết và trí nhớ tốt
Trước những tâm sự của bà nội bé Tuệ
Nhi và những thông tin về em “thần đồng”, tôi đề nghị bà cho thử. Cầm một xấp
giấy in sẵn tên gọi mà chị Thảo (mẹ Tuệ Nhi in sẵn), bà Lửng vỗ về Tuệ Nhi hỏi
“Đọc cho bà xem chữ gì nào?”- Tuệ Nhi, bé đáp giọng ngọng líu ngọng lo rồi đọc
tiếp những dòng chữ mà bà nội đưa cho. Nhìn bé gái 15 tháng tuổi đọc được chữ,
nhiều người hàng xóm sang chơi không khỏi thán phục.
Một người hàng xóm sát cạnh nhà nói “
Mẹ nó chăm sóc con cầu kỳ lắm. Ngày nào cũng thấy con bé líu lo học nói, học
đoán đồ vật do bà hoặc mẹ dạy. Ở xóm này, ai cũng ngưỡng mộ con bé, thông minh,
chịu học. Chứ như thằng cún nhà tôi, dạy mà có chịu học đâu.
Lấy trong ví ra thẻ nhà báo, tôi đưa
Tuệ Nhi đọc. Đang mải nghịch đồ chơi, thấy vật nhỏ màu đỏ, bé Tuệ Nhi giằng lấy
lật xem. Thấy thế, bà nội bé nịnh “Con đọc cho bác xem là chữ gì nào?”. Nghe bà
nhắc, Tuệ Nhi cầm tấm thẻ và lật đi lật lại, nhìn ngắm một lúc rồi gạt đi,
không đọc.
Bà Lửng nói, nó còn đọc được cả những
chữ tiếng Việt trên vỉ thuốc của ông nội cháu. Chợt nhớ ra trong túi có vỉ
thuốc Hoạy huyết Nhất Nhất, tôi đưa cho bé đọc. Cầm vỉ thuốc, bé nhìn chăm chăm
chữ một lát rồi lại bỏ đi không đọc khiến nhiều người phải động viên bé “ Hoan
hô Tuệ Nhi. Tuệ Nhi đọc đi nào!...” nhưng sau 20 phút thuyết phục, bé vẫn không
chịu đọc và tiếp tục nghịch đồ chơi.
Bé Tuệ Nhi hiếu động và giỏi quan sát
Dẫn tôi lên phòng ngủ của bé cùng bố
mẹ, bà Lửng kể: Cái phòng ngủ của vợ chồng nó cứ như là nhà trẻ. Tranh ảnh, chữ
viết treo khắp phòng cô ạ. Quả nhiên, vừa bước lên cầu thang, đập vào mắt tôi
là những bức tranh ảnh hình động vật, củ quả ngập tràn màu sắc.
Phía bên trong gian bếp xinh xắn của
gia đình, từ máy giặt tới tủ lạnh, đâu đâu cũng ngập tràn những hình thù ngộ
nghĩnh, những biển báo giao thông đường bộ, những từ tiếng Anh kèm ảnh sinh
động. Bám tay vào thành tường, bé Tuệ Nhi chỉ vào những khối màu sắc trên những
tấm hình và đọc “Hồng, xanh, tím, nâu…” rất đáng yêu.
Bà Lửng cho biết thêm: “ Bé rất tập
trung và có trí nhớ khá tốt. Trong quá trình dạy con, mẹ Tuệ Nhi không hề dạy
bé cách ghép chữ nhưng khi biết các mặt chữ, bé lại có khả năng đọc tất cả các
chữ ngay cả những từ hoàn toàn mới. Đó là điều khiến tôi rất ngạc nhiên. Dù
biết con làm những điều tốt nhất cho con và mong muốn con phát triển toàn diện
song thú thực, ông nhà tôi cũng không đồng tình với cách dạy con sớm như thế
này. Ông nhà tôi là nhà giáo nên rất phản đối cách “huấn luyện” con khi còn quá
sớm. Nhưng rồi, mỗi lần dẫn cháu đi chơi quanh làng, thấy cháu nhận biết mọi
vật xung quanh nhanh, biết đọc những hàng chữ dài trên biển hiệu quảng cáo treo
ở làng, ông thực sự ngạc nhiên và hoàn toàn bị thuyết phục trước sự thông minh,
trí tuệ của cháu gái".
Về khả năng của bé Nguyễn
Ngọc Tuệ Nhi, tiến sỹ Đoàn Minh Tỵ, Trưởng khoa tâm lý giáo dục Trường đại
học Hải Phòng từng nhận xét, sự giáo dục, chăm sóc trẻ theo khoa học của mẹ
bé Tuệ Nhi theo phương pháp “thai giáo” và “đa giác quan” từ sớm là rất tốt. Nó
không chỉ giúp trẻ sớm nhận diện được thế giới xung quanh mà còn thúc đẩy khả
năng phát triển trí não ở trẻ so với trẻ cùng trang lứa. Ở thời điểm hiện
tại, có thể khẳng định đây là một hiện tượng hiếm và khác thường. Đặc biệt,
người mẹ này giúp con học qua trò chơi, nhận biết một cách tự nhiên, không bị
gò ép trong khuôn khổ.
|
Minh Lý
Nguồn: http://giadinh.net.vn/