“Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm” là
khái niệm trước đây ông bà ta vẫn hay dùng để chỉ vai trò của người chồng và
người vợ trong gia đình, ngày nay khi vai trò của người phụ nữ ngày càng được
khẳng định trong gia đình và xã hội, thì khái niệm trên có phần bị xáo trộn tùy
thuộc vào hoàn cảnh của mỗi nhà. Tuy nhiên, vẫn còn không ít những suy nghĩ
“đàn ông là trụ cột gia đình” ăn sâu vào trong tâm niệm của mỗi người, mọi
quyết định trong gia đình hầu hết đều do người chồng quyết định, kể cả việc
thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
Thực hiện KHHGĐ không chỉ là trách nhiệm
của riêng phụ nữ, mà còn là trách nhiệm của nam giới trong gia đình. Xác định
rõ vai trò và tầm quan trọng của nam giới trong thực hiện chính sách Dân
số-KHHGĐ, Trung tâm Dân số-KHHGĐ và Hội Nông dân huyện Hưng Nguyên đã ký kết
Chương trình phối hợp thực hiện công tác Dân số-KHHGĐ giai đoạn 2010 - 2015.
Hàng năm, Hội Nông dân tỉnh xây dựng kế hoạch triển khai công tác tuyên truyền
Dân số-KHHGĐ đến các Hội viên tại cơ sở, đồng thời phối hợp Trung tâm Dân
số-KHHGĐ huyện về công tác Dân số để cán bộ Hội các cấp nắm được mục tiêu cũng
như các nội dung hoạt động của công tác Dân số-KHHGĐ từng giai đoạn để có kỹ
năng tuyên truyền phù hợp đến từng hội viên. Chú trọng đến vấn đề mất cân bằng
giới tính khi sinh của Việt Nam cũng như ở Nghệ An và Hưng Nguyên hiện nay –
Những hệ lụy và giải pháp; cung cấp các thông tin về các đề án Nâng cao chất
lượng dân số như Đề án tư vấn và kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân; Đề án sàng
lọc trước sinh và sau sinh, Đề án chăm sóc người cao tuổi dựa vào cộng đồng.
Ông Nguyễn Văn Tường-Q.Chủ tịch HND huyện Hưng Nguyên, Ảnh Kim Bảng |
Ông Nguyễn Văn Tường, Quyền chủ tịch Hội
Nông dân huyện cho biết: “ Mỗi khi hội
viên nam nông dân tham gia các câu lạc bộ, chứng tỏ việc phối hợp với Ban Dân
số-KHHGĐ cấp xã tuyên truyền công tác Dân số-KHHGĐ trong các buổi sinh hoạt câu
lạc bộ sẽ luôn thực hiện tốt và đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, đối với các cặp vợ
chồng sinh con 1 bề là gái thì rất khó tuyên truyền vì họ muốn sinh thêm con
trai. Nhưng với lòng kiên trì của đội ngũ cán bộ dân số và cán bộ Hội, chúng tôi
luôn cố gắng tuyên truyền nhằm hạn chế để giảm nhanh tình trạng sinh con thứ 3
trở lên”
Ông Nguyễn Văn Tường cũng chia sẻ: “Đa
phần người dân trong huyện là nông dân, vì vậy việc phối hợp chặt chẽ với các
ngành liên quan như Hội Nông dân, Hội LHPH trong công tác Dân số-KHHGĐ rất quan
trọng, sẽ tác động mạnh đến nhận thức của cả nam giới và phụ nữ trong thực hiện
KHHGĐ”
Sự tham gia tuyên truyền công tác
DS-KHHGĐ của các cấp Hội Nông Dân đã tạo được sự chuyển biến về nhận thức của
người dân trong công tác Dân số-KHHGĐ, góp phần giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở
lên ở địa phương nhất là giảm việc đi tìm đứa con trai, góp phần giảm tỷ số
giới tính khi sinh của tỉnh, đồng thời nâng cao nhận thức cho cán bộ, Hội viên
nông dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác Dân số-KHHGĐ trong giai đoạn
hiện nay là Tập trung nâng cao chất lượng dân số; Cải thiện sức khỏe bà mẹ và
trẻ em; Phát huy lợi thế cơ cấu dân số vàng; Chủ động điều chỉnh tốc độ tăng
dân số và Kiểm soát tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh./.
Kim Bảng-Trung tâm Dân
số-KHHGĐ huyện