Mô
hình tiếp thị xã hội các Phương tiện tránh thai
(PTTT do Tổng cục Dân số - KHHGĐ, Bộ y Tế triển khai nhằm mục đích xây dựng tính bền vững và chất lượng của chương trình Dân số- KHHGĐ ở Việt Nam, bằng việc phát triển thương hiệu PTTT và xây dựng năng lực triển khai các chương trình tiếp thị xã hội các PTTT ở trong nước. Tỉnh Nghệ An và Huyện Hưng
Nguyên đã đưa mô
hình này vào triển khai từ giữa năm 2011
và bước đầu đã được các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ hưởng ứng tích cực. Hưng Tây
là một trong các đơn vị triển khai có hiệu quả mô hình và đang được tiếp tục thực hiện đáp ứng nhu cầu ngày càng cao
của đối tượng.
Cùng với sự phát triển của xã hội, đời sống vật chất của người dân được nâng cao, vì
vậy chương trình Dân số-KHHGĐ chủ trương phải đẩy mạnh tiếp thị các phương tiện tránh thai hiện đại đặc biệt là các biện pháp tránh
thai phi lâm sàng như: Bao
cao su, thuốc uống tránh thai để người dân tự mua và sử dụng có hiệu quả. Thông qua hoạt động nhằm tạo nên ý thức tự giác của người dân, tự nguyện bỏ tiền ra mua sử dụng các biện pháp tránh
thai cũng như một số dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ khác, vì sức khoẻ của bản thân và vì lợi ích của gia đình. Xu
hướng này hoàn toàn phù hợp với sự chuyển biến mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường ở nước ta.
Đ/c Võ Thị Ngà, viên chức Dân số-KHHGĐ nói về TTXH PTTT tại hội thi nghiệp vụ viên chức Dân số-KHHGĐ năm 2014 |
Cấp thiết và phù hợp là thế nhưng bước đầu khi triển khai chương
trình này, Hưng Tây gặp không ít khó
khăn vì trong nhân dân đa phần người dân vẫn còn tâm lý e ngại chưa chủ động mua dùng, một phần do thói quen được cấp sử dụng miễn phí. Bao cao su và thuốc uống tránh thai được cấp từ chương trình mục tiêu chỉ áp dụng cho đối tượng thuộc diện hộ nghèo, khó khăn. Năm
2010, Hưng Tây có 1.320 người sử dụng biện pháp tránh
thai hiện đại trong đó có 65 người sử dụng bao cao su, 43 người sử dụng thuốc uống tránh thai,
trong số đó số người tự mua sử dụng còn rất thấp. Ngoài ra, chi phí hoa hồng TTXH lại thấp, chưa khuyến khích được người bán lẻ trong hệ thống phân phối cộng đồng và đội ngũ Cộng tác viên Dân số - KHHGĐ.
Tuy
nhiên, xác định đây là một địa bàn đông dân, số cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ nhiều thì việc đưa mô hình tiếp thị xã hội các BPTT là điều vô cùng cần thiết. Vì vậy, Hưng Tây
chủ động hoàn toàn hoạt động tiếp thị xã hội các phương tiện tránh thai,
kêu gọi người dân chia sẻ để giảm bớt một phần gánh nặng cho ngân sách Nhà nước bằng nhiều cách làm hiệu quả.
Ban chỉ đạo thực hiện công tác Dân
số - KHHGĐ căn cứ vào kết quả thực hiện được hàng năm để xây dựng kế hoạch cụ thể cho nhu cầu sử dụng của các đối tượng. Tổ chức nhiều hoạt động truyền thông như: Phát thanh, tư vấn nhóm, tư vấn từng đối tượng cụ thể tại hộ gia đình. Kết quả sau ba năm triển khai đến nay số người chấp nhận sử dụng phương tiện tránh
thai tiếp thị xã hội ngày càng tăng.
Trong năm 2013, nhờ vào mạng lưới truyền thông là Cộng tác viên Dân
số - KHHGĐ ở các xóm, Hưng Tây đã tiếp thị được 2.000 chiếc BCS
NightHappy và 500 vỉ TUTT NightHappy, từ tháng 7 năm 2014 đưa vào
TTXH thêm DCTC. Đồng thời trên địa bàn Tỉnh Nghệ An đã mở rộng nhiều mô hình tiếp thị xã hội các PTTT, đa dạng hóa các loại hình PTTT để không ngừng đáp ứng nhu cầu sử dụng cho mọi đối tượng.
Để đạt được mục tiêu của chương trình TTXH các PTTT là cung cấp đầy đủ, kịp thời, an toàn và thuận tiện các phương tiện tránh thai có chất lượng cho các đối tượng sử dụng, giúp các cặp vợ chồng tránh mang
thai ngoài ý muốn, góp phần thực hiện việc giảm sinh, giảm nạo phá thai, bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em của Chương trình Dân số - KHHGĐ; trong thời gian tới cần có sự đầu tư trong
công tác tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm tiếp thị về các PTTT, đặc biệt trên hệ thống thông tin đại chúng, phát thanh truyền hình từ Trung ương đến địa phương. Đặc biệt phải luôn xác định TTXH các
PTTT là một nhiệm vụ góp phần quan trọng trong việc thực hiện thành công công tác Dân Số-KHHGĐ trong những năm tới. Xem đây là một trong những công việc chính trong
hoạt động Dân số - KHHGĐ.
Các đơn vị cần tăng cường công tác
truyền thông, lồng ghép
dưới mọi hình thức để người dân hiểu rõ hơn lợi ích của các PTTT hiện đại. Đối với những người đang trực tiếp thực hiện TTXH, cần tiếp cận kỹ năng
kinh tế thị trường nhưng không phải với mục đích kiếm lời mà vì mục đích lớn hơn, nhân bản hơn là
chuyển đổi hành vi cho người dân.
Phối hợp tốt với các ban ngành
đoàn thể để đẩy mạnh công tác
tuyên truyền giới thiệu sản phẩm, đa dạng các hình thức truyền thông để thu hút ngày
càng nhiều đối tượng tham gia và chấp nhận sử dụng.
Để đẩy mạnh tiếp thị các phương tiện tránh thai có hiệu quả song song với việc xác định đúng nhu cầu sử dụng của đối tượng, giới thiệu, quảng bá sản phẩm thì cần đưa mục tiêu của đề án tiếp thị xã hội phương tiện tránh thai lồng ghép trong
các buổi truyền thông, nói chuyện chuyên đề tại địa bàn khu dân cư.
Vì sức khoẻ sinh sản của bản thân, gia đình và
sự phát triển bền vững của đất nước, mọi người hãy lựa chọn cho mình một biện pháp tránh thai phù hợp./.
Võ Thị Ngà - Viên chức Dân số-KHHGĐ xã Hưng Tây