I. Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam được thông qua
tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIII là kết tinh trí tuệ của toàn Đảng, toàn
dân, toàn dân ta; thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân Việt Nam thời kỳ đổi
mới toàn diện đất nước.
Thực hiện
Nghị quyết của Quốc hội khóa XIII về việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992 từ năm 2011 đến nay, Ủy ban Dự thảo
sửa đổi Hiến pháp đã tổ chức tổng kết việc thi hành Hiến pháp năm 1992 và xây dựng
Dự thảo sửa đổi Hiến pháp trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại 3 kỳ họp.
Tại
kỳ họp thứ 4 Quốc hội đã quyết định tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa
đổi hiến pháp. Việc lấy ý kiến nhân dân đã được các cấp, các ngành triển khai
được sự tham gia sâu rộng, nghiêm túc, tích cực, tâm huyết của đông đảo các
tầng lớp nhân dân và đồng bảo Việt Nam ở nước ngoài, thực sự là đợt sinh hoạt
chính trị - pháp lý dân chủ, sâu rộng trong cả hệ thống chính trị.
Hiến
pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sửa đổi được Quốc hội thông qua kỳ
họp thứ 6 Quốc hội khóa XIII đã được chuẩn bị công phu, nghiêm túc, chắt lọc,
tiếp thu được nhiều ý kiến đóng góp xây dựng của nhân dân, của các vị đại biểu
Quốc hội, các chuyên gia, nhà khoa học; đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu đề ra là
đã phản ánh được ý chí, nguyện vọng của nhân dân, phù hợp với tình hình thực
tiễn và yêu cầu xây dựng, bảo vệ, phát triển đất nước và hội nhập quốc tế trong
thời kỳ mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Đó là
sự đảm bảo chính trị - pháp lý vững chắc cho dân tộc ta, nhân dân ta và Nhà
nước ta vượt qua những thách thức, khó khăn, vững bước tiến lên trong thời kỳ
mới - thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới đất nước, xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc và hội nhập quốc tế. Đây cũng là bản Hiến pháp vừa kế thừa được giá trị
to lớn của các bản Hiến pháp năm 1946, năm 1959, năm 1980 và năm 1992, vừa thể
chế hoá các quan điểm, phương hướng, nội dung phát triển đã được khẳng định
trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung,
phát triển năm 2011).
II.
Những nội dung cơ bản của Hiến pháp
Với
bố cục 11 chương, 120 điều, giảm 1 chương và 27 điều so với Hiến pháp năm 1992,
bản Hiến pháp có nhiều điểm mới cả về nội dung và kỹ thuật lập hiến, thể hiện
sâu sắc và toàn diện sự đổi mới đồng bộ cả về kinh tế và chính trị; thể hiện rõ
và đầy đủ hơn bản chất dân chủ, tiến bộ của Nhà nước và chế độ ta trong thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội, về xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội
chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân do Đảng lãnh đạo, quyền con
người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, quy định rõ ràng, đúng đắn, đầy
đủ và khái quát hơn về kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục, khoa học, công nghệ
và môi trường, bảo vệ Tổ quốc, tổ chức bộ máy Nhà nước, về hiệu lực và quy
trình sửa đổi Hiến pháp.
1.
Về Lời nói đầu:
Lời
nói đầu của Hiến pháp được xây dựng trên cơ sở chắt lọc, lựa chọn ý tứ, từ ngữ để nêu bật được một cách ngắn
gọn, súc tích tinh thần, nội dung của Hiến pháp, phản ánh được truyền thống
lịch sử hào hùng của dân tộc, những mốc lịch sử quan trọng, thành quả cách mạng
to lớn mà Nhân dân ta đã đạt được. Ngay từ Lời nói đầu, Hiến pháp đã thể hiện
rõ mục tiêu dân chủ và khẳng định chủ quyền của Nhân dân Việt Nam trong việc
xây dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp vì mục dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh.
2.
Về chế độ chính trị (Chương I):
Chương
I của Hiến pháp được xây dựng trên cơ sở sửa đổi tên Chương I của Hiến pháp năm
1992 (Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Chế độ chính trị) và gộp
với Chương XI của Hiến pháp năm 1992 (Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Thủ đô,
ngày Quốc khánh) vì đây là những nội dung gắn liền với chế độ chính trị của
quốc gia.
Về
cơ bản, Hiến pháp tiếp tục kế thừa, khẳng định bản chất và mô hình tổng thể của
thể chế chính trị đã được xác định trong Cương lĩnh và Hiến pháp năm 1992; đồng
thời, làm rõ hơn, đầy đủ và sâu sắc hơn các vấn đề sau:
-
Khẳng định Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ
quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và
vùng trời (Điều 1).
-
Tiếp tục thể hiện xuyên suốt, nhất quán quan điểm “tất cả quyền lực Nhà nước
thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp
nông dân và đội ngũ trí thức” nhưng bổ sung điểm mới quan trọng đó là:
Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ (Điều 2).
-
Kế thừa các quy định của Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp thể hiện rõ bản chất của
Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân,
vì Nhân dân, nhưng bổ sung và phát triển nguyên tắc “Quyền lực Nhà nước là
thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan Nhà nước
trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp” (Điều 2)
theo tinh thần của Cương lĩnh. Đây là điểm mới quan trọng của Hiến pháp so với
các bản Hiến pháp trước đây vì lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến, nguyên tắc
“kiểm soát quyền lực” được ghi nhận trong Hiến pháp. Kiểm soát quyền lực
là nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền để các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư
pháp thực thi có hiệu lực, hiệu quả chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình
theo Hiến pháp và pháp luật, tránh việc lợi dụng, lạm dụng quyền lực. Nguyên
tắc này đã được thể hiện trong các Chương V,VI, VII, VIII và IX của Hiến pháp
và tạo cơ sở hiến định cho việc tiếp tục thể chế hóa trong các quy định của các
luật có liên quan.
-
Lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến, quy định “Nhân dân thực hiện quyền lực
Nhà nước bằng dân chủ trực tiếp” được ghi nhận và phát triển thành
nguyên tắc trong Hiến pháp. Theo đó, Nhân dân thực hiện quyền lực Nhà nước bằng
dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân
và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước (Điều 6) mà không chỉ thông qua
Quốc hội và Hội đồng nhân dân như Hiến pháp năm 1992. Nguyên tắc này được thể
hiện nhất quán trong toàn bộ Hiến pháp, từ chế độ chính trị, quyền con người,
quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân đến các thiết chế trong bộ máy Nhà nước
cũng như trong việc sửa đổi Hiến pháp.
-
Tiếp tục kế thừa quy định tại Điều 4 của HP năm 1992, HP tiếp tục khẳng định
tính lịch sử, tính tất yếu khách quan sự lãnh đạo của Đảng đối với quá trình
cách mạng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nước ta. So với HP năm 1992, HP có sự
bổ sung và phát triển quan trọng vì đã khẳng định và làm rõ hơn, đầy đủ hơn bản
chất, vai trò lãnh đạo của ĐCS Việt Nam không chỉ là đội tiên phong của giai
cấp CN mà đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc VN,
đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp CN, nhân dân LĐ và của cả dân tộc,
lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng HCM làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng
lãnh đạo NN và XH. Chính do bản chất và nền tảng tư tưởng của Đảng như vậy nên
Nhân dân ta thừa nhận vai trò lãnh đạo NN và XH của Đảng và ghi nhận vào HP -
đạo luật cơ bản của NN. Đồng thời, HP đã bổ sung vào Điều 4 quy định về trách
nhiệm của Đảng phải gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự
giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của
mình. Sự bổ sung này thể hiện bản chất tiên phong, cách mạng, quy định rõ
trách nhiệm chính trị - pháp lý của Đảng đối với Nhân dân và chính vì vậy, Nhân
dân ta mới giao trọng trách cho Đảng là lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Bên cạnh
đó, HP không chỉ khẳng định các tổ chức của Đảng mà còn quy định trách nhiệm
của đảng viên hoạt động trong khuôn khổ HP và PL.
-
Hiến pháp tiếp tục khẳng định “Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và
giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc. Ngôn
ngữ quốc gia là tiếng Việt. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ
gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt
đẹp của mình. Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện
để các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước” (Điều
5). Đây cũng là điểm mới, quan trọng so với Hiến pháp năm 1992.
-
Tiếp tục khẳng định và thể hiện rõ hơn tư tưởng phát huy sức mạnh đại đoàn kết
dân tộc, coi đại đoàn kết toàn dân tộc là động lực, nguồn sức mạnh to lớn để
xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước trong Lời nói đầu, trong quy định về
MTTQVN, Công đoàn (Điều 9, Điều 10) và trong các điều khoản cụ thể khác
của HP. Cụ thể, HP tiếp tục kế thừa HP năm 1992, quy định MTTQVN là cơ sở chính
trị của chính quyền ND, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng
của Nhân dân nhưng bổ sung vai trò của MT trong tập hợp, phát huy sức mạnh
đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội,
giám sát, phản biện xã hội; đồng thời tiếp tục khẳng định trách nhiệm của
MT tham gia xây dựng Đảng, NN, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng
và bảo vệ TQ (Điều 9). Tiếp tục kế thừa HP năm 1992 về Công đoàn, HP đã
bổ sung vai trò, trách nhiệm của CĐ phù hợp với giai đoạn phát triển mới của
đất nước (Điều 10). Bên cạnh đó, HP có sự bổ sung, phát triển quan trọng
trong việc ghi nhận vị trí, vai trò của Hội NDVN, Đoàn TNCS HCM, Hội LHPNVN,
Hội CCBVN là các tổ chức CT - XH nòng cốt trong việc đại diện và bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của thành viên, hội viên tổ chức mình, cùng
các tổ chức thành viên khác của MT phối hợp và thống nhất hành động trong
MTTQVN (khoản 2 Điều 10).
-
Sửa đổi, bổ sung chính sách đối ngoại của nước ta cho phù hợp với tình hình
mới; khẳng định nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện nhất quán
đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển;
đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập, hợp tác
quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can
thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi; tuân thủ Hiến
chương Liên hợp quốc và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
là thành viên; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng
đồng quốc tế vì lợi ích quốc gia, dân tộc, góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc
lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới (Điều 12).
3.
Về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân (Chương II):
Chương
II của Hiến pháp được xây dựng trên cơ sở sửa đổi, bổ sung và bố cục lại Chương
V của Hiến pháp năm 1992 (Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân) thành
Chương: “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” và đặt
trang trọng sau Chương I - Chế độ chính trị. Đồng thời, chuyển các quy định
liên quan đến quyền con người, quyền công dân tại các chương khác của Hiến pháp
năm 1992 về Chương này. Sự thay đổi tên gọi và bố cục này nhằm khẳng định giá
trị, vai trò quan trọng của quyền con người, quyền cơ bản của công dân trong
Hiến pháp, thể hiện nhất quán đường lối của Đảng và Nhà nước trong việc công
nhận, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của
công dân.
( còn nữa)
Kim Bảng-TTDS