[6] [dansohungnguyen] [slider-top-big] []
You are here: Home / DÂN SỐ VÀ CƠ CẤU DÂN SỐ VIỆT NAM VÀO NĂM 2014 VÀ 2019

DÂN SỐ VÀ CƠ CẤU DÂN SỐ VIỆT NAM VÀO NĂM 2014 VÀ 2019

I. MỞ ĐẦU

Số lượng dân và cơ cấu theo giới tính và độ tuổi của dân số giữ vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế cũng như xã hội của một quốc gia nói chung và của một vùng nói riêng. Lý do rất dễ thấy là dân số và cơ cấu dân số tác động lên các mặt của đời sống xã hội rất mạnh. Cơ cấu dân số thiên sang trẻ, đời sống xã hội rất dễ bị mất cân đối về y tế, giáo dục, việc làm và đặc biệt là định hướng các hành vi xã hội. Cơ cấu dân số thiên sang già, đời sống xã hội rất dễ bị mất cân đối trong khâu chăm sóc người già, khám chữa bệnh và đặc biệt là thiếu nhân lực cho nền kinh tế.  Với các lý do như vậy, việc dự báo dân số chi tiết theo giới tính và nhóm tuổi sẽ có ý nghĩa thực tế rất lớn. Hiện nay có nhiều cơ quan trong và ngoài nước đã đưa ra kết quả dự báo dân số cho Việt Nam với khoảng dự báo vài ba chục năm. Tuy nhiên, để có thêm nguồn thông tin cho các nhà hoạch định chính sách về dân số và lao động trong vòng 10 năm tới chúng tôi đưa ra kết quả dự báo dân số và lao động cho Việt Nam vào năm 2014 và 2019. Phương pháp dự báo của chúng tôi là phương pháp thành phần. Như đã biết, phương pháp này dựa vào việc chuyển tuổi cho những người hiện đang sống ở thời điểm điều tra và xác định số lượng trẻ sinh ra còn sống được trong thời kỳ dự báo.
I. Nguồn số liệu và đánh giá nguồn số liệu
1.1. Thu thập số liệu gốc
Nguồn số liệu được lấy làm cơ sở cho dự báo là dân số theo giới tính và độ tuổi của dân số Việt Nam vào ngày thu được từ Tổng điều tra dân số 1-4-2009 cùng với kết quả điều tra chọn mẫuvề sinh, tử trong cuộc điều tra này và kết quả điều tra sinh tử của các cuộc điều tra chọn mẫu về sinh đặt trong các cuộc Tổng điều tra dân số của các kỳ trước.

1.2. Đánh giá và hiệu chỉnh dân số gốc

Như đã nêu ở phần lý luận chung, để tiến hành dự báo trước tiên cần phải đánh giá mức độ chính xác của dân số gốc để nếu cần thì phải hiệu chỉnh lại. Các thủ tục đánh giá như sau:
a. Đánh giá mức độ dồn tuổi
Trước khi tiến hành dự báo cần đánh giá chất lượng các thông tin thu được, đặc biệt là đánh giá chất lượng của dân số gốc. Có hai chỉ tiêu cơ bản được sử dụng để đánh giá chất lượng của dân số gốc. Chỉ tiêu thứ nhất là chỉ số Myer. Chỉ số này được sử dụng để đánh giá mức độ dồn tuổi của dân số, tức là mức độ người ta báo cáo tuổi của mình ở độ tuổi nào. Kết quả tính toán của chỉ tiêu này cho thấy: Chỉ số Myer của nam giới bằng 3,13 còn của nữ giới bằng 2,63. Kết quả tính toán này cho thấy dân số Việt Nam không có hiện tượng báo cáo dồn tuổi nặng nề (chỉ số Myer lớn hơn 30 chứng tỏ có hiện tượng dồn tuổi nặng nề).
b. Đánh giá mức độ báo cáo sai tuổi
Do dự báo sẽ sử dụng dân số theo nhóm tuổi nên ở đây còn tính chỉ số UN Joint Score. Kết quả tính toán như sau: Chỉ số UN Joint Score của Tổng điều tra dân số năm 2009 bằng 64 đơn vị. Chỉ số này nhỏ hơn 100 nên có thể coi chất lượng số liệu về dân số theo giới tính và nhóm tuổi cũng thuộc loại chấp nhận được.
c. Đánh giá mức độ thiếu, thừa của dân số
Để kiểm tra mức độ chính xác của số liệu, một chỉ tiêu khác được sử dụng đó là tỷ lệ giới tính. Về mặt lý thuyết, tỷ lệ giới tính theo độ tuổi có dạng đường cong đều đi xuống. Vì vậy tỷ lệ giới tính sẽ giảm dần theo sự tăng lên của độ tuổi và nếu không có sự đột biến (thí dụ do chiến tranh) thì đường cong này sẽ là đường trơn (không có lồi lõm). Đồ thị tỷ lệ giới tính theo độ tuổi 1/4/ 2009 cho thấy có sự bất hợp lý. Về mặt xu thế, tỷ lệ giới tính đúng theo quy luật đã được phát hiện ở nhiều dân số khác nhau, song tỷ lệ giới tính ở các độ tuổi từ 18 đến 27 tự nhiên bị tụt xuống một cách bất bình thường. Điều này cho thấy có sự thiếu hụt một cách đáng kể số lượng nam giới ở các nhóm tuổi này. Hiện tượng này cũng xảy ra đối với các độ tuổi từ trên 60 đến gần 80. Tuy nhiên, ở nhóm tuổi cao có thể giải thích được thông qua thực tế là nhóm tuổi nam giới cao tuổi đã phải trải qua hai cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ và một lượng nam giới đáng kể đã hy sinh trong hai cuộc kháng chiến này.
Số nam thanh niên ở độ tuổi từ 18 đến 27 bị thiếu hụt có thể do mấy lý do sau đây: đi xuất khẩu lao động ra nước ngoài và đi học tập ở nước ngoài,… di cư và không được khai trong Tổng điều tra dân số. Như vậy, có một lượng  nam giới ở độ tuổi từ 18-27 bị đăng ký thiếu trong TTĐTDS.
Kết quả so sánh tỷ lệ giới tính của các thế hệ sinh giữa hai cuộc TĐTDS cũng cho thấy nam giới ở độ tuổi 18-27 bị thiếu. Thật vậy, những người ở độ tuổi X vào năm 1999 sẽ là những người ở độ tuổi X+10  vào năm 2009. Như vậy, những người ở độ tuổi 18 đến 27 vào năm 2009 chính là những người ở độ tuổi từ 8 đến 17 vào năm 1999. Bình thường, tỷ lệ giới tính của các độ tuổi từ 18 đến 27 của năm 2009 sẽ phải tương tự như tỷ lệ giới tính của các độ tuổi từ 8 đến 17 tuổi vào năm 1999. Tuy nhiên, thực tế lại không đúng như vậy. Đồ thị cho thấy tỷ lệ giới tính của các độ tuổi từ 18 đến 27 của năm 2009 thấp hơn một cách đáng kể so với lệ giới tính của các độ tuổi từ 8 đến 17 tuổi vào năm 1999. Đặc biệt là tỷ lệ giới tính của các độ tuổi từ 19 đến 25 của năm 2009 thấp hơn so với lệ giới tính của các độ tuổi từ 9 đến 15 tuổi của năm 1999 tới từ 7,5 đến 9,4 đơn vị. Phân tích trên cho thấy, để dự báo dân số sát hơn với thực tế, trước khi tiến hành dự báo cần hiệu chỉnh số liệu.

1.3. Xây dựng các giả thiết dự báo

Để tiến hành dự báo dân số, cần đưa ra một số giả thiết nhất định. Các giả thiết này có liên quan đến tuổi thọ, tình trạng di cư quốc tế và mức sinh.
Do tuổi thọ trung bình của dân số Việt Nam đã khá cao và khả năng không còn tăng mạnh như trước nữa, vì vậy hệ số sống tăng lên hay giữ nguyên như ở thời kỳ 2008-2009 tính được trong Tổng điều tra dân số sẽ không ảnh hưởng lớn đến kết quả dự đoán thu được. Với lý do này, tuổi thọ trung bình sẽ giữ như ở thời kỳ 2008-2009.
Đối với tình trạng di cư quốc tế, giả thiết là không có.
Đối với mức sinh, đại diện là tỷ lệ sinh tổng cộng, tuy mức sinh của Việt Nam đã ở mức thấp, nhưng vẫn còn ảnh hưởng lớn đến quy mô của dân số tương lai, vì vậy sẽ xây dựng các phương án mức sinh khác nhau cho dự báo dân số.

1.4. Xác định hệ số sống cho dự báo

Để xác định hệ số sống cần thiết cho khâu chuyển tuổi, cần xây dựng bảng sống cho dân số. Sau Tổng điều tra dân số 2009, Tổng cục Thống kê đã xây dựng được bảng sống cho dân số Việt Nam. Đây là cơ sở để xác định hệ số sống khi chuyển tuổi cho dân số có mặt tại 1/4/2009 sang các nhóm tuổi tương ứng ở các thời điểm 1/4/ 2014 và 1/4/2019. Hệ số sống được sử dụng trong dự báo này được tính từ bảng sống do Vụ Thống Kê Dân số và Lao động cung cấp.

1.5. Xác định xu thế sinh đẻ và xây dựng các phương án dự báo dân số dựa vào mức sinh

Dựa vào kết quả của các cuộc điều tra về dân số và nhân khẩu học xác định mức sinh của dân số. Chỉ tiêu được sử dụng để dự báo mức sinh là TFR. Dựa vào kết quả của các cuộc điều tra  dân số có được tỷ lệ sinh đặc trưng và tỷ lệ sinh tổng cộng của các thời kỳ như sau:

Bảng 1: Tỷ lệ sinh đặc trưng (ASFR) (‰): 1989-2009
 Nhóm tuổi
1/4/1989
1/4/1994
1/4/1999
1/4/2009
15-19
35
41
29
24
20-24
197
187
158
121
25-29
209
187
135
133
30-34
155
109
81
81
35-39
100
60
41
37
40-44
49
33
18
10
45-49
14
2
6
1
TFR
3,8
3,1
2,3
2,0

Mặt  khác, dựa vào kết quả của các cuộc Tổng điều tra dân số trước đây đã ước lượng được tỷ lệ sinh tổng cộng của các thời kỳ như sau (xem bảng 2).

Bảng 2: Xu hướng của Tỷ lệ sinh tổng cộng: 1955-2009

TTDDS 1979
TĐTDS 1989, 1999
PAIII
PAII
1955-1959
5,7



1960-1964
6,4



1965-1969
6,8
5,9


1970-1974
6,4
5,9


1975-1979
6,1
5,3


1980-1984

4,7


1985-1989

3,9


1990-1994

3,1


1995-1999

2,3


2000-2004

2,1


2005-2009

2


2010-2014

2
1,85
1,93
2015-2019

2
1,7
1,85
Nguồn: 1) Tổng cục Thống kê: Tổng điều tra dân số và nhà ở,  Phân tích kết quả điều tra mẫu, Hà nội 1991; 2) Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương: Kết quả điều tra mẫu, Hà nội 2000; 3)  Số cuối cùng là của TĐTDS 2009.

Với kết quả trên chúng tôi xây dựng các phương án mức sinh (dự báo) như sau:
+ Giả thiết mức sinh cao (PAI): TFR giữ nguyên như trước đây, có nghĩa là TFR giữ nguyên ở mức 2 con cho một phụ nữ vào các năm 2014 và 2019;
+ Giả thiết mức sinh thấp (PAIII): TFR giảm theo xu hướng đã phát hiện khi phân tích số liệu, có nghĩa là TFR giảm bình quân 0,03 trẻ một năm, và như vậy vào năm 2014 TFR sẽ là 1,85 và vào năm 2019 TFR sẽ là 1,7;
+ Giả thiết mức sinh trung bình (PAII): TFR nằm giữa mức sinh thấp và mức sinh cao, tức là vào năm 2014, TFR= 1,93 và vào năm 2019, TFR= 1,85  .

2. Kết quả dự báo

2.1. Về quy mô và tốc độ tăng dân số

Bảng 3 trình bày kết quả dự báo quy mô dân số theo ba phương án sinh khác nhau. Do phương án dự báo II (PAII) dễ xảy ra trong thực tế nên chủ yếu trình bày kết quả dự báo của phương án này. Theo dự báo, vào 1/4/2014 tổng số dân của Việt Nam vào khoảng 90,7 triệu người. So với các phương án dự báo khác kết quả dự báo của phương án II chỉ chênh khoảng từ 200 – 300 nghìn người, một con số nhỏ so với tổng số dân số nói chung. Vào 1/4/2019 dân số Việt Nam khoảng 94,7 triệu người. Như vậy sau 10 năm (từ 2009-2019) dân số Việt Nam chỉ tăng khoảng 8,2 triệu người. So với thời kỳ trước (1989-1999), số lượng tăng dân số giảm đáng kể (8,2 triệu người so với 10,1 triệu người).

Bảng 3: Dân số và tốc độ tăng dân số Việt Nam, 2009-2019


1/4/2009


1/4/2014


1/4/2019


Nam
Nữ
Tổng
Nam
Nữ
Tổng
Nam
Nữ
Tổng
PAI
43136
43307
86443
45557
43580
90991
47920
43828
95528
PAII
43136
43307
86443
45403
43580
90710
47475
43828
94679
PAIII
43136
43307
86443
45249
43580
90410
47029
43828
93811

Bảng 4 trình bày kết quả dự báo một số chỉ tiêu dân số khác. Kết quả của bảng này cho thấy trong thời kỳ 2009-2014 có khoảng 7,4 triệu trẻ em được sinh ra và 1,6 triệu người bị mất đi. Như vậy, mức tăng dân số tự nhiên là khoảng 5,8 triệu người. Vào thời kỳ 2014-2019 có khoảng 7,2 triệu trẻ được sinh ra, khoảng 1,6 triệu người bị mất đi và số tăng tự nhiên là 5,6 triệu người. Tỷ lệ sinh của Việt Nam thời kỳ 2009-2014 là 16,7 phần nghìn, còn tỷ lệ sinh vào thời kỳ 2014-2019 là 15,5 phần nghìn. Tỷ lệ chết của hai thời kỳ này tương ứng là 3,7 và 3,5 phần nghìn. Tỷ lệ tăng dân số của hai thời kỳ này vẫn đạt mức trên 1%: thời kỳ 2009-2014 là 1,3%; thời kỳ 2014-2019 là 1,2%.

Dân số trong độ tuổi lao động ở hai thời kỳ 2009-2014 và 2014-2019 vẫn tăng. Ở giai đoạn 2009-2014 tăng nhanh hơn so với ở giai đoạn 2014-2019 (1,24% so với 0,59%). Tốc độ tăng của lực lượng lao động giảm mạnh vào thời kỳ 2014-2019 là do có sự tác động mạnh của hiện tượng giảm sinh của các thời kỳ trước.

Bảng 4: Dự báo một số chỉ tiêu dân số cơ bản

2009-2014
2014-2019
Sinh (nghìn người)
7382
7174
Chết (nghìn người)
1622
1623
Tăng tự nhiên (nghìn người)
5760
5552
Tỷ lệ sinh (‰)
16,7
15,5
Tỷ lệ chết ((‰)
3,7
3,5
Tỷ lệ tăng dân số bình quân năm (‰)
13,0
12,0
Tỷ lệ tăng dân số 15-59 tuổi (‰)
12,4
5,9

2.2. Về cơ cấu dân số

Bảng 5 trình bày cơ cấu dân số theo ba nhóm tuổi chính: 0-14, 15-59, và 60+. Kết quả dự báo cho thấy về giá trị tuyệt đối số trẻ em ở độ tuổi từ 0-14 ở cả ba thời điểm đều giữ mức ổn định ở khoảng 21,3 và 21,4 triệu em. Tuy nhiên, số người trong độ tuổi lao động và người già (trên 60) lại tăng đáng kể. Sau 10 năm số người trong độ tuổi lao động tăng tới 5,5 triệu người, còn số người già tăng khoảng 2,7 triệu người. Kết quả là cơ cấu của dân số thay đổi và thiên về tăng người già: tỷ trọng người già đã tăng lên từ mức 8,9% vào 1/4/2009 lên mức 11,0% vào 1/4/ 2019.

Bảng 5: Cơ cấu dân số theo giới tính và ba nhóm tuổi (Phương án trung bình)

1//4/2009
1/4/2014
1/4/2019

Nam
Nữ
Tổng
Nam
Nữ
Tổng
Nam
Nữ
Tổng
Dân số (nghìn người)







0-14
11221
10238
21459
11091
10234
21324
11105
10358
21463
15-59
28758
28561
57320
30778
30216
60993
31883
30929
62813
60+
3157
4508
7664
3535
4857
8392
4486
5917
10403
Tổng
43136
43307
86443
45403
45307
90710
47475
47204
94679
Tốc độ tăng của dân số 15-59 (%)
1,36
1,13
1,24
0,71
0,47
0,59
Cơ cấu









0-14
26,0
23,6
24,8
24,4
22,6
23,5
23,4
21,9
22,7
15-59
66,7
66,0
66,3
67,8
66,7
67,2
67,2
65,5
66,3
60+
7,3
10,4
8,9
7,8
10,7
9,3
9,5
12,5
11,0
Tổng
100
100
100
100
100
100
100
100
100
Vào thời điểm ngày 1-4 của các năm đó.
                                                                                                                                                                   ThS. LÊ VĂN DỤY