[6] [dansohungnguyen] [slider-top-big] []
You are here: Home / , THAM MƯU VỚI CẤP ỦY CHÍNH QUYỀN TRONG LÃNH ĐẠO, CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN CÁC CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH CỦA ĐẲNG, NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC DÂN SỐ. XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LÀM CÔNG TÁC DÂN SỐ TẠI CƠ SỞ

THAM MƯU VỚI CẤP ỦY CHÍNH QUYỀN TRONG LÃNH ĐẠO, CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN CÁC CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH CỦA ĐẲNG, NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC DÂN SỐ. XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LÀM CÔNG TÁC DÂN SỐ TẠI CƠ SỞ

(Dansohungnguyen.com). Như chúng tôi đã đưa tin, ngày 07/7/2014, Tại thị xã Cửa Lò, Chi cục Dân số-KHHGĐ tỉnh Nghệ An tổ chức Hội thảo “các giải pháp hiệu quả nhằm giảm mức sinh, giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên ở các huyện đồng bằng vùng ven biển”
        Sau khi khai mạc Hội thảo của đồng chí Nguyễn Thị Hồng Hoa, Phó Giám đốc Sở Y tế, Chi cục trưởng Chi cục Dân số-KHHGĐ tỉnh Nghệ An, Phát biểu chào mừng của Phó chủ tịch UBND kiêm Trưởng Ban chỉ đạo thực hiện công tác Dân số - KHHGĐ thị xã Cửa Lò; có 6 đơn vị tham gia tham luận tại Hội thảo; Dansohungnguyen.com trân trọng gửi tới bạn đọc bài tham luận của đồng chí Lê Thị Hiền Giám đốc Trung Tâm Dân số- KHHGĐ huyện Nghi Lộc  với nội dung " THAM MƯU VỚI CẤP ỦY CHÍNH QUYỀN TRONG LÃNH ĐẠO, CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN CÁC CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH CỦA ĐẲNG, NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC DÂN SỐ. XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LÀM CÔNG TÁC DÂN SỐ TẠI CƠ SỞ "
Đồng chí Lê Thị Hiền Giám đốc Trung Tâm Dân số- KHHGĐ huyện Nghi Lộc 
- Ảnh Kim Bảng
Dưới đây là toàn văn nội dung bài tham luận:
Kính thưa: Quí vị đại biểu, thưa toàn thể hội nghị!
          Hôm nay Chi cục Dân số tỉnh tổ chức Hội thảo chuyên đề về các giải pháp nhằm giảm mức sinh, giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên ở các huyện vùng biển. Đây là vấn đề hết sức cần thiết trong tổ chức, triển khai công tác DS/KHHGĐ, đặc biệt là đối với các huyện vùng biển và huyện có đông đồng bào công giáo như Nghi Lộc chúng tôi.
Kính thưa hội nghị:
Nghi Léc lµ một địa bàn rộng, dân số đông tính đến thời điểm này là 208.407 người. Huyện có 30 xã, thị trấn trong đó có 7 xã miền núi, 7 xã vùng biển và 21 xã có giáo dân; cã Trung t©m gi¸o héi miÒn Trung ®ãng trªn ®Þa bµn, tû lÖ gi¸o d©n chiÕm gần 25% tæng d©n sè, n số vùng biển chiếm 24,4% tổng dân số toàn huyện. Trong những năm qua công tác DS/KHHGĐ trên địa bàn huyện luôn được cấp uỷ, chính quyền huyện quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đầu tư hỗ trợ nguồn lực; sự chỉ đạo, hướng dẫn kịp thời của Chi cục DS/KHHGĐ tỉnh; sự phối hợp vào cuộc tích cực của các ban ngành đoàn thể từ huyện đến cơ sở. Tuy nhiên, công tác vận động thực hiện chính sách Dân số - Kế hoạch hoá gia đình trên địa bàn huyện vẫn luôn bị chi phối bởi các phong tục tập quán lạc hậu và các quan niệm về tôn giáo do vậy việc chỉ đạo triển khai công tác DS – KHHGĐ trên địa bàn huyện gặp rất nhiều khó khăn.
Để nâng cao hiệu quả thực hiện các chỉ tiêu về DS/KHHGĐ thì chúng tôi xác định: Ngoài chỉ đạo, tổ chức triển khai các hoạt động thì Công tác tham mưu cho cấp uỷ chính quyền trong lãnh đạo,chỉ đạo thực hiện các chủ trương, chính sách của đảng, nhà nước về công tác dân số và xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác dân số tại cơ sở là nhiệm vụ hết sức quan trọng.
I. Về tham mưu với cấp uỷ, chính quyền trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các chủ trương, chính sách về DS/KHHGĐ.
Để triển khai có hiệu quả các chủ trương, chính sách của đảng và nhà nước về DS/KHHGĐ trên địa bàn huyện. Ngay sau khi Trung ương và tỉnh ban hành các chủ trương, chính sách về công tác dân số, Trung tâm DS/KHHGĐ chủ động, kịp thời tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền huyện tổ chức hội nghị quán triệt đến toàn thể đội ngũ cán bộ chủ chốt từ huyện đến cơ sở, đồng thời chỉ đạo các đảng bộ, chi bộ, các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn tổ chức quán triệt cho cán bộ đảng viên, công chức, viên chức và quần chúng nhân dân. Cùng với việc quán triệt các chủ trương, chính sách, chúng tôi chú trọng đến công tác tham mưu cho cấp uỷ,chính quyền ban hành các văn bản, chính sách, kế hoạch, đề án để lãnh đạo, chỉ đạo các ngành, đoàn thể liên quan và cơ sở tổ chức triển khai thực hiện.
Chủ động tham mưu cho Ban Thường vụ huyện uỷ đưa việc kiểm tra, giám sát thực hiện các chỉ thị, nghị quyết, các chính sách về công tác dân số của cấp trên và của huyện vào chương trình công tác kiểm tra, giám sát của huyện uỷ hàng năm: Riêng 6 tháng đầu năm 2014 Ban Thường vụ huyện uỷ thành lập 2 đoàn kiểm tra, giám sát việc thực hiện chỉ thị 09 của Ban Thường vụ tỉnh uỷ về công tác DS trong tình hình mới tại 4 chi bộ trường học. Thông qua công tác kiểm tra, giám sát nâng cao vai trò, trách nhiệm của cấp uỷ, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị đối với công tác DS/KHHGĐ).
Tham mưu cho BTV huyện uỷ chỉ đạo UBKT thực hiện nghiêm túc xử lý đảng viên vi phạm chính sách DS. Hàng năm UBKT huyện uỷ có công văn chỉ đạo các đảng bộ, chi bộ trực thuộc báo cáo tình hình đảng viên vi phạm và xử lý vi phạm, đồng thời có kế hoạch  tổ chức kiểm tra, giám sát để kịp thời chỉ đạo xử lý; cùng với đó đề nghị chuyên môn xử lý theo quy định. Số đảng viên vi phạm chính sách Dân số: năm 2012 có 20 đảng viên; năm 2013 có 13 đảng viên; 6 tháng đầu năm 2014 có 4 đảng viên. Số đảng viên vi phạm hàng năm đều được xử lý 100%.
Tham mưu cho UBND huyện chỉ đạo phòng Nội vụ, phòng Giáo dục đào tạo hàng năm rà soát đội ngũ cán bộ, viên chức ngành GD – ĐT và công chức xã vi phạm chính sách DS để tham mưu cho huyện xử lý kịp thời theo quy định, đồng thời có công văn chỉ đạo các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm chính sách DS.
Cùng với việc tham mưu quán triệt, ban hành và kiểm tra giám sát các chủ trương chính sách thì việc tham mưu sơ kết, tổng kết và đánh giá kết quả triển khai thực hiện các chủ trương chính sách được cấp uỷ, chính quyền huyện quan tâm chỉ đạo triển khai; thông qua đó xác định được những mặt còn tồn tại để tiếp tục có các giải pháp chỉ đạo.
Từ chỗ chủ động làm tốt công tác tham mưu, chỉ đạo triển khai các chủ trương, chính sách nên các chỉ tiêu về DS/KHHGĐ được huyện quan tâm chú trọng và đưa vào các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội để tập trung chỉ đạo. Một số chỉ tiêu như chỉ tiêu sinh con thứ 3+ được huyện đưa vào để xây dựng làng văn hoá, đơn vị văn hoá, dòng họ văn hoá và gia đình văn hoá, đồng thời xem đây là chỉ tiêu cứng trong xét các danh hiệu ( Nếu tất cả các chỉ tiêu khác đều đạt nhưng có vi phạm chính sách DS thì huyện không xem xét công nhận). Hàng năm đưa các chỉ tiêu về dân số vào nội dung trọng tâm trong kiểm tra tổng thể các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội tại các xã, thị trấn, trong đó tập trung vào 4 nội dung chủ yếu, đó là: Việc thực hiện chỉ tiêu Giảm sinh; giảm tỷ lệ sinh con thứ 3+; vịêc tổ chức triển khai quán triệt các văn bản, chính sách của đảng, nhà nước về lĩnh vực DS và ban hành các văn bản chỉ đạo; việc đầu tư, hỗ trợ kinh phí cho công tác DS tại địa phương để đánh giá xếp loại các đảng bộ  và UBND các xã, thị trấn hàng năm). Cùng với đó huyện quan tâm đến đầu tư hỗ trợ kinh phí cho triển khai công tác DS/KHHGĐ, bình quân hàng năm huyện đầu tư hỗ trợ kinh phí từ 200-250 triệu đồng.
Tôi nhận thấy rằng, nếu như chúng ta không quan tâm và làm tốt công tác tham mưu cho cấp uỷ chính quyền triển khai và ban hành các chủ trương chính sách thì không huy động được sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, dẫn đến việc tổ chức, triển khai công tác DS/KHHGĐ sẽ không mang lại hiệu quả.
 II. Về xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở
 Để đáp ứng được các yêu cầu, quy định về chức năng, nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ làm công tác dân số ở cơ sở, Trung tâm DS/KHHGĐ huyện xác định: Công tác cán bộ là khâu quan trọng tạo tiền đề cho việc tham mưu,chỉ đạo, triển khai có hiệu quả công tác DS/KHHGĐ tại địa phương. Trước năm 2008 đội ngũ cán bộ từ xã đến khối, xóm vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế về năng lực, trình độ dẫn đến khó khăn trong chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ, cụ thể:
- Đối với cán bộ không chuyên trách: Toàn huyện có 30 người, trong đó trình độ đại học, cao đẳng 01 người, chiếm 3,3%; Trung cấp 7 người, chiếm 23,3%; Sơ cấp 22 người, chiếm 73,3%. Tuổi dưới 35  có 5 người, chiếm 16,6%, từ 35 – dưới 50, có 20 người, chiếm 66,6%; trên 50 tuổi có 5 người, chiếm 16,6%.
- Đối với CTV dân số: Toàn huyện có 477 CTV, trong đó tuổi đời dưới 35 có 30 người, chiếm 6,28%; từ 35 đến dưới 50 tuổi có 251 người chiếm 52,6%; tuổi đời trên 50 có 196 người chiếm 41,%. Trình học vấn THPT có 205 người chiếm 42,9%;  THCS có 272 người chiếm 57%;
Từ thực trạng đội ngũ cán bộ dân số cơ sở như trên, để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới đối với công tác DS/KHHGĐ. Căn cứ Thông tư 05 của Bộ Y tế ban hành, Trung tâm DS bám vào các điều kiện, tiêu chuẩn và quy định đối với cán bộ viên chức dân số cấp xã và đội ngũ CTV dân số để tham mưu cho UBND huyện chỉ đaọ UBND các xã, thị trấn phối hợp với Trung tâm dân số để rà soát, lựa chọn những người có năng lực, trình độ chuyên môn để thay thế, đồng thời tham mưu cho HĐND,UBND huyện ban hành đề án và Nghị quyết về nâng cao năng lực quản lý hoạt động của đội ngũ CTV dân số KHHGĐ giai đoạn 2010 – 2015, trong đó tập trung chú trọng vào nâng cao chất lượng, năng lực, trình độ và trẻ hoá đội ngũ CTV dân số; kinh phí cho đề án là 157 triệu đồng/ năm. Ngoài tham mưu các chính sách đối với đội ngũ cán bộ, Trung tâm DS quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ chuyên môn, trong đó quan tâm đến tập huấn kỹ năng truyền thông, tư vấn, đặc biệt là đội ngũ CTV dân số vùng giáo, vùng biển. Đồng thời đề nghị lãnh đạo địa phương quan tâm công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị và quy hoạch đội ngũ viên chức dân số xã vào các vị trí công tác khác tại địa phương.
Hàng năm, Trung tâm DS phối hợp với các xã, thị trấn tổ chức nhận xét, đánh giá, xếp loại cán bộ viên chức hàng năm, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ để nâng cao tinh thần trách nhiệm và trau dồi chuyên môn nghiệp vụ cho viên chức dân số xã.
Thông qua việc quy hoạch, lựa chọn cán bộ cũng như công tác đào tạo, bồi dưỡng tập huấn và các chính sách đi kèm, đến nay chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở được nâng lên rõ rệt: Viên chức dân số xã có trình độ cao đẳng, đại học chiếm 53,3%, tăng 50% so với trước năm 2008; trung cấp chiếm 46,6% tăng 23,3%.Đội ngũ CTV dân số: Tuổi đời dưới 35 là 13,6% tăng 7,32%, tuổi đời trên 50 là 32,9%, giảm 8,1% so với trước năm 2008. Trình độ học vấn THPT  chiếm 54,3% tăng 11,4% so với trước năm 2008.
Từ việc quan tâm đến nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở, đến nay cơ bản đội ngũ cán bộ dân số cơ sở đáp ứng được các yêu cầu nhiệm vụ trong công tác DS/KHHGĐ cũng như các hoạt động khác tại địa phương. Nhiều cán bộ tham gia vào cấp uỷ, một số cán bộ được quy hoạch vào các chức danh lãnh đạo chủ chốt của địa phương như: Phó bí thư đảng uỷ, Phó chủ tịch UBND, trưởng một số đoàn thể, qua đó đã góp phần tích cực vào hoàn thành các chỉ tiêu về DS/KHHGĐ trên địa bàn huyện.
               Xin trân trọng cảm ơn./.

Kim Bảng - TTDS-KHHGĐ Hưng Nguyên (Thực hiện)