[6] [dansohungnguyen] [slider-top-big] []
You are here: Home / , VAI TRÒ CỦA CẤP ỦY, CHÍNH QUYỀN TRONG CÔNG TÁC LÃNH ĐẠO, CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC DS/KHHGĐ TẠI HUYỆN QUỲNH LƯU, ĐẶC BIỆT CÁC XÃ VEN BIỂN

VAI TRÒ CỦA CẤP ỦY, CHÍNH QUYỀN TRONG CÔNG TÁC LÃNH ĐẠO, CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC DS/KHHGĐ TẠI HUYỆN QUỲNH LƯU, ĐẶC BIỆT CÁC XÃ VEN BIỂN

(Dansohungnguyen.com). Như chúng tôi đã đưa tin, ngày 07/7/2014, Tại thị xã Cửa Lò, Chi cục Dân số-KHHGĐ tỉnh Nghệ An tổ chức Hội thảo “các giải pháp hiệu quả nhằm giảm mức sinh, giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên ở các huyện đồng bằng vùng ven biển”
 Sau khi khai mạc Hội thảo của đồng chí Nguyễn Thị Hồng Hoa, Phó Giám đốc Sở Y tế, Chi cục trưởng Chi cục Dân số-KHHGĐ tỉnh Nghệ An, Phát biểu chào mừng của Phó chủ tịch UBND kiêm Trưởng Ban chỉ đạo thực hiện công tác Dân số - KHHGĐ thị xã Cửa Lò; có 6 đơn vị tham gia tham luận tại Hội thảo; Dansohungnguyen.com trân trọng gửi tới bạn đọc bài tham luận của đồng chí Hồ Ngọc Dũng – UV BTV Huyện ủy – Phó Chủ tịch UBND,  Trưởng ban chỉ đạo công tác Dân số - KHHGĐ huyện Quỳnh Lưu với nội dung " VAI TRÒ CỦA CẤP ỦY, CHÍNH QUYỀN TRONG CÔNG TÁC LÃNH ĐẠO, CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC DS/KHHGĐ TẠI HUYỆN QUỲNH LƯU, ĐẶC BIỆT CÁC XÃ VEN BIỂN"
Đồng chí Hồ Ngọc Dũng – UV BTV Huyện ủy – Phó Chủ tịch UBND,  Trưởng ban chỉ đạo công tác Dân số - KHHGĐ huyện Quỳnh Lưu - Ảnh Kim Bảng
Dưới đây là toàn văn nội dung bài tham luận:
Từ tháng 7/2013, sau khi chia tách địa giới hành chính thành lập Thị xã Hoàng Mai, huyện Quỳnh Lưu còn 33 xã, thị trấn, dân số trên 283.787 người; trong đó có 10 xã ven biển với 86.242 người dân, chiếm tỷ lệ 30,2% dân số toàn huyện; 15 xã có giáo dân, chiếm 13% dân số; 8 xã miền núi và 2 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn. Quỳnh Lưu thuộc các huyện đồng bằng nhưng người dân tộc chiếm 0,7%.
So mặt bằng chung của huyện, các xã ven biển, vùng giáo có mức sinh và người sinh con thứ 3 cao hơn bình quân chung của huyện. Riêng các xã ven biển, năm 2009, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên: 28,73%, cuối năm 2013, tỷ lệ: 28,63%, giảm so với 4 năm trước đây chỉ 0,1% và 6 tháng đầu năm 2014, đang ở mức cao là: 26,5%. Tỷ lệ giới tính khi sinh có xu hướng tăng nhanh nam, giảm nữ. Năm 2009, số bé trai/bé gái: 105/100, đến năm 2013, tỷ lệ: 118/100 và 6 tháng đầu năm 2014, tỷ lệ: 122,8/100.
Năm 2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 52/2009/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Kiểm soát dân số các vùng biển, đảo và ven biển giai đoạn 2009-2020", Nghệ An là một trong 28 tỉnh, thành trong cả nước được thụ hưởng Đề án 52. Quỳnh Lưu là 1 trong 6 huyện, thị xã triển khai Đề án 52. Đây là thuận lợi cơ bản, giúp Quỳnh Lưu và các huyện vùng ven biển thực hiện tốt công tác dân số, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giúp người dân có điều kiện cải thiện đời sống vật chất, tinh thần, được tư vấn về kiến thức chăm sóc sức khỏe và tiếp cận với các dịch vụ y tế xã hội cơ bản...
Là huyện dân số đông, kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và tuy tỷ lệ hộ nghèo dưới 7% nhưng nhìn chung đời sống của nhân dân Quỳnh Lưu còn khó khăn; vùng ven biển, vùng giáo đông con; vùng miền núi khó khăn trong đi lại, khó tiếp cận các thông tin và công tác truyền thông. Trong nhiều nguyên nhân liên quan DS/KHHGĐ vùng ven biển, vùng giáo, nhưng cơ bản do người dân chưa nhận thức đầy đủ và vùng ven biển muốn sinh thêm con trai để có thêm lao động đi biển sau này; người dân lại luôn tiếp xúc môi trường nước nên tỷ lệ viêm nhiễm và bị các bệnh phụ khoa khá cao.
Từ thực tiễn và yêu cầu công tác DS/KHHGĐ trong các thời kỳ và giai đoạn mới, cấp ủy, chính quyền huyện luôn quan tâm, xác định đúng trọng tâm từng giai đoạn và hàng năm, ban hành nhiều văn bản, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo; MTTQ và các tổ chức, đoàn thể thực sự vào cuộc nên sau 5 năm thực hiện Đề án 52, Quỳnh Lưu đạt được một số kết quả quan trọng, góp phần tích cực trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện; mức sinh và tỷ lệ người sinh con thứ 3 giảm; tỷ lệ giới tính khi sinh nam/nữ thấp hơn bình quân chung của tỉnh.
 Để đạt được kết quả này, cấp ủy, chính quyền tập trung một số nhiệm vụ:
1. Rõ về chủ trương thông qua việc ban hành các Chỉ thị,NQ, các chương trình, kế hoạch như: Kế hoạch số 74/KH-HU ngày 11/8/2009; Chỉ thị số 19-CT/HU ngày 07/3/2014 của BCH Huyện ủy về việc tăng cường lãnh đạo công tác DS/KHHGĐ; Nghị quyết số 17-NQ/HĐND năm 2013 của HĐND huyện về một số chính sách dân số/KHHGĐ trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu; Quyết định 8530/QĐ-UBND ngày 04/12/2009 của UBND huyện về việc triển khai Đề án Kiểm soát Dân số vùng biển, ven biển và hàng năm xây dựng kế hoạch triển khai Đề án 52. Chương trình hành động số 2066/CTHĐ ngày 25/11/2009 của UBND huyện thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TU của BTV Tỉnh ủy và kế hoạch số 74-KH/HU của BTV Huyện ủy; Quyết định 01 ngày 11/01/2013 của UBND huyện quy định một số chính sách DS/KHHGĐ trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu. Các NQ, chỉ thị, chương trình kế hoạch sát tình hình thực tiễn, có tính khả thi cao; việc triển khai QĐ 76/ QĐ.UBND tỉnh, Quỳnh Lưu thực hiện nghiêm túc, mức đóng tự nguyện quỹ dân số ở mức cao; xử lý nghiêm các trường hợp, công chức, viên chức có chức vụ khi vi phạm. Điều này, có ý nghĩa lớn trong công tác tuyên truyền; yêu cầu cao đối với cán bộ để có điều kiện vận động bà con nhân dân trong thực hiện các chủ trương chung.
- Từ các Nghị quyết, chỉ thị, chương trình, kế hoạch, cấp ủy, chính quyền huyện yêu cầu Đảng ủy, chính quyền các xã, thị trấn, thủ trưởng các cơ quan, ban ngành xây dựng kế hoạch triển khai hàng năm. 100% xã, thị trấn, cơ quan đơn vị tổ chức ký cam kết không sinh con thứ 3 đối với cán bộ, công chức; các xóm tổ chức ký cam kết với xã nên có tác dụng tích cực và có đủ điều kiện khi xử lý vi phạm.
- Hàng năm, UBND huyện có quyết định giao chỉ tiêu về công tác DS/KHHGĐ cho các xã, thị trấn và là tiêu chí thi đua hàng năm. Cấp ủy huyện đã tổng kết 5 năm, thực hiện Nghị quyết 20, chỉ thị 09 của BTV tỉnh ủy gắn việc thực hiện chỉ thị 19 của BTV huyện ủy. Hàng năm, Ban Tuyên giáo tham mưu cấp ủy triển khai các đợt kiểm tra kết quả thực hiện nghị quyết, đánh giá vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền cơ sở trong việc thực hiện công tác DS/KHHGĐ, nhất là trách nhiệm cấp ủy trong thực hiện các các Nghị quyết của Đảng.
2. Trong chỉ đạo của UBND huyện, cụ thể nội dung, chọn việc cho năm, hàng tháng, hàng quý. Trong các năm 2013, 2014 tập trung các nội dung: Tổ chức ký cam kết trách nhiệm theo yêu cầu của tỉnh và thực tiễn của huyện; tăng cường công tác tư vấn, truyền thông; mỗi năm mở từ 2-3 đợt chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ; duy trì và thành lập mới, hướng dẫn hoạt động của các câu lạc bộ. Tổ chức các đợt giao ban, tăng cường sự phối hợp của chính quyền với MTTQ, các tổ chức, đoàn thể; lồng ghép chương trình DS/KHHGĐ trong xây dựng ĐSVHKDC, Nông thôn mới; tiêu chí gia đình văn hóa, làng văn hóa, dòng họ, tổ liên gia, tạo được tính đồng bộ, sức hấp dẫn; tạo dư luận xã hội, trách nhiệm ông bà, cha mẹ trong nhắc nhở, giáo dục con cái. Giao ngành giáo dục, tổ chức tốt các chương trình lồng ghép về giới, bình đẳng giởi, sức khỏe sinh sản; phối hợp hội phụ nữ triển khai 3 đề án, quan tâm công tác tư vấn, hỗ trợ; phối hợp các hội về trách nhiệm hội viên, đoàn viên. Chính sự chỉ đạo quyết liệt, rõ về trách nhiệm phối hợp nên kết quả đạt khá cao, tránh tư tưởng chủ quan, thoả mãn, buông lỏng trong lãnh đạo, chỉ đạo ở cấp uỷ, chính quyền cơ sở.
3. Giao Trung tâm DS/KHHGĐ huyện cung cấp đủ các tài liệu; tổ chức tốt, hiệu quả hoạt động truyền thông, giáo dục và tư vấn về DS-KHHGĐ với nội dung hình thức phù hợp theo nhóm đối tượng, vùng miền, nhất là việc thay đổi nhận thức người dân vùng ven biển, vùng giáo; nhân dân phải hiểu được: việc tăng dân số quá nhanh, mất cân bằng giới tính khi sinh, chất lượng dân số thấp,... sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của từng gia đình, sự phát triển kinh tế - xã hội, an ninh trật tự và bảo đảm các chính sách an sinh xã hội. Các cơ quan, đơn vị có người sinh con thứ 3 là ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của đơn vị, ảnh hưởng tính gương mẫu của cán bộ, đảng viên với nhân dân và quan trọng, cán bộ, đảng viên không thực hiện nghiêm túc chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của cấp ủy Đảng các cấp. Các trường hợp vi phạm được xử lý nghiêm túc, cán bộ có chức vụ tự nguyện làm đơn xin nghỉ; không xem xét thi đua, tăng lương, quy hoạch theo quy định. Năm 2012, tất cả các đảng bộ có đảng viên vi phạm chính sách DS/KHHGĐ không xem xét danh hiệu vững mạnh. UBND huyện có văn bản hướng dẫn UBND các xã, thị trấn về việc bố trí điều kiện làm việc, phối hợp công tác quản lý và thực hiện nhiệm vụ trên địa bàn đối viên chức chuyên trách dân số tại các xã, thị trấn.
4. Ngoài kinh phí của tỉnh bố trí, các chương trình mục tiêu, chương trình lồng ghép, hàng năm, UBND huyện đầu tư kinh phí từ 100- 120 triệu đồng; các xã bố trí và cấp kinh phí để triển khai các hoạt động theo yêu cầu của huyện và lĩnh vực ngành. Tập trung cho công tác tuyên truyền, truyền thông, hoạt động các CLB, tổ chức các hội thi, hoạt động BCĐ và các hoạt động khác.
5. Đưa tiêu chí thực hiện Chính sách DS/KHHGĐ trong đánh giá kết quả thi đua của các xã, thị trấn, các cơ quan đơn vị; không xét danh hiệu tập thể tiên tiến nếu trong năm có cán bộ sinh con thứ 3; cắt danh hiệu cá nhân, tập thể lãnh đạo nếu đơn vị vi phạm. Tổ chức tốt việc xây dựng điển hình tiến và tích cực nhân rộng điển hình; huyện giao Đài truyền thanh-truyền hình huyện tăng cường thời lượng phát thanh, tôn vinh các cá nhân, tập thể trong công tác DS/KHHGĐ; huyện tổ chức sơ kết, tổng kết, tuyên dương khen thưởng hàng năm.
Từ việc xác định các nhiệm vụ và triển khai 5 nội dung trên, nên Quỳnh Lưu đạt kết quả khá cao trong công tác DS/KHHGĐ.
Do là huyện vùng ven biển, nhiều xã miền núi, vùng giáo, nếu không tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, thường xuyên, đồng bộ, chắc chắn mức sinh và người sinh con thứ 3 sẽ tăng. Việc triển khai các hoạt động truyền thông, tư vấn, dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình, nhất là nếu dừng chương trình cấp miễn phí bao cao su, vòng, thuốc tránh thai sẽ khó khăn cho huyện và các xã ven biển. Hiện tại, các xã trích từ nguồn quỹ dân số để mua ( ngoài phần được cấp) nên thiếu kinh phí cho hoạt động tư vấn, truyền thông, khen thưởng và xây dựng các mô hình. Nên chăng, tỉnh nên đề nghị Trung ương duy trì chương trình cho các xã ven biển như 5 năm trước đây.
Kim Bảng - TTDS-KHHGĐ Hưng Nguyên (Thực hiện)