[6] [dansohungnguyen] [slider-top-big] []
You are here: Home / , BỆNH LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC

BỆNH LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC


Theo tổ chức y tế thế giới thì mỗi năm có khoảng 250 triệu người mắc các bệnh Lây truyền qua đường tình dục trong đó người trong độ tuổi sinh sản chiếm 10%. Tại Việt Nam ước tính có khoảng 800.000 đến 1.000.000 người mắc bệnh Lây truyền qua đường tình dục mỗi năm, trong đó Vị thành niên và thanh niêm chiếm khoảng 40%. Đây là thực trang đáng báo dộng bởi những bệnh Lây truyền qua đường tình dục để lại hậu quả hết sức nặng nề cho người bệnh và cho toàn xã hội.
Ảnh: Minh họa

          Bệnh lây truyền qua đường tình dục là bệnh có thể lây truyền từ người này sang người khác thông qua quan hệ tình dục “ không được bảo vệ” bằng đường âm đạo, hậu môn, miệng và cọ xát bộ phận sinh dục trước khi quan hệ tình dục.
Các bệnh lây qua đường tình dục gồm những bệnh như: Lậu; giang mai; bệnh hạ cam; nấm Candida albicans;  trùng roi (Trichomonas); Hecpec; Sùi mào gà; Viêm gan B; HIV/AIDS v.v... Một số bệnh còn lây qua đường tiêm chích, qua nhận máu,  lây truyền từ mẹ sang con (HIV/AIDS; viêm gan B).       
 Các bệnh lây truyền qua đường tình dục không phân biệt tuổi tác, giới tính, hay tình trạng hôn nhân (có gia đình/chưa có gia đình). Việc có quan hệ tình dục với người có bệnh bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh nếu không biết cách phòng tránh. Thực tế, có rất nhiều  bệnh lây truyền qua đường tình dục khi mới mắc phải không có biểu hiện triệu chứng rằng bạn đã bị nhiễm bệnh như: Viêm gan B, HIV/AIDS ... Còn một số bệnh khi mắc phải người bệnh cảm thấy khó chịu, đau rát ở bộ phận sinh dục; Phụ nữ ở bộ phận sinh dục ra khí hư màu vàng mùi hôi. Nam giới có thể có dịch vàng hoặc mủ trắng ở lỗ quy đầu; Sốt không rõ nguyên nhân; Ngứa âm đạo, âm hộ, bỏng rát bao quy đầu, sưng hay đau vùng bìu đái; Đái rắt đái buốt; Có những mụn nhỏ lổn nhổn ở bộ phận sinh dục, hậu môn. Vết lở, loét ở cơ quan sinh dục (có thể đau hoặc không đau). Có cảm giác đau rát, buốt khi đi tiểu, chảy mủ đường tiểu; Đau khi giao hợp; Chảy máu bất thường ngoài kỳ kinh.
Khi có những dấu hiện trên bạn nên đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời tránh lây truyền sang cho bạn tình của mình. Để phòng bệnh Lây truyền qua đường tình dục các cá nhân, cặp vợ chồng cần thực hiện:
Rửa bộ phận sinh dục hàng ngày
Quan hệ tình dục thuỷ chung thủy một bạn tình
Không giao hợp với người bị mắc bệnh
Quan hệ tình dục an toàn bằng cách sử dụng bao cao su đúng cách khi có quan hệ với người có nguy cơ cao mắc bệnh LTQĐTD
Cẩn thận khi phải tiếp xúc với những vật có dính máu tươi hay dịch tiết đường sinh dục
Khi có ý định có thai, người phụ nữ cần đến cơ sở y tế để được tư vấn trước khi mang thai để tránh lây truyền sang cho con
Phụ nữ đã bị nhiễm HIV không nên mang thai.
Việc điều trị bệnh Lây truyền qua đường tình dục cần điều trị đúng theo chí dẫn của các bộ y tế. Động viên bạn tình, vợ/ chồng cùng đi khám để điều trị. Không nên quan hệ tình dục khi đang điều trị và khi chưa khỏi bệnh.
Bệnh Lây truyền qua đường tình dục nếu không phòng tránh và điều trị kịp thời sẽ để lại hậu quả nặng nề cho bản thân và những người quan hệ tình dục với mình cũng như sẽ ảnh hưởng đến quá trình mang thai sinh đẻ của người phụ nữ như:  Gây vô sinh, Nguy cơ chửa ngoài tử cung, sẩy thai, đẻ non. Trẻ sinh ra dễ bị mù lòa, viêm phổi và trì độn; tử vong (Viêm gan B, HIV/AIDS..)v.v…
 Các bệnh Lây truyền qua đường tình dục có thể phòng ngừa bởi vậy các cá nhân, các cặp vợ chồng cần tìm hiểu những kiến thức về bệnh để biết nguyên nhân, triệu chứng, hậu quả, cách phòng tránh của những bệnh này nhằm bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân mình, cho cộng đồng xã hội đặc biệt là căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS./

                                                                                              Ngô Thị Tuyên
Trung tâm Dân số -KHHGĐ huyện