[6] [dansohungnguyen] [slider-top-big] []
You are here: Home / , , Kỹ năng vận động ( phần 2): Xây dựng thông điệp vận động

Kỹ năng vận động ( phần 2): Xây dựng thông điệp vận động


Thông điệp vận động
(Dansohungnguyen.com). Trong kỹ năng vận động bao gồm kỹ năng thuyết phục; Kỹ năng phối hợp thống nhất hành động với các tổ chức và cá nhân có ảnh hưởng khác tại cộng đồng và Kỹ năng xây dựng thông điệp vận động. Trong phạm vi bài viết ở phần 1 đã trình bày 2 kỹ năng đầu; nay trao đổi cùng các anh chị  nội dung Kỹ năng xây dựng thông điệp vận động.
Thông điệp là nội dung cơ bản được trình bày ngắn gọn, súc tích, thuyết phục về một số vấn đề nào đó mà người truyền muốn chuyển đến người nhận nhằm đạt được mục tiêu nhất định. Trong vận động, thông điệp là mục tiêu vận động được trình bày ngắn gọn và thuyết phục. Thông điệp là mục tiêu đã được cụ thể hoá của quá trình vận động cho từng nhóm đối tượng. Trong vận động dân số, phát triển và SKSS thông điệp được hiểu là những nội dung được trình bày ngắn gọn, thuyết phục về việc hoàn thiện môi trường chính sách, huy động nguồn lực cần thiết và sự ủng hộ của dư luận xã hội để thực hiện các hoạt động dân số - phát triển và SKSS. Hay nói cách khác, thông điệp vận động là thông tin ngắn gọn, mang tính thuyết phục, gắn với mục tiêu vận động truyền đến đối tượng nhằm chuyển đổi hành vi
Mục đích cơ bản của thông điệp: Tạo ra hành động mà đối tượng được vận động sẽ thực hiện. Vì vậy, thông điệp phải chứa đựng hành động cụ thể mà đối tượng của vận động cần thực hiện. Những hành động nằm trong thông điệp vận động dân số - phát triển và SKSS là: hoàn thiện môi trường chính sách, huy động nguồn lực và thu hút sự đồng tình của dư luận xã hội để thực hiện các hoạt động dân số - phát triển và SKSS.
Vai trò của thông điệp trong vận động.
Trong vận động mỗi vấn đề đều cần có một thông điệp cốt lõi. Thông điệp là một thành tố quan trọng, không thể thiếu được của vận động. Khi thông điệp được xây dựng thích hợp  với các đối tượng của vận động và được truyền tải tới các đối tượng thì họ sẽ nhận thức được sự cần thiết hành động. Nói cách khác, thông điệp là cách hiệu quả nhất tạo nên nhận thức về các vấn đề cần vận động cho các đối tượng cần vận động, đó chính là cơ sở để ủng hộ các mục tiêu của vận động.
Trong vận động Dân số - Phát triển và SKSS, thông điệp giúp cho đối tượng được vận động có nhận thức sâu hơn các kiến thức Dân số - Phát triển và SKSS, để từ đó có những hành động hợp lý trong việc hoàn thiện chính sách, huy động nguồn lực và thu hút sự ủng hộ của dư luận xã hội để thực hiện các hoạt động nguồn lực và thu hút sự ủng hộ của dư luận xã hội để thực hiện các hoạt động Dân số - Phát triển và SKSS.
Các yếu tố của thông điệp vận động
1, Nội dung
Nội dung là tư tưởng cơ bản của thông điệp. Nội dung của thông điệp bao gồm mục tiêu muốn đạt được, lý do để đạt mục tiêu, cách thức để đạt mục tiêu và những hành động mong muốn đối tượng được vận động thực hiện. Đây được coi là thông điệp cốt lõi.
2, Ngôn ngữ:
Ngôn ngữ là từ ngữ bạn dùng để truyền thông điệp. Từ ngữ có rõ ràng không, hay có khả năng mỗi đối tượng (mỗi người) hiểu thông điệp một cách? ngôn ngữ có thích hợp với đối tượng không?
3, Người truyền thông điệp
Người truyền thông điệp là người sẽ chuyển tài thông điệp đến người nhân. Người truyền thông điệp có được  lãnh đạo coi là đáng tin cậy không? Có thể huy động cả những người có uy tín làm người truyền thông điệp.
4, Hình thức/phương tiện: Hình thức hoặc phương tiên là kênh truyền thông bạn sử dụng để truyền thông điệp. Hình thức nào để tiếp cận lãnh đạo hiệu quả nhất. Hình thức truyền thông điệp hiệu quả là:
o       Viết thư
o       Gặp mặt trực tiếp
o       Vận động hành lang
o       Gọi điện thoại
o       Mít tinh
o       Biểu diễn văn nghệ
o       Truyền thông đại chúng.
          4, Thời gian và địa điểm
          Lựa chọn thời điểm và địa điểm tốt nhất để truyền thông điệp sao cho nâng cao độ tin cậy của thông điệp hoặc tạo cho thông điệp có tác động chính trị hơn.
          Các yếu tố trên có thể được xếp thành hai nhóm là có lời và không có lời.
·               Nhóm yếu tố có lời bao gồm nội dung thông điệp và ngôn ngữ, hình ảnh của thông điệp. Nhóm yếu tố này giúp cho đối tượng được vận động nhận thức được vấn đề gì cần vận động? Vai trò hoặc hậu quả của vấn đề đến một hoặc nhiều nhóm dân chúng như thế nào? Cuối cùng, thông qua nội dung và ngôn ngữ, hình ảnh của thông điệp, đối tượng được vận động biết phải làm gì để giải quyết vấn đề đó.
·               Nhóm yếu tố không lời bao gồm người truyền thông điệp, địa điểm và thời gian truyền thông điệp. Nhóm yếu tố này giúp cho người được vận động có niềm tin vào tính đúng đắn của thông điệp.
          * Nguyên tắc xây dựng thông điệp vận động
·               Thông điệp phải gắn với mục tiêu của vận động;
·               Tạo ra thông điệp ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu nhưng đảm bảo tính khoa học đúng đắn;
·               Thông điệp đáp ứng tối đa nhu cầu và nguyện vọng của mỗi nhóm đối tượng được vận động, tức là thông điệp phải phản ánh lợi ích của đối tượng được vận động;
·               Thông điệp phải tạo được niềm tin cho đối tượng được vận động;
·               Thông điệp phải có lời kêu gọi các đối tượng được vận động có hành động thực hiện các giải pháp của vận động.

          * Các bước xây dựng và truyền thông điệp vận động
          1, Xác định vấn đề và nội dung cần vận động
          Đây là bước xây dựng nội dung cốt lõi cho thông điệp. Cụ thể, phải xác định được:
-         Vấn đề cần truyền tải đến đối tượng được vận động là gì? Tại sao chọn vấn đề đó để truyền tải (xác định thông tin cơ sở của thông điệp);
-         Tác động tích cực và hạn chế của vấn đề đó đến một hoặc tất cả các nhóm dân chúng như thế nào?
-         Đối tượng cần vận động nên và có thể phải làm gì để giải quyết vấn đề đó.
          2, Xác định đối tượng cần vận động
          Khi xây dựng thông điệp vận động cần xác định đối tượng được vận động. Đối tượng được vận động được xác định theo các đặc trưng nhân khẩu học – xã hội: như giới tính, độ tuổi, học vấn, nghề nghiệp, địa bàn cư trú, địa bàn công tác, vị thế xã hội, tình trạng hôn nhân…
          Theo tiêu chí vị thế xã hội, có thể thấy cơ cấu đối tượng của các thông điệp vận động như sau:
          Nhóm các nhà lãnh đạo tham gia hoạch định chính sách/ người ra quyết định: Đây là những người có quyền lực hoặc thẩm quyền để thực hiện hành động nhằm tạo dựng những thay đổi mà vận động mong muốn. Vì vận động có liên quan đến việc hoàn thiện luật pháp, chính sách và các chế định văn hoá, nên người ra quyết định bao gồm các nhà làm luật, các bộ trưởng, các chuyên viên cao cấp của Nhà nước hoặc những người quản lý chương trình. Các chức sắc tôn giáo, già làng, trưởng bản hoặc những người quản lý chương trình. Các chức sắc tôn giáo, già làng, trưởng bản hoặc những người đứng đầu cộng động thường có  thẩm quyền và ảnh hưởng đáng kể trong chương trình vận động, đặc biệt ở cấp cộng đồng. Những người ra quyết định là đối tượng quan trọng nhất trong chương trình vận động vì sự hoạt động hoặc không hoạt động của họ ra quyết định trực tiếp đến tác động của vận động. Nhóm này thường có trình độ văn hoá cao, có vai trò và vị thế xã hội lớn, có thu nhập khá… Nhưng cần phân loại theo giới tính, địa bàn công tác, độ tuổi, vai trò, vị thế xã hội của họ ở mức độ nào?...
          Nhóm những người hưởng lợi: Là những cá nhân hoặc nhóm nhận được phúc lợi trực tiếp từ kết quả tích cực của can thiệp vận động. Đây là những người có thể huy động để trở thành người đi vận động đáng tin cậy và thuyết phục nhất.
          Theo khía cạnh thực trạng nhận thức, thái độ của đối tượng được vận động có thể có cơ cấu theo mức độ hiểu biết đúng sai, khả năng phù hợp giữa nhận thức của họ và vấn đề cần vận động như sau:
          Nhóm đối tác ủng hộ cần lôi kéo: bao gồm tất cả những cá nhân, nhóm và tổ chức cam kết cùng giải quyết một vấn đề theo cùng một quan điểm. Trong vận động, cần xây dựng mối quan hệ đối tác, xác định các đối  tác với sự đóng góp rất quan trọng của họ trong vận động.
          Nhóm những người phản đối: là những cá nhân hoặc nhóm có quan điểm khác biệt hoặc đối lập về vấn đề đang được vận động. Đây là những người có nhận thức và niềm tin khác về vấn đề đang vận động.
          Ví dụ: Nhiều nhóm tôn giáo ủng hộ quy mô gia đình nhỏ để có điều kiện chăm sóc trẻ em đầy đủ và tốt hơn, nhưng họ không đồng tình với việc sử dụng một số biện pháp KHHGĐnhâtá định nào đó.
          Nhóm bàng quan: Không thể hiện thái độ quan tâm hay phản đối.
          Ở đây cũng cần phân loại theo đặc trưng nhân khẩu học – xã hội.
          Mục tiêu của vận động Dân số - Phát triển và SKSS là phải tạo ra được sự hoàn thiện môi trường chính sách, huy động được nguồn lực cần thiết và thu hút sự ủng hộ của dư luận xã hội để thực hiện các hoạt động Dân số - Phát triển và SKSS. Như vậy, có thể có 3 nhóm đối  tượng cần truyền tải thông điệp:  Nhóm đối tượng hoàn thiện chính sách (những nhà hoạch định chính sách, Trung ương Đảng, Quốc hội); Nhóm đối tượng huy động nguồn lực (Chính phủ, lãnh đạo các bộ ngành, các tổ chức xã hội); Nhóm đối  tượng thu hút sự ủng hộ của dư luận xã hội (truyền thông đại chúng).
          3, Xác định kênh truyền thông điệp
          Do mỗi kênh truyền thông điệp đòi hỏi phải có thông điệp phù hợp, nên trước tiên, cần xác định được sở thích và thói quen tiếp nhận các kênh truyền thông của các đối tượng được vận động. Cần phải biết họ thường thích và tiếp nhận thông tin qua kênh nào, truyền thông trực tiép hay truyền thông gián tiếp. Trong mỗi loại truyền thông đó, sẽ có một hoặc một vài kênh phù hợp với mỗi nhóm đối tượng cần vận động.
          Truyền thông trực tiếp thông qua:
-         Các cuộc gặp chính thức hoặc không chính thức;
-         Các cuộc trò chuyện thân mật trong những cuộc họp xã hội, chính trị, tôn giáo…. Như hội làng, họp làng, gặp mặt trong triển lãm thương mại…;
-         Các cuộc họp ngắn;
-         Các chương trình tham quan thực tế.
          Truyền thông gián tiếp
     Tài liệu viết hoặc in ấn
-         Bản tóm lược thông tin: Là những tài liệu từ 2 đến 4 trang, mô tả vấn đề, thực trạng, có thể làm gì để cải thiện tình hình, điều đó có ảnh hưởng như thế nào đến mọi người hoặc nhóm người, tại sao nó là quan trọng, làm thế nào để có thể giải quyết vấn đề, đối tượng vận động cần có những hành động gì. Bản tóm lược thông tin cần được viết một cách đơn giản, không có các thuật ngữ chuyên môn. Các ý tưởng tranh luận nên dựa trên dữ liệu thực tế và nếu có thể thì trích dẫn các số liệu thống kê. Nên cung cấp các bảng, biểu, tranh, ảnh minh hoạ làm bằng chứng cùng với văn bản. Trong bản tóm lược thông tin chỉ nên tập trung vào một vấn đề.
-         Sách hoặc tài liệu hướng dẫn bỏ túi: Nguyên tắc chuẩn bị tương tự như làm bản tóm lược thông tin. Tuy nhiên, sách hoặc tài liệu hướng dẫn bỏ túi chứa đựng nhiều vấn đề hơn. Ở cuối tài liệu, cần tóm lược những vấn đề đã bàn và làm thế nào để có thể giải quyết vấn đề đó.
Các phương tiện điện tử, video và truyền thông đại chúng:
-         Trình bày bằng máy tính
-         Trình bày bằng máy chiếu hoặc máy chiếu đa năng
-         Trình bày những đoạn băng video và phim tư liệu ngắn
-         Các bài báo hoặc tạp chí
-         Các chương trình phát thanh, phát hình qua đài hoặc tivi
          Khi đã xác định được kênh truyền thông điệp phù hợp với đối tượng, cần xây dựng thông điệp sao cho phù hợp với các kênh truyền tải đó.
          Lưu ý:
Ø     Cần phải sử dụng kênh, cơ quan truyền thông điệp (cá nhân, tổ chức, truyền thông đại chúng…) tin cậy và có uy tín. Điều này có hiệu quả rất lớn trong việc thuyết phục những  nhà hoạch định chính sách, những người ra quyết định và những người có thế lực khác.
Ø     Cần lập lại thông điệp một cách nhất quán qua các kênh truyền tải thông điệp khác nhau để tránh nhàm chán.
          Ví dụ: Khi truyền tải vấn đề cần vận động “Chăm sóc sức khoẻ sinh sản cho vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người”.
Ø     Đối  tượng là Trung ương Đảng thì kênh truyền tải thông điệp: Các cuộc họp, hội thảo, gặp gỡ và vận động hành lang kết hợp với việc sử dụng tờ in, sách mỏng, băng video… Cơ quan truyền thông điệp: Các ban của Đảng, Bộ Y tế, Tổng cục Dân số - Kế hoạch hoá gia đình, Uỷ ban Dân tộc và các cơ quan truyền thông đại chúng.
Ø     Với đối tượng là Quốc hội thì kênh truyền tải thông điệp: các cuộc họp, hội thảo, gặp gỡ và vận động hành lang kết hợp với việc sử dụng tờ tin, sách mỏng, băng video… Cơ quan truyền thông điệp: Hội đồng dân tộc của Quốc hội, Uỷ ban Dân tộc miền núi, Uỷ ban các vấn đề xã hội của Quốc hội, Bộ Y tế, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục Dân số - Kế hoạch hoá gia đình, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các cơ quan thông tin đại chúng.
          4, Xác định thời gian và địa điểm truyền thông điệp
          Lựa chọn thời gian và địa điểm truyền thông điệp sao cho nâng cao trình độ tin cậy của thông điệp hoặc tạo cho thông điệp có tác động chính trị hơn nữa. Có thể chọn thời điểm có sự kiện chính trị xã hội, ngày lễ của quốc tế, quốc gia và địa phương để gắn với việc vận động.
          Khi truyền thông điệp việc nhắc lại thông điệp rất quan trọng. Các đối tượng được vận động lĩnh hội thông điệp tốt hơn rất nhiều nếu như thông điệp đó được tuyên truyền nhiều lần.
          Trong vận động, có thể phải xây dựng nhiều thông điệp cho nhiều đối tượng. Cần lựa chọn thời gian để truyền tải thông điệp đến đối tượng nào trước đến đối tượng nào sau và khoảng cách thời gian giữa các lần truyền tải thông điệp để nâng cao hiệu quả của cuộc vận động.
-         Ví dụ: Đối tượng là Trung ương Đảng thì thời gian và địa điểm cung cấp thông tin: định kỳ vào các hội nghị Trung ương của Đảng, các kênh truyền thông đại chúng, báo Nhân Dân, tạp chí Cộng sản.
-         Đối tượng là Quốc hội thì thời gian và địa điêm cung cấp thông tin là vào các kỳ họp Quốc hội, các cuộc trao đổi, các kênh thông tin.
          5, Dùng ngôn ngữ/ hình ảnh thể hiện vấn đề cần vận động
     Ngắn gọn, đơn giản, dễ nhớ.
Nội dung của thông điệp phải đáp ứng được nhu cầu, lợi ích của
mỗi nhóm đối tượng được vận động
-         Đối với nhóm những người ra quyết định (hoạch định chính sách): xuất phát từ mục tiêu của vận động là tạo ra một sự thay đổi trong chính sách hoặc chương trình, nên cần có thông điệp vận động trực tiếp đối với những người ra quyết định và những người có ảnh hưởng tới họ. Thông điệp vận động đối tượng này cần ngắn gọn, súc tích và thuyết phục. Những nội dung đưa vào cần dựa trên các dữ kiện, số liệu thực tế, đặc biệt phải đưa các lợi ích chính trị, kinh tế, xã hội vào các thông điệp để thu hút được sự quan tâm của họ.
-         Đối với nhóm hưởng lợi trực tiếp: Đây là quần chúng nhân dân, những người được tận hưởng các chương trình, chính sách. Nội dung thông điệp dành cho họ cần đơn giản, rõ ràng, ngắn gọn, có tính thuyết phục và có định hướng hành động. Nhân dân muốn biết rõ chương trình sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới họ hoặc mang lại lợi ích gì cho họi và mang lại như thế nào.
-         Đối với nhóm đối tác: Thông điệp phải nhấn mạnh vào những nội dung có liên quan trực tiếp đến lợi ích của họ. Đặc biệt, cần cho họ thấy họ sẽ có lợi ích khi vấn đề đó được giải quyết. Trong thông điệp vận động cho nhóm người này, nên có những số liệu để nội dung thông điệp sâu sắc và có tính thuyết phục.
-         Đối với nhóm người chưa ủng hộ: các thông điệp vận động cần có nội dung thể hiện những lợi ích mà vấn đề vận động có thể đem lại cho họ.


KIM BẢNG
Trung tâm Dân số-KHHGĐ huyện Hưng Nguyên